Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Công dân tỉnh Bình Dương tố cáo quan chức tỉnh.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________________
ĐƠN TỐ CÁO
Đối với ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch
và ông Trần Văn Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương.
________________________________ 
Kính gởi: Thủ tướng chính phủ.

                I.   Người tố cáo:
v   Nguyễn Văn Tốt, nơi Đăng ký Hộ khẩu thường trú: Tổ 4 Khu phố 7 thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
v   Địa chỉ liên hệ: ấp Bình Cơ, xã Bình Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
v   Điện thoại: 0917.246.672
         II.       Ngừơi bị tố cáo.
1.           Ông Lê Thanh Cung - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
2.           Ông Trần Văn Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương. (Ông Nam nguyên là Bí thư Huyện ủy Tân Uyên).
     III.       Nội  dung tố cáo.

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

"Chưa đủ sức sát thương 'giặc nội xâm' tham nhũng "


TP - Trò chuyện cùng Tiền Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến cho rằng việc chống tham nhũng (PCTN) vẫn dàn trải, thiếu trọng tâm vì vậy chưa đủ sức sát thương “giặc nội xâm” - tham nhũng.
Ông Lê Như Tiến
Ông Lê Như Tiến.
Công khai quá trình xử lý án tham nhũng
Tại cuộc họp thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn tinh vi, phức tạp, khó phát hiện, ông có bình luận gì về nhận định này?
Đúng như nhận định của Thường vụ Quốc hội, qua tiếp xúc cử tri, và nhân dân vẫn chưa hài lòng và cho rằng công tác PCTN vẫn còn yếu, nhiều vụ tham nhũng lớn và điển hình vẫn chưa được đưa ra và xét xử, giặc tham nhũng chưa bị ngăn chặn và đẩy lùi. Và những vấn đề được bàn thảo trong phiên họp lần này đã được đại biểu Quốc hội nói tới trong nhiều năm nay, sẽ tiếp tục được thảo luận trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII vào tháng tới.
 Để việc kê khai tài sản hiệu quả, đích thực là “một viên đạn” bắn vào giặc tham nhũng chúng ta phải công khai bản kê khai đó... Chỉ có như vậy, mới tạo điều kiện cho tai, mắt của nhân dân tham gia phòng chống tham nhũng. Nếu không, coi như chúng ta đã bịt mắt, che tai người dân 
ĐBQH Lê Như Tiến
Trước đây PCTN còn yếu kém, chúng ta cho rằng do hệ thống chính sách pháp luật bất cập, bộ máy chưa hoàn thiện, nhưng nay luật đã sửa, cơ quan chuyên trách đã có và được tổ chức đồng bộ từ T.Ư tới địa phương. Bên cạnh các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán, giám sát, chúng ta có cơ quan chuyên trách là Ban Nội chính T.Ư và Ban Nội chính các tỉnh.
Nói cách khác, tới thời điểm này chúng ta đã bày binh bố trận rầm rộ, nhưng giặc tham nhũng vẫn chưa bị tiêu diệt được bao nhiêu. Vì vậy, cũng có cử tri đặt câu hỏi có phải chúng ta đang án binh bất động vì còn “ém quân” chờ thời?
Tôi cho rằng trong việc xử lý các vụ án tham nhũng cần có cơ chế công khai theo thời hạn hàng tháng, hàng quý để người dân biết, dân kiểm tra. Nếu không người dân sẽ tiếp tục hoài nghi 
về PCTN.
Có phải tình hình chống tham nhũng đang rơi vào tình trạng “lắm sãi không ai đóng cửa chùa”, vì vậy giặc tham nhũng vẫn nằm ngoài tầm bắn?
Trong kinh tế, thời gian vừa qua vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải phân tán nguồn lực và kém hiệu quả. Trong PCTN, tôi cũng có cảm giác chúng ta vẫn chưa đánh vào trọng tâm, trọng điểm. Hay, nói như đại biểu Dương Trung Quốc, chúng ta chống “giặc nội xâm” - tham nhũng rất rầm rộ nhưng “chưa có viên đạn nào gây sát thương giặc”.
Hiện nay, việc xét xử những vụ tham nhũng có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, tha hóa đội ngũ cán bộ, ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và Nhà nước chưa được làm rốt ráo. Như các vụ án Vinashin, Vinalines… đã được báo chí, nhân dân nói đến rất nhiều, nhưng việc xử lý mới dừng lại ở những người đứng đầu các Tổng công ty đó. Theo tôi một mình các Tổng Công ty đó không thể gây ra hậu quả làm thiệt hại, thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng nếu không có sự buông lỏng, tạo kẽ hở, thậm chí tiếp tay của các cơ quan quản lý ở cấp cao hơn.
Vì thế công tác PCTN mới dừng ở thân, ngọn, chứ chưa tới gốc rễ của vấn đề. Muốn dò tới ngọn nguồn của tham nhũng, phải truy trách nhiệm của những người đứng đầu.
Chúng ta có nhiều cơ quan có chức năng chống tham nhũng nhưng lại thiếu cơ chế kết nối vì vậy để lỗ hổng cho tội phạm tham nhũng “lọt lưới”. Và để việc PCTN hiệu quả, tôi đề nghị cần có cơ quan PCTN độc lập.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ năm vừa qua phát hiện 73 vụ, nhưng chỉ có 4 người bị xử lý hình sự. Vậy việc xử lý trách nhiệm những người đứng đầu để xảy ra tham nhũng dường như còn “giơ cao, đánh khẽ”?
Mặc dù luật nêu nơi nào để xảy ra tham nhũng, người đứng đầu cơ quan đó phải chịu trách nhiệm. Nhưng việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng chưa đạt yêu cầu.
Phần lớn người đứng đầu có tâm lý không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Vì vậy khi cơ quan có tham nhũng, họ liền tìm cách che chắn, đậy điệm cho khéo, nếu không chính họ cũng phải chịu trách nhiệm liên đới. Vì thế, xảy ra hiện tượng chính người đứng đầu lại bao che, biến báo, nhào nặn để tội phạm tham nhũng trở thành những người chỉ mắc khuyết điểm, xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở. Điều này dẫn đến hệ quả, năm nào cũng đánh giá tham nhũng ngày càng “tinh vi, phức tạp”, nhưng khi được hỏi lại có câu trả lời “cơ quan của tôi không có tham nhũng”.
Hành chính hóa các vụ có liên quan đến tham nhũng
Mặc dù công tác thanh tra phát hiện rất nhiều sai phạm nhưng hầu như việc chuyển sang cơ quan điều tra lại rất hạn chế. Vậy có chuyện “nắn dòng, bẻ ghi” làm chuyển hướng trong quá trình thanh tra điều tra không, thưa ông?
Theo thông tin tôi nắm được, trên 64 nghìn vụ thanh tra của các cấp các ngành trên toàn quốc trong những năm vừa qua, mới chuyển cơ quan điều tra 464 vụ (chiếm 0,6% tổng số vụ). Trong những tháng đầu năm của năm 2013, phát hiện 73 vụ, 80 đối tượng có hành vi liên quan tham nhũng, nhưng mới chuyển cơ quan hình sự 11 vụ.
Tôi cho rằng có một xu hướng hành chính hóa các vụ có liên quan đến tham nhũng. Nếu có xử lý lại theo hình thức chuyển công tác hoặc phê bình, nhắc nhở. Nhiều vụ được đưa ra xét xử lại ở dưới khung hình phạt, hoặc cho hưởng án treo. Chính vì vậy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đặt câu hỏi “có tham nhũng trong cơ quan phòng chống tham nhũng hay không?”.
Tôi cho rằng là có. Vì một số cán bộ của Thanh tra Chính phủ đã vào vòng lao lý do tham nhũng, hối lộ, bị xử lý. Tuy nhiên, theo lý giải của Thanh tra Chính phủ đó là do trình độ của cán bộ còn hạn chế. Nhưng theo tôi không phải lý do trình độ yếu kém của thanh tra viên, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán mà còn có những điều “khó nói”, khó lý giải.
Mặc dù rất nhiều người có thông tin chạy án, nhưng để “bắt tận tay, day tận trán” thì không dễ, bởi như chúng ta nhận định tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, luôn luôn giấu mặt, giấu tay.
Về minh bạch tài sản, thu nhập năm 2012, đã có hơn 113 nghìn người kê khai lần đầu, hơn 519 nghìn người kê khai bổ sung, nhưng chỉ có 3 trường hợp được xác minh là không trung thực. Ông có bình luận gì về con số này?
Hiện nay, kê khai tài sản chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, vì kê khai mà chưa có công khai. Bản kê khai tài sản được niêm phong và cất vào tủ hồ sơ của các cơ quan quản lý cán bộ. Điều này tạo kẽ hở cho nhiều đối tượng “rửa” tài sản, như khai báo không trung thực để người thân đứng tên. Và vì thế việc kê khai tài sản không còn mấy ý nghĩa.
Để việc kê khai tài sản hiệu quả, đích thực là “một viên đạn” bắn vào giặc tham nhũng chúng ta phải công khai bản kê khai đó. Cần công khai bản kê khai tài sản ở nơi công tác, nơi cư trú và tại nơi ứng cử (đối với các đại biểu dân cử). Chỉ có như vậy, mới tạo điều kiện cho tai, mắt của nhân dân tham gia phòng chống tham nhũng. Nếu không, coi như chúng ta đã bịt mắt, che tai người dân.
Nói đến tai mắt của nhân dân, hiện nay có ý kiến cho rằng người dân đã không còn mặn mà tới việc PCTN?
Có môt nghịch lý bộ máy PCTN tầng tầng lớp lớp nhưng nhiều vụ tham nhũng lại do chính người dân và các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện.
Nhưng hiện nay, có hiện tượng người dân đã thờ ơ, không còn nhiệt huyết phòng chống tham nhũng. Thứ nhất khi người dân phát hiện ra tham nhũng, cung cấp thông tin cho cơ quan có trách nhiệm nhưng không được xử lý, không được phản hồi. Thứ hai, người đứng lên đấu tranh PCTN lại là nạn nhân của kẻ tham nhũng. Bởi kẻ tham nhũng vốn có sẵn tiền và quyền trong tay, lại không thiếu gì mưu mô, không từ một thủ đoạn nào để dằn mặt, trả thù những người tố cáo.
Trên thực tế nhiều người đứng ra tố cáo, thông tin về tham nhũng, chống tham nhũng trở thành những người “đơn thương độc mã”. Vì vậy tạo ra một thực tế “người ngay sợ kẻ gian” và tạo ra tâm lý “mặc kệ nó”.
Ngay cả đối với những nhà báo vào cuộc chống tham nhũng đôi khi cũng bị cản trở, đe dọa. Vì vậy cần phải coi việc nhà báo tham gia mặt trận PCTN như những người thi hành công vụ; và cản trở nhà báo khi tác nghiệp PCTN là cản trở chính những người thi hành công vụ.
Đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp cũng phải tích cực tham gia giám sát. Bởi hơn ai hết họ là những người thay mặt nhân dân, có vị thế, có vị trí, bộ máy và được trao quyền. Họ chính là người phải tích cực giám sát và tổ chức giám sát tại cơ quan, địa phương mình. Nếu không sẽ không thể đòi hỏi trách nhiệm của nhân dân và bản thân họ cũng không thể đại diện cho nhân dân.
Xin cảm ơn ông.
N.C.KHANH

Dân oan phía Nam khổ cực như thế này đây.

Công an cộng sản Việt Nam thẳng tay đàn áp dân oan một cách dã man

Đăng bởi lúc 11:11 Chiều 22/09/13
VRNs (22.09.2013) – Sài Gòn – Chiều ngày 17.9.2013 Một nhóm dân oan đến văn phòng Công Lý & Hòa Bình cho chúng tôi biết, sáng hôm đó công an cộng sản Việt Nam đã thẳng tay đàn áp bà con dân oan một cách rất dã man, lúc khoảng 9g45 có gần một trăm dân oan đang đứng trước cổng văn phòng thanh tra chính phủ cục 3 tại số 210 đường Võ Thị Sáu, Quận 3, để yêu cầu giải quyết khiếu nại đất đai thì bất ngờ hàng trăm công an, an ninh các loại tràn ra khủng bố xua lùa, xô ngả dân oan xuống nền đường gây chấn thương đau đớn, và có người ngất lịm tưởng chừng như đã chết.
Tiếp chuyện với chúng tôi, chị Trần Ngọc Anh vừa nức nở khóc vì tủi nhục cho chúng tôi biết: “Chúng nó coi chị, coi bà con dân oan không bằng con vật khi có hơn một trăm thằng công an, an ninh, cơ động, dân phòng có mặc sắc phục và hơn vài trăm công an mặc thường phục òa vô khủng bố, trấn áp, xô ngã dân oan ra nền đường rồi cứ vài chục tên công an áp vào khiêng (rinh) từng người dân oan thả bịch lên thùng xe, khi thả lên thùng xe dường như chúng cố tình giả vờ trật tay để cho mình bị rơi xuống nền đường gây thương tích đau đớn vô cùng…” Riêng phần chị Anh thì bị chúng xô ngã xuống đường, đầu đập mạnh vào nền đường, nằm giẫy giụa rồi ngất lịm đi không còn biết gì.
Dì Phạm Thị Huệ là dân oan thuộc Tỉnh Bình Dương cũng có mặt lúc đó cho biết thêm: khi Dì Huệ chưa bị bắt thì thấy chúng nó hành xử dã man với chị Anh, chị Anh đã ngáp ngáp không thở nữa rồi mà chúng (công an) vẫn cứ để chị Anh nằm dưới lề đường, công an ngăn cản không cho những dân oan khác vào cấp cứu cho chị Anh, dường như chúng muốn cho chị Anh chết! Thấy tình hình nguy cấp đến tính mạng của chị Anh thì nhóm dân oan liều mình quyết liệt với công an để tới cứu chị Anh. Khi mọi người khẳng định chị Anh không còn thở nữa thì họ cực lực lên án công an, và một lúc sau thì có xe cứu thương của công an sà tới mang chị Anh đi mà không cho bất cứ ai đi theo mặc dù bà con dân oan đòi phải có người đi theo để hỗ trợ chị Anh.
130923-Tran Ngoc Anh 1
Chị Trần Ngọc Anh nức nở khóc khi nói chuyện với nhân viên phòng CLHB
Chị Anh cho biết thêm, khi chị tỉnh dậy thì thấy nằm trong một phòng rất tồi tàn thuộc Bệnh viện trên đường Trần Quốc Thảo Quận 3. Tuy trong người còn đang rất yếu nhưng chị linh tính có điều chẳng lành nên đã tìm cách trốn ra khỏi nơi ấy. Khi chị Anh đang tìm cách trốn thì có hai nữ y tá tìm cách giữ chị Anh ở lại, xét thấy hành vi nặc mùi công an/an ninh cộng sản nên chị Anh đã liều mình bỏ chạy. Chuyện tưởng đã yên, nhưng khi vừa ngồi vào xe taxi thì bọn công an lại can thiệp gây khó không cho tài xế chở chị Anh đi, và viên tài xế cũng đã tuân phục theo lệnh của công an mà đuổi chị Anh xuống khỏi xe. May thay lúc ấy có hai bác xe Honda ôm đã thương tình can thiệp gọi cho xe taxi khác để chị Anh được chở đi trong tình trạng thân thể rất yếu.
Cùng chung số phận với chị Trần Ngọc Anh là trường hợp của chị Trần Thị Hoàng. Chị Hoàng bị hàng chục viên an ninh cả nam lẫn nữ nhào vô xô chị ngã khiến cánh tay phải của chị va đập mạnh vào lề đường, phần khuỷu tay sưng to tới giờ vẫn rất đau và chưa thể cử động được. Chị Hoàng cho biết thêm, chúng (công an) thật tàn bạo khi ào ào xua lùa xô ngả dân oan đành đạch ra nền đường rồi cứ bốn – năm tên công an khiêng một người dân oan thả bình bịch lên thùng xe (xe số 51B 057-47) mặc cho dân oan kêu la vì đau đớn. Chúng không dám vung tay lên đánh dân oan nhưng chúng lại tìm cách cào cấu, bấm mạnh vào chỗ yếu hiểm nên dân oan ai nấy đau đớn vô cùng. Chị Hoàng bị một viên an ninh bấm mạnh vào cổ tay khiến chị bị tê liệt nguyên cả cánh tay, và vẫn còn để lại vết thâm tím. Sau khi bắt hết dân oan thả lên xe thì chúng cho xe chạy về Bến Tre, nhưng khi tới ngã ba Trung Lương cách Saigon khoảng 70km thì chúng thả chị Hoàng xuống dọc đường mà không đưa về tới địa phương như những dân oan khác.
130923-Tran Thi Hoang
Chị Trần Thị Hoàng đang chia sẻ nỗi đau cho nhân viên phòng CLHB
130923-Dan oan 1
Một số bà con Dân oan tập trung chăm sóc chị Anh sau khi đã trốn ra được khỏi bệnh viện
Mặc dù bị đàn áp dã man bởi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, nhưng bà con dân oan vẫn kiên trì đấu tranh để đòi cho được đất đai nhà cửa của mình đã bị các thế lực cầm quyền chiếm đoạt một cách bất công, họ sẽ không bỏ cuộc.
130923-Dan oan 2
Một cộng tác viên của văn phòng CLHB của chúng tôi đã tình cờ chứng kiến cảnh đàn áp dân oan của công an cộng sản Việt Nam lúc ấy cho biết thêm: cảnh sát giao thông đã phong tỏa tất các các ngã đường hướng về 210 Võ Thị Sáu, người đi đường được cảnh sát giao thông hướng sang các ngã rẽ khác. Bên trong dân oan bị cô lập hoàn toàn, có cảnh xô xát xua lùa dân oan rất ồn ào, công an các loại quân số nhiều hơn dân rất nhiều, dân oan kêu la thảm thiết vô cùng. Chứng kiến cảnh này thấy thương cho dân Việt Nam quá!
AL. VP Công Lý & Hòa Bình

Phí cơn dân nuôi đám quan toà vô dụng này !

Thằng nhỏ tội nghiệp ở sân toà!
SGTT.VN - Thằng nhỏ học lớp 2 lủi thủi trong sân toà. Thi thoảng nó rúc mình vào hàng chậu kiểng để né tiếng quát của người lớn vì mải bứt cây, bẻ cành. Thằng nhỏ đã lớn dần theo năm tháng và những trò chơi cứ thế đã lặp đi, lặp lại ngay tại sân toà này trong gần 12 lần xử mà mẹ nó là bị cáo của một vụ án suốt tám năm viện Kiểm sát nhân dân huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận vẫn chưa xác định được nhiều điều.
Một người dân hỏi thằng bé biết gì về cái chỗ đang chơi? Nó nói đó là toà án và mẹ nó sẽ về…
Người ta gọi vụ án của mẹ nó là “kỳ án trộm dê…”
“Thân phận bị cáo”
“Sẽ có lần xử thứ 13”, nghe câu nói vui của những người dự khán đang chờ đến giờ toà khai mạc, bị cáo Trần Thị Kim Nguyệt thở dài đánh thượt. Từ ngày xảy ra vụ án, bà Nguyệt nói mình đã rệu rã về thể xác, mệt mỏi về tinh thần nhưng vẫn tin rằng sự thật có tiếng nói của nó. Rằng, nếu phải đi đến cuối đời mình để chứng minh trong sạch, bà Nguyệt cũng cam tâm. Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Thuận lại đang phải gặp khó khăn vì mấu chốt chính là chứng cứ thì… đã không còn.
Hồ sơ vụ án là những thông tin tưởng chừng không gì phức tạp: đó là năm 2004, bà Nguyệt mua miếng đất để nuôi dê rồi đưa mẹ và cha dượng về sống chung. Bị cáo và người bán đất viết giấy tay, giao tiền. Tự tin mình đang giữ sổ đỏ của đất và không rành quy định nên bà Nguyệt không làm thủ tục sang tên. Thế rồi gia đình lục đục, bà Nguyệt ngỡ ngàng khi cha dượng và mẹ mình bán mảnh đất cho bà Lê Thị Kim Y. Mâu thuẫn gia đình lên cao, bà Nguyệt lo lắng những sự cố có thể đến với đàn dê nên thuê xe chở đàn dê đi nơi khác và bị công an huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận bắt vì hành vi “trộm cắp tài sản”.
Vụ án tưởng chừng rất đơn giản với logic: nếu đàn dê của bà Nguyệt như lời khai thì bà không phạm tội. Còn ngược lại đàn dê của cha mẹ bị cáo bán cho bà Y thì hành vi này của bà Nguyệt phải bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, điều đơn giản đó đã trở nên phức tạp khi thư ký toà Văn Hồng Lễ lập biên bản trao các giấy tờ nhà đất là chứng cứ của vụ án cho bà Lê Thị Kim Y. Tại các phiên xét xử, bà Y khai đã mất một số tài liệu, còn giấy tờ nhà đất thì đã thế chấp ngân hàng vay tiền.
Từ đó, suốt hơn tám năm với 12 lần xét xử rồi hoãn toà, trong đó lần xử mới nhất diễn ra hôm 11.9 vừa qua, đến nay bà Nguyệt vẫn kêu oan, viện kiểm sát thú nhận rằng cơ quan này chưa thể xác định được ai là chủ sở hữu hợp pháp của đàn dê nên xin rút hồ sơ để điều tra bổ sung. Và, “thân phận bị cáo” vẫn cứ lửng lơ trên đầu bà Nguyệt. “Đếm số năm thì gần như vừa đủ số tuổi của thằng con từ lúc nó mới lọt lòng. Người ta đưa tôi vào vành móng ngựa khi mọi thứ còn rất nhập nhằng…”, bà Nguyệt nói.
“Sao ông rành vậy?”
Buổi xử luôn được bắt đầu bằng lời nhắc nhở bị cáo bình tĩnh của chủ toạ. Còn bị cáo liên tục lau nước mắt, khóc lớn giữa gian phòng xử án. “Tôi bị bắt, bị giam, bị ra toà hơn tám năm qua mà mình không có tội. Thử hỏi còn điều gì ê chề hơn một người mang tội trộm cắp. Tôi không ăn trộm gì của ai, sao lại phải đứng ở vành móng ngựa này?” Bà Nguyệt thổn thức rồi chốc chốc bà rảo mắt tìm thằng con đang leo lên bức tường cao ngăn cách giữa toà án và nhà dân. Ánh mắt của một người mẹ đầy toan lo, thắc thỏm cho thằng bé lớp 2, hiếu động, không có người ở nhà trông nom phải theo mẹ ra toà.
Đại diện viện kiểm sát hỏi: Bị cáo không trộm cắp, sao lùa dê ban đêm? Câu hỏi càng khiến phiên toà căng thẳng khi bà Nguyệt nói lớn: Ban ngày dê đi ăn thì không thể đuổi bắt. Đêm, dê về chuồng mới lùa dễ. Dê của bị cáo thì bị cáo muốn xử lý thế nào cũng được. Trước thái độ không đồng tình với cách lý giải trên của công tố viên, bà Nguyệt hét lớn: “Sao ông rành vậy?” Phòng xử oà cười trong tiếng nhắc nhở của chủ toạ.
Điều gây ngỡ ngàng cho buổi xử lại đến rất nhanh sau đó, là khi nhắc nhở bị cáo xong, chính chủ toạ bị các luật sư bảo vệ cho bị cáo đề nghị “không được mớm cung”. Ngoài ra, các luật sư còn yêu cầu thay cả hội đồng xét xử và đại diện viện kiểm sát vì trước đó, luật sư yêu cầu đổi thư ký Văn Hồng Lễ, người đã đưa hồ sơ – chứng cứ vụ án cho bà Y nhưng quyết định hoãn phiên toà thì hội đồng xét xử ghi luật sư đòi đổi hội thẩm. “Ngay từ khi phần hình thức đã không đúng thì tính khách quan của phiên toà không được đảm bảo”, một luật sư lập luận.
Sau hai ngày xét xử, vẫn nhưng câu hỏi cũ, những tình tiết không mới, những phản ứng tự nhiên của bị cáo, bị hại… viện Kiểm sát nhân dân huyện Bắc Bình mới đi đến nhận định: hồ sơ vụ án còn nhiều thiếu sót như phải triệu tập chồng bà Y ra toà với tư cách bị hại, đưa bà Lâm, người bán đất thành nhân chứng và xác định lại ai là chủ sở hữu hợp pháp của đàn dê…
Tám năm, một vụ án đơn giản nhưng chính các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Thuận lại phải đối diện với sự phức tạp hơn rất nhiều: đó là các chứng cứ quan trọng đã bị mất. Dù rằng, không một ai muốn thấy lại cảnh thằng bé lớp 2 vạ vật ở sân toà. Không một ai muốn trí óc ngây thơ của nó in hằn hình ảnh một người mẹ đứng trước vành móng ngựa quá lâu, chỉ vì những tắc trách lẽ ra có thể không xảy ra nếu người ta làm đúng chức phận. Một người dân hỏi thằng bé biết gì về cái chỗ đang chơi? Nó nói đó là toà án và mẹ nó sẽ về…
BÀI VÀ ẢNH: THANH NHÃ

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Phó chủ tịch nước: “Người ta ăn của dân không từ cái gì”


Câu hỏi về trách nhiệm liên tục được đặt ra khi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế...

Phó chủ tịch nước: “Người ta ăn của dân không từ cái gì”
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
In
Càng đi nhiều càng buồn, chính sách cho người nghèo về địa phương bị biến dạng rất nhiều, mỗi ngày người ta ăn từng tí của dân, không từ một cái gì…, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11/9.

Cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, câu hỏi về trách nhiệm liên tục được các vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra.

Theo báo cáo giám sát, đến cuối năm 2012, gần 70% dân số cả nước đã tham gia bảo hiểm y tế, với phần đóng góp của người dân chiếm khoảng 58% trong tổng thu.

Quỹ bảo hiểm y tế từ chỗ bị bội chi hơn 3.000 tỷ đồng đến năm 2012 đã cân đối và kết dư lũy kế gần 13.000 tỷ đồng. 

So với lịch sử bảo hiểm y tế thế giới hàng trăm năm thì chặng đường 20 năm thực hiện chính sách về bảo hiểm y tế ở Việt Nam, nhất là sau gần 4 năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ, đoàn giám sát đánh giá.

Nhiều hạn chế cũng được nêu tại báo cáo giám sát, như các hình thức lạm dụng quỹ, nhất là tại các bệnh viện ngày càng tinh vi, khó kiểm soát và phát hiện. Trong khi đó có trên 700.000 thẻ bảo hiểm y tế cấp trùng. Và mặc dù Quốc hội nhiều lần có ý kiến nhưng cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa đưa ra các giải pháp hợp lý, hiệu quả về tổ chức đấu thầu, cung ứng thuốc phục vụ khám chữa bệnh bảo hiểm ý tế, nhất là các biện pháp quản lý về giá thuốc...
 
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận xét, tình hình chưa phải đáng khích lệ, cũng chưa thấy ai chịu trách nhiệm về yếu kém vướng mắc.

Tôi đi tiếp xúc cử tri nghe ca thán dữ lắm, người có bảo hiểm y tế nhưng không “quan tâm” thêm thì chích thuốc cũng đau hơn. Hoài Đức là bệnh viện tuyến huyện ở Thủ đô mà nhân bản xét nghiệm hàng loạt, kết quả của ông già con nít đều giống nhau, ông Sơn phát biểu.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng nếu không chỉ rõ trách nhiệm thì giám sát xong tình hình vẫn thế. Theo ông Lý, điều rất bức xúc là cấp nào cũng muốn giữ quỹ, không muốn chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, nên có trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng của dân.

Cho rằng nội dung giám sát cần thiết trong bối cảnh hiện nay vì các vấn đề về an sinh xã hội được Đảng, nhà nước hết sức quan tâm, song Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vẫn còn nhiều băn khoăn.

Rất đau lòng khi sáng nay báo chí phản ánh ở Hà Tĩnh số tiền của người nghèo được Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam hỗ trợ 6 triệu đồng/ hộ thì một số xã đã biển thủ, các thành viên trong ủy ban mặt trận không chi trả cho dân, người nghèo hiện nay có rất nhiều chính sách nhưng khi về địa phương thì bị biến dạng nhiều, Phó chủ tịch nhận xét.

Theo bà, báo cáo giám sát cũng đã chỉ ra được bức tranh những mảng sáng, những mảng rất tối hiện nay trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế với người nghèo và người lao động. Tuy nhiên  Phó chủ tịch nước đồng tình với nhận xét của Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn là kết quả giám sát chưa chỉ ra nơi nào nơi làm tốt, nơi nào thực hiện chưa tốt và trách nhiệm của cơ quan, địa phương, cá nhân đó. 

Một trong những khiếm khuyết trong khám chữa bệnh được Phó chủ tịch nước nhấn mạnh là người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng. Bệnh viện địa phương muốn giữ bệnh nhân có bảo hiểm làm bệnh tình trầm trọng hơn. Việc chi trả bảo hiểm cũng rất lâu, thủ tục khó khăn và thậm chí chi trả không đủ. “Người có thẻ bảo hiểm y tế rất cực các đồng chí ạ”, bà Doan nhấn mạnh.

Cũng theo Phó chủ tịch nước thì ngành y từ trước đến giờ tích tụ nhiều vấn đề chứ không phải giờ mới thế nên Bộ trưởng Y tế nhiều lúc bị oan. 

Nhiều vấn đề chậm được xử lý, vi phạm sau nặng hơn, nghiêm trọng hơn vi phạm trước theo Phó chủ tịch là do nhờn thuốc. Không chỉ riêng hiện tượng "vô lương tâm vô đạo đức" ở bệnh viện Hoài Đức, Phó chủ tịch còn nhắc đến hiện tượng giám đốc bệnh viện khám bệnh cho bệnh nhân rồi đưa đơn thuốc đến nhà mình mua, cho đưa phương tiện bên ngoài vào bệnh viện rồi cùng chia doanh thu…

Vẫn nhắc đến thông tin từ đài báo, Phó chủ tịch nói: “tiền của gia đình liệt sỹ, thương binh còn bị ăn đến bao nhiêu như thế thì người ta ăn của dân không từ một cái gì nữa”.

Nêu thêm vụ việc mới khởi tố do lãnh đạo nhà trường biển thủ gần 3 tỷ đồng của học sinh dân tộc thiểu số, Phó chủ tịch sốt ruột “sao giờ không ai sợ pháp luật, không sợ bị trừng trị nữa rồi, mỗi ngày ăn từng tí của dân, liều vacxin con con cũng ăn, tiền chữa bệnh cũng ăn, trách nhiệm thuộc về ai?”.

Nhìn nhận về nguồn lực đang bị phân tán trong khi chúng ta lại rất nghèo, Phó chủ tịch cho rằng cần xem xét tiền chương trình mục tiêu sao nhiều thế mà đến dân ít thế. 

“Càng đi nhiều càng buồn, chỉ vui vì dân vẫn tin tưởng Đảng nhưng buồn nhiều vì chế độ chính sách đến với dân như vậy đấy”, bà Doan nói.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Công dân Sài gòn tiếp tục tố cáo quan chức.

 

 Kính gửi: - Bà Lê Hiền Đức-Công dân chống tham nhũng,
                 

  Tôi là Nguyễn Xuân Ngữ, cựu chiến binh bị cướp đất tại Q9 TPHCM. Hơn 10 tờ báo chính thống và nhiều luật sư cho rằng Q9 và TPHCM làm sai pháp luật. Nhưng UBNDQ9, UBNDTPHCM, Thanh tra TP, Thanh tra CP, TANDTP, TAND Tối cao đều cho rằng họ làm đúng theo pháp luật, nhưng không chỉ ra được là đúng theo điều nào của pháp luật....Ông LS Nguyễn Thu Giang đã gửi thư ngỏ dưới đây đến các vị lãnh đạo tối cao, kể cả các vị đứng đầu trong Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW và Ban Nội chính Trung ương ( xem giấy báo phát của bưu điện đính kèm ), nhưng ông cho biết đến nay ông chưa nhận được một phản hồi nào. Thật là khó hiểu!? Ông Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang bảo dân phải phát hiện. Ông Trưởng ban Nội chính TW - Nguyễn BáThanh tuyên bố: nếu phát hiện thì "hốt ngay". Nhưng khi người dân gửi đơn tố cáo đến họ thì họ im lặng! Họ chỉ nói chứ không dám làm. Không biết như thế có phải lừa dân không?. Họ đặt ra Ban bệ để thêm mâm bát mà thôi. Tôi thật sự mất niềm tin ở các nhà lãnh đạo của đất nước này. Nhà cửa tôi tan hoang hết, bây giờ phải ở trong "khu  trù mật". Hơn 40 năm trước tôi hăng hái đi vào Nam để giải phóng, thống nhất đất nước ... đâu có ngờ giờ phải mất hết tài sản và sống trong kềm kẹp như thế này. Không phải riêng tôi mà nhiều người đã hối tiếc thời trai trẻ của mình như nhà thơ Bùi Minh Quốc đã viết: " ...Cay đắng thay, Mỉa mai thay, Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt. Lại đúc nên chính cổ máy này”. 

Bây giờ tiếc nuối, khóc than có còn được gì. 
       Thư ngỏ của Luật sư Nguyễn Thu Giang chỉ nêu vụ việc oan ức của tôi bị cả hệ thống duyền lực: gồm Các Ban đảng TW, TP, UBNDQ, UBNDTP, Thanh tra TP, Thanh tra CP, TANDTP. TANDTC... hè nhau chế áp, bức tử tôi.... Thư ngỏ này, thực sự là bản cáo trạng, tố cáo chế độ dân chủ, nhân quyền của Việt Nam hiện nay.  Vì vậy tôi kính nhờ Bà chuyển vụ việc của tôi đến quý nhà lãnh đạo đất nước này, hoặc lên trang mạng của Bà. May ra tiếng nói của Bà các vị lãnh đạo còn để tâm đến. Tôi rất biết ơn Bà. Kính chào Bà. Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Ngữ , xuanngu@ymail.com. Toàn văn thư ngỏ của ông LS Giang như sau:
               
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------
Quận 9, ngày 12 tháng 07 năm 2013
THƯ NGỎ
( Gửi lần thứ 2 )
 Phản ánh ( đúng hơn phải dùng từ tố cáo ) vụ cưỡng chế thu hồi đất không có quyết định thu hồi đất; các cơ quan giải quyết khiếu kiện không theo quy định pháp luật, dùng quyền công vụ áp bức người dân.
-------------            
Kính gửi: Đồng chí  Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản VN, Đại biểu
                 Quốc hội, Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng  chống tham nhũng.
Đồng kính gửi: -Quốc Hội,Ủy ban TV, Các Ủy Ban, các Đoàn và Đại biểu Quốc Hội
                         -Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch nước
                         -Ban Nội chính trung ương
                         -Tòa án Nhân dân Tối cao
                         -Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao
                         -Thủ tướng Chính phủ
                        -Các Bộ , Ngành liên quan
                       -Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
                       -Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam
                       -Hội Luật Gia Việt Nam.
                      -Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam
              Tôi tên là Nguyễn Thu Giang, sinh năm 1946, CMND số 020588702 do CATPHCM cấp ngày 06/07/2011, cư ngụ tại số 5 Lã Xuân Oai, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TPHCM, đt: 0903694758, email: ls.thugiang@yahoo.com.vn. Tôi nguyên là Phó Giám đốc Sở Tư Pháp TPHCM, nghỉ hưu từ năm 2007, hội viên Hội Cựu Chiến binh, hội viên Hội Luật gia, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, hiện nay là Luật sư với tư cách cá nhân. Trong thời gian qua tôi đã gửi thư cảnh báo và Thư ngỏ đến nhiều tổ chức và cá nhân ở Trung ương và thành phố, nhưng không nhận được sự phản hồi nào để  xem việc tôi phản ảnh là đúng hay sai như thế nào. Nay tôi tiếp tục gửi lần thứ 2  Thư ngỏ đến quý vị để mong quý vị thẩm tra, xem xét và có giải pháp nhằm đem lại “công bằng, dân chủ, văn minh…” cho người dân. Nội dung Thư ngỏ của tôi như sau:
            Tôi nghiêm túc kính báo đến quý vị Lãnh đạo tối cao của Đảng và Nhà nước là:
            Ở quận 9 TPHCM có vụ cưỡng chế thu hồi quyền sử dụng 3600 m2 đất của ông Nguyễn Xuân Ngữ tại 166/6 khu phố Mỹ Thành, phường Long Thạnh Mỹ, cũng tương tự như vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải Phòng, hay vụ Văn Giang-Hưng Yên... Hai lần bị cưỡng chế có cả xe cơ giới ...( ngày 20, 21/05/2009  và 21/06/2011 ), nhà đất, trang trại của ông Ngữ đã bị chà  đi xát lại nên đã tan nát hết. ( Mời quý vị xem tại http://www.youtube.com/watch?v=H8NqZzxW0Iw hoặc tại  http://www.google.com , với từ  khóa Nguyễn Xuân Ngữ sẽ có nhiều thông tin  về vụ  này ).
            UBND Quận 9 quanh co, bất nhất, tự mâu thuẫn với lập luận của chính mình, có dấu hiệu lừa dối, không trung thực với cấp trên và với người dân ( tôi có đủ bằng chứng  để chứng  minh chắc chắn những nhận định này, nhưng trong thư này tôi chỉ nêu vài điểm ).
         Khi ban hành quyết định ( QĐ ), UBNDQ9 đều có ghi căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành. Nhưng khi chất vấn, yêu cầu chứng minh, lúc đó UBNDQ9 mới thừa nhận là quận áp dụng các quy định pháp luật đã hết hiệu lực pháp luật ( tại CV 690/UBND ngày 20/5/2009 và quyết định 47/QĐ-UBND-TTr ngày 11/5/2009 ). Cưỡng chế, phá nhà, lấy đất, bắt gấu nuôi hợp pháp… nhưng không ra  QĐ thu hồi đất, mà cưỡng chế với lý  do ông Ngữ không thi hành QĐ 2666/QĐ-UB ngày 27/06/2002 của UBNDTP, trong khi đó  QĐ 2666 không tống đạt đến ông!? Tôi thật sự không hiểu đây là dân chủ kiểu gì ?Chắc chắn dân chủ xã hội chủ nghĩa mà Đảng chủ trương không phải như vậy.
         QĐ 13/UBND ngày 03/04/2009 của UBNDQ9 v/v cưỡng chế hành chính đã vượt thẩm quyền,vi phạm các quy định của luật đất đai 2003, đặc biệt là vi phạm Điều 60 NĐ 84/2007NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ là: trước khi cưỡng chế phải thực hiện các Điều 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 của NĐ này, nhưng UBNDQ9 không thực hiện.
        QĐ 2666 cũng không phải QĐ thu hồi đất, càng không phải QĐ thu hồi đất đối với ông Ngữ theo Điều 21 Luật đất đai năm 1993 (sđbs 1998, 2001) được quy định rõ ràng là : “ Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”. Theo quy định này, thì quyết định thu hồi đất phải ghi rõ họ tên của người đang sử dụng đất bị thu hồi, số diện tích ( mét vuông )bị thu hồi loại gì,  tại các thửa, tờ bản đồ số mấy…, và phải tống  đạt công khai, trực tiếp đến người đó.
          Về QĐ2666, tại kết luận số 256/TTCP-V.IV ngày 23 tháng 02 năm 2008 của Thanh tra Chính phủ có ý biện minh cho UBNDTPHCM, nêu lập luận:“ Theo quy định của luật đất đai năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành, không có văn bản nào quy định phải có các quyết định thu hồi đất cho từng hộ gia đình. Mặt khác sau khi ban hành quyết định thu hồi đất UBND thành phố đã có quyết định 3022/QĐ-UB về điều chỉnh, di chuyển các hộ dân cư và các cơ quan, đơn vị nằm trong Khu quy hoạch xây dựng KCNC”, …từ đó Thanh tra Chính phủ bác đơn khiếu nại, tố cáo của hàng trăm hộ dân.
       Về các nội dung này tôi xin có ý kiến như sau:
       Trong kết luận 256 của Thanh tra Chính phủ ( và các bản án của TANDTPHCM, TANDTC ) cố ý bỏ quên, không đả động gì đến Điều 21 LĐĐ 1993 (sđbs 1998, 2001) như nội dung trích ở trên là cơ quan có thẩm quyền phải ban hành quyết định thu hồi đất của họ, có tên người, số mét vuông, tại tờ bản đồ, số thửa … bị thu hồi. Còn việc ban hành quyết định riêng cho từng hộ hay quyết định chung cho các hộ ( kiểu danh sách kèm theo ) là thuộc về kỹ thuật của cơ quan ban hành quyết định, miễn sao quyết định thu hồi đất có đủ các chi tiết xác định nêu trên và phải tống đạt đến người đó.
         Quyết định thu hồi đất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, chỉ cần đăng công báo, mọi người đều phải thực hiện, nó là quyết định hành chính cá biệt nên cần phải nêu rõ đối tượng phải thi hành. Cả khi quyết định đã nêu rõ đối tượng phải thi hành nhưng không tống đạt đến họ, thì họ cũng có quyền không thi hành.
         QĐ 2666 không phải là văn bản quy phạm pháp luật, cũng không phải quyết định thu hồi đất mà là quyết định chỉ đạo điều hành bộ máy công vụ  của UBNDTPHCM ( người dân không được nhận quyết định này - như Điều 3 và Nơi nhận )  và do đó họ cũng không có trách nhiệm thi hành. Thế mà từ UBNDQ9, UBNDTPHCM, TANDTP đến Thanh tra Chính phủ, TANDTC đều “ buộc” người dân phải thực hiện! Đó là điều hết sức vô lý!!!
         Theo Thanh tra Chính phủ, UBNDTPHCM, UBNDQ9, TANDTPHCM, TANDTC… cho rằng QĐ 2666 là quyết định thu hồi đất đối với ông Ngữ và hàng trăm hộ dân khác, vậy xin quý cơ quan trên hãy chỉ ra trong QĐ 2666 này có chi tiết nào thể hiện ông Ngữ phải thi hành? Chi tiết nào thể hiện đất ông Ngữ nằm trong KCNC bị thu hồi? Và bị thu hồi bao nhiêu mét vuông?... Thưa quý cơ quan công quyền! Việc này phải công khai, minh bạch trả lời rõ ràng cho người dân, chứ không thể ậm ờ … nói là đúng pháp luật một cách chung chung, mà không nêu đúng theo điều luật cụ thể nào được!
          Gần đây thấy có xuất hiện công văn 361/NTNMT-ĐĐ ngày 30/01/2008 của Bộ Tài Nguyên Môi trường v/v ban hành quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong một số trường hợp cụ thể, công văn trả lời Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM, do ông Bùi Ngọc Tuân TL Bộ trưởng, KT Vụ trưởng Vụ đất đai, có 2 nội dung:
“1.Đồng ý với ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nêu tại điểm 1 Công văn số 245/TNMT-QHSDĐ; đối với các trường hợp thu hồi đất mà đã có quyết định thu hồi đất của UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai trước luật đất đai năm 2003 thì UBND cấp huyện không phải ban hành quyết định thu hồi diện tích đất cụ thể đối với từng thửa đất do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng.
2.Trường hợp Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh đã có quyết định thu hồi đất trước Luật đất đai năm 2003 nhưng việc bồi thường chậm thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thì UBND cấp huyện cũng không phải ban hành quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Giá đất được áp dụng theo giá đất tại thời điểm trả tiền bồi thường.”
          Sau khi nghiên cứu văn bản này, tôi có vài ý kiến:
1.Văn bản này không phải văn bản quy phạm pháp luật, không có giá trị thi hành đối với người dân và các cơ quan thực thi pháp luật, nhưng nó đã góp phần gây thêm khó khăn cho người dân.
2.Lập luận là “UBND cấp huyện không phải ban hành quyết định thu hồi diện tích đất cụ thể đối với từng thửa đất do hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng”, lập luận này trái với Điều 21 nêu trên. Vì quyết định định chung không thể xác định ai là người bị thu hồi? Thu hồi bao nhiêu mét vuông, ở đâu?… Và như thế cũng không có cơ sở để tính giá trị bồi thường. ( trong toán học gọi là thiếu dữ liệu thì không thể có đáp số được ( nếu có cũng  chỉ là copy của người khác hoặc đoán mò, không có cơ sở).
3. Ý kiến của ông này ( danh chính là của ông Bộ trưởng ) trái ngược với ý kiến của ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường phát biểu trong buổi đối thoại với nông dân Văn Giang ngày 21/08/2012, đã khẳng định: “… quyết định thu hồi đất là quyết định hành chính, không phải là văn bản quy phạm pháp luật, nên phải tống đạt đến đối tượng thi hành. Việc người dân không nhận được quyết định là lỗi của chính quyền địa phương”.
      Tiếp tục tranh luận về Điều 21, tại trang Công dân chống tham nhũng của cụ Lê Hiền Đức ra ngày 22/04/2013 có bài “Công dân quận 9 tố cáo Lê Thanh Hải” ( xem tại http://lehienduc2013.blogspot.com/2013/04/cong-dan-quan-9-to-cao-le-thanh-hai.html ) có đoạn: “ Chúng tôi nhận thấy về chữ nghĩa điều luật này là rất chuẩn. Mấy cháu học chưa hết trung học cơ sở cũng hiểu là quyết định phải ghi rõ ràng tên người bị thu hồi đất, số diện tích đất bị thu hồi và ở vị trí nào… mới đúng quy định của điều 21 này. Nếu ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường giải thích kiểu ông Lê Tiến Hào chúng tôi sẽ kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trả lời về mặt pháp luật; Ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo trả lời về ngữ  nghĩa tiếng  Việt của câu văn trên”.
          Từ phân tích nêu trên, tôi cho rằng UBNDQ9 cưỡng chế để lấy đất ông Ngữ ( và một số người dân khác )  là vi phạm pháp luật. Có người cho rằng không ban hành hay không tống đạt quyết định thu hồi đất đến họ, mà đem lực lượng đông đảo đến phá nhà lấy đất của họ  là hành vi cướp đất . Không phải hành vi của cơ quan nhà nước: của dân, vì dân và do dân, vì việc làm này không chính danh và không minh bạch.
          Từ khi nhận quyết định cưỡng chế, ông Ngữ liên tục khiếu nại, yêu cầu Chủ tịch UBNDTP tống đạt QĐ 2666 cho ông, nhưng đến nay Chủ tịch UBNDTP vẫn chưa tống đạt quyết định này. Tôi nghĩ yêu cầu này của ông Ngữ là chính đáng và hợp pháp, đó là quyền công dân của ông.
         Còn quyết định 3022/QĐ-UB, tôi đã dùng “kính lúp” soi thật kỹ QĐ3022, nhưng cũng không tìm thấy tên một người nào đang sử dụng đất  bị thu hồi trong QĐ này. Có lẽ vì thế mà trong các văn bản của UBNDQ9 và UBNDTPHCM không thấy nhắc đến QĐ này nữa.
          Thật oan ức cho người dân: không được  nhận  quyết định thu hồi đất mà bị cưỡng chế vì tội không thi hành (?!). Họ căn cứ vào đâu để thi hành, để giao đất cho UBNDQ9 ( KCNC) ? Tại các bản án của TANDTPHCM, TANDTC các năm 2006, 2007… đều cho rằng QĐ 2666 chỉ sai về hình thức không phải là vi phạm nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến nội dung (!!! ), từ đó bác các đơn kiện của một số người dân. Điều hơi lạ là bản án số 274/2007/HCST, bản án số 86/2007/HC-PT… lại ghi nhận ý kiến của đại diện UBNDTPHCM và Ban Quản lý Khu công nghệ cao thành phố về việc xác định tính đúng đắn của QĐ 2666, xem như các ý kiến có tính chất thẩm định !!!. Theo tôi, người dân yêu cầu hủy bỏ QĐ 2666 là sai, vì đây là quyết định chỉ đạo điều hành bộ máy của UBNDTP. Nhưng các cơ quan nhà nước buộc người dân phải thực hiện quyết định này, trong khi QĐ này không minh thị danh tính của họ và không tống đạt đến họ là vô lý, vô cớ,  quá oan ức cho họ, biểu hiện ở đỉnh cao của tình trạng mất dân chủ (!).
         Về QĐ 2666 nêu trên, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM cũng khẳng định không phải quyết định thu hồi đất khi luật sư này tư vấn vụ khiếu nại của bà Đặng Thị Hoa tại 36/7 Chân Phúc Cẩm, phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9 ( xem bài “Quận 9: Ủi sập nhà dân mới biết ký sai thẩm quyền?! tại http://phapluatvn.vn/nhipcaubandoc/dieu-tra/201202/Quan-9-ui-sap-nha-dan-moi-biet-ky-sai-tham-quyen-2063161).

           Gần đây Luật sư Trần Vũ Hải cũng cho rằng cưỡng chế thu hồi đất của ông Ngữ mà trước đó không ra quyết định thu hồi đất của người đang sử dụng đất là vi phạm pháp luật đất đai, điều này là rõ ràng và không cần phải bàn cãi. Bạn lm_lawyerx0 tại http://danluat.thuvienphapluat.vn/kien-quyet-dinh-hay-kien-hanh-vi-58747.aspx?PageIndex=2, cũng bảo rằng: ông Ngữ không phải thi hành QĐ 2666, và UBNDQ9 không được cưỡng chế thu hồi đất của ông… Có hơn 10 tờ báo chính thống đã lên tiếng vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Ngữ là sai pháp luật, trong đó có Báo Đại Đoàn kết với bài: Trở lại loạt bài “Quận 9 - TP.Hồ Chí Minh: những vụ cưỡng chế lạ lùng”:Vô cảm hay “dối trên lừa dưới”?

(http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=3099), báo Tài nguyên Môi trường với bài: Thu hồi đất của dân không đúng luật.

(http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=4&id=67079&code=CZ0YR67079). Ngày 29/10/2012, Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TPHCM - Khối Trí thức cũng có Thư yêu cầu Chủ tịch UBNDTPHCM xem xét lại vụ thu hồi đất của ông Ngữ…

          Vụ ông Ngữ, bà Trần Thị Quốc Khánh, Đại biểu Quốc hội ( Đoàn Hà Nội )  cuối nhiệm kỳ QHXII có đưa ra chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ( báo có đưa tin ), sau đó Văn phòng Chính phủ có ban hành hai văn bản ( 4642/VPCP-KNTN ngày 06/07/2010 và 6687/VPCP-KNTN ngày 21/09/2010), truyền đạt ý kiến  của Thủ tướng là yêu cầu Chủ tịch UBNDTPHCM giải quyết khiếu nại cho ông Ngữ và báo cáo cho Thủ tướng trước ngày 15/10/2010, nhưng đến  nay (12/07/2013 ) Chủ tịch UBNDTPHCM vẫn chưa ra QĐ giải quyết khiếu nại cho ông Ngữ!? Tôi chưa biết vì lý do gì ? Nhưng tại công văn 338/UBND-BBT ngày 17/03/2010 của UBNDQ9 có đoạn: “ Bằng văn bản này, UBNDQ9 kết thúc thụ lý đơn kiến nghị của hộ ông Nguyễn Xuân Ngữ. Nếu hộ ông Ngữ tiếp tục nộp đơn kiến nghị với các nội dung như trên thì UBNDQ9 sẽ xử lý lưu tham khảo theo quy định”. Trong lúc đó ( cả đến hôm nay ), UBNDQ9 chưa ra QĐ giải quyết khiếu nại QĐ cưỡng chế ( QĐ 13 ) cho ông Ngữ ( tôi không biết đây là quy định nào, hay quy định do UBNDQ9 tự đặt ra, thiếu tôn trọng người dân?). Tiếp theo, ngày 19/01/2011 tại công văn 227/UBND-PCNC của Chủ tịch UBNDTP, do ông Nguyễn Thành Tài, phó Chủ tịch thường trực ký thay,  cũng có đoạn: “UBNDTP trả lời cho ông rõ và thông báo chấm dứt tiếp nhận để xử lý, xem xét các nội dung tương tự như trên”, trong khi đó Chủ tịch UBNDTPHCM chưa một lần ra QĐ giải quyết khiếu nại cho ông Ngữ theo luật Khiếu nại tố cáo kể cả khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến yêu cầu giải quyết khiếu nại cho ông Ngữ đúng theo quy định của pháp luật…nhưng Chủ tịch UBNDTPHCM vẫn không thực hiện, mà khi phó Chủ tịch UBNDQ9 “ phán” chấm dứt giải quyết ( trái pháp luật ) thì Chủ tịch UBNDTPHCM cũngvâng lời. Sự thật như đùa: phó Chủ tịch UBND Quận có uy hơn cả Thủ tướng Chính phủ(!). Tôi rất đau lòng buộc phải viết lên những dòng này, và trăn trở với suy nghĩ : một nền hành chính không còn trật tự kỷ cương gì sao?
            Trở lại vụ ông Ngữ, tôi khẳng định đây là vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng của UBNDQ9 và UBNDTPHCM. Trước khi gửi thư này cho Đại biểu Quốc hội và các cơ quan ở Trung ương, năm 2009  tôi đã có gửi thư cảnh báo đến HĐND và UBNDTPHCM và các ngành chức năng của thành phố: việc cưỡng chế thu hồi đất này là sai pháp luật, nhưng các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền không quan tâm xem xét và phản  hồi ! ( theo quý vị, thái độ ứng xử như vậy có đúng và có tốt không?Bây giờ tôi là dân- nói theo Bác Hồ- dân là chủ, tôi đã có hơn 50 năm làm việc là đồng đội, đ/c của quý vị, mà bây giờ quý vị ngoảnh mặt đi, tôi hỏi quý vị không thèm trả lời, tôi gửi thư phản ảnh, quý vị không thèm hồi âm… thái độ đó có phải khinh dân, coi thường dân không? thật là chua xót ?! Có người bạo mồm nói đó là: “hội chứng  vô cảm của các quan”. Nói rộng ra, thái độ đó có phù hợp là chính quyền của  dân, vì dân, do dân và do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo như Điều 4 Hiến pháp và Điều lệ Đảng không?).Nếu không phù hợp thì thái độ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải làm gì chứ không thể để dân cứ gửi đơn kêu oan trong vô vọng mãi. Xin thưa với quý vị: không có thế lực thù địch nào có thể tách  Đảng ra khỏi nhân dân, mà chỉ có những cán bộ thoái hóa biến chất mới làm cho Đảng suy yếu, nhân dân mất niềm tin, xa lánh…)
           Nay tôi kính đề nghị quý vị có trọng  trách Tối cao của Đảng và Nhà nước hiện nay xem chