Thành phố Hà Nội: Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm báo cáo sai sự thật có hệ thống, “bao che” cho tham nhũng | ||||
Báo cáo sai sự thật có hệ thống, “bao che” cho tham nhũng Nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trở thành điểm nóng nhức nhối, khiếu kiện kéo dài, vi phạm trật tự xây dựng đô thị, lấn chiếm đất đai, hình thành đường dây tham nhũng và “bao che” tham nhũng. Ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận là người giải quyết các vụ việc. Vụ 11A Tông Đản vỡ lở, những công văn ông Hoa kí báo cáo với Thủ tướng sai sự thật, chưa giải quyết xong các nội dung khiếu kiện (báo cáo xong từ năm 2011) bị vạch trần. Hiện tại, những vi phạm ở số nhà này mới giải quyết nửa vời dân vẫn khiếu kiện. Cũng vụ 11A Tông Đản, ông Hoa còn là thành viên “Đoàn kiểm tra của quận”, đến mở cửa nhà vắng chủ khi không có lệnh khám nhà. Bị tố cáo, ông Hoa “chế” ra văn bản trả lời, đây là “Đoàn kiểm tra” liên ngành do ông làm Trưởng đoàn. Cho dù là “Đoàn kiểm tra” mà tự tiện mở cửa nhà dân, cũng là phạm pháp. Vụ nhà 18 Ngô Quyền là điểm nóng kéo dài 6 năm qua, hàng loạt công văn, văn bản do ông Nguyễn Quốc Hoa báo cáo cũng sai sự thật. Tại báo cáo số 33/BC-UBND ngày 19/3/2009 ông Hoa kí, gửi Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các ban ngành của UBND thành phố và quận “…đến nay cơ bản các vi phạm về trật tự xây dựng tại 18 Ngô Quyền của hộ bà Vũ Thị Hồng và ông Trịnh Tuấn Tòng đã được UBND quận, phường và các cơ quan chức năng giải quyết xong”. Nhưng chỉ vài tháng sau, ngày 17/3/2010 UBND thành phố lại có thông báo số 68/TB-UBND, chỉ rõ có 17 hạng mục yêu cầu xử lí tại nhà 18 Ngô Quyền. Thông báo này như vạch rõ sự “gian dối” của ông Hoa, khiến ông Hoa lại phải liên tiếp ra các quyết định khác vào các năm 2010, 2011, 2012, xử lí vi phạm tại nhà số 18 Ngô Quyền. Các quyết định này báo cáo với cấp trên “đã giải quyết triệt để”, nhưng thực tế sai phạm vẫn được “bao che”, người dân vẫn tiếp tục tố cáo. Ngày 20/3/2013 Quận ủy Hoàn Kiếm có văn bản số 300/TB-QU kết luận việc giải quyết đơn tố cáo của ông Trịnh Tuấn Tòng tại 18 Ngô Quyền: “Vụ việc ở số nhà này còn một số nội dung chưa giải quyết triệt để, yêu cầu UBND quận thành lập tổ công tác, kiểm tra thực tiễn, xử lí triệt để theo đúng quy định của pháp luật. Xử lí dứt điểm vụ việc báo cáo Quận ủy và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy trước ngày 15/4/2013”. 6 lần cưỡng chế “vẫn y nguyên” Chỉ đạo của Quận ủy lại bị ông Nguyễn Quốc Hoa “coi thường”, vụ việc 18 Ngô Quyền vẫn “giẫm chân tại chỗ”, thách thức pháp luật. Ngày 2/5/2013, ông Trịnh Tuấn Tòng tiếp tục tố cáo và kiến nghị khẩn cấp. Thực tế sau 8 lần quận ra quyết định cưỡng chế, nhưng đều ưu ái để bà Vũ Thị Hồng tự nguyện khắc phục sai phạm. Kết quả sau 6 lần cưỡng chế không xử lí được hạng mục nào, nhưng từ phường đến quận đều báo cáo “đã xử lí xong” khiến người dân mất lòng tin vào chính quyền cơ sở. Lần cưỡng chế thứ bảy xử lí được một hạng mục cắt rào chắn 50m2 ban công. Lần thứ tám ngày 14/4/2013, quận để bà Hồng tự khắc phục. Kết quả 17 hạng mục cần xử lí theo thông báo của UBND thành phố đến nay mới xử lí được 5. Trong số 8 hạng mục chưa xử lí có tầng ba xây dựng không phép; việc kinh doanh ăn uống trái phép… biến nơi đây thành điểm nóng về an ninh trật tự. Ông Hoa miễn cưỡng trả lời công dân về việc xử lí 8 hạng mục còn lại: “Chỉ xem lại một hạng mục dỡ bỏ trần bê-tông sàn thép, các hạng mục khác các hộ dân tự xử với nhau”… Cũng khó xử lí, vì ông Hoa chỉ là cấp dưới, những vi phạm ở 18 Ngô Quyền dính líu đến việc vợ Bí thư Quận ủy là bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Kinh tế cấp giấy phép đăng kí kinh doanh cho bà Hồng. Vợ cấp giấy phép, chồng xử lí sao được? Cấp dưới như ông Hoa, cũng chỉ xử lí một hạng mục lấy lệ cho xong, nếu xử lí triệt để, bà Hồng sẽ kiện vợ chồng ông Bí thư Quận ủy và ông Hoa sẽ khó có thể yên vị ở chiếc ghế này.
Ngày 24/4/2009, bà Vũ Thị Tám ở 28 Hàng Vôi có đơn xin cấp giấy phép xây dựng gửi UBND quận Hoàn Kiếm. Đơn có chữ kí của bà Tám và bốn con. Sau năm ngày nhận đơn, ngày 29/4/2009 ông Hoa kí giấy phép xây dựng số 90. Giấy phép trái pháp luật, vì 55m2 này là diện tích do Nhà nước quản lí, thuộc phần đất công trình chung của các hộ trong khu nhà 28 Hàng Vôi trước đây. Gia đình bà Tám không có văn bản nào xác nhận phần đất này thuộc quyền sử hữu. Ngày 21/5/2010 ông Hoàng Phương Đông (đang ở Hoa Kỳ) hộ khẩu thường trú tại 28 Hàng Vôi, có đơn gửi UBND thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm và phường Lý Thái Tổ, tố cáo Hoàng Kim Đồng (anh trai, người đã bị Tòa án Quân sự Quân khu 7 xử 10 năm tù giam về tội đảo ngũ cướp của, giết người), đơn phương tổ chức xây dựng lại nhà 28 Hàng Vôi, không bàn bạc với mọi người trong gia đình. Sau khi xây dựng 6 tầng nhà trên diện tích 55m2, kẻ giết người tiếp tục xây dựng không phép từ tầng 3 đến tầng 5 diện tích liền kề 65m2 (trên nóc tầng một nhà dân thuê nhà Nhà nước). Qua đơn tố cáo của ông Đông, đối chiếu với các chữ kí trong đơn xin phép xây dựng nhà ngày 24/4/2009 của hộ bà Tám (mẹ của Hoàng Kim Đồng), trong 5 chữ kí có 4 chữ kí của Hoàng Kim Anh, Hoàng Phương Đông, Hoàng Phương Hạnh và bà Vũ Thị Tám, là các chữ kí giả. Như vậy giấy phép số 90 ngày 24/4/2009 do Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa cấp cho gia đình bà Tám được dựa trên hồ sơ, các chữ kí giả. Diện tích 65m2 tại tầng 2 nhà 28 Hàng Vôi do Hoàng Kim Đồng đứng ra xây dựng, không có giấy phép. Sau nhiều lần ra quyết định đình chỉ xây dựng (nhưng không có hiệu lực). Ngày 29/1/2010 UBND phường Lý Thái Tổ có quyết định số 12/QĐCC-CTUBND cưỡng chế trong thời gian 5 ngày kể từ ngày ban hành quyết định. Vụ việc này cơ quan báo chí đã làm việc với ông Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Quốc Hoa. Đến nay đã qua 4 năm, ngôi nhà xây dựng trái pháp luật của kẻ giết người vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức pháp luật, hay nó được tồn tại bởi được ông Hoa “bao che”, như việc ông đã cấp giấy phép xây dựng số 90 ngày 29/4/2009 theo đơn xin cấp giấy phép xây dựng có 4/5 chữ kí giả. Nhóm PVĐT |
Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013
Vụ Hoàn Kiếm - băng nhóm bảo kê tham nhũng kéo dài.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét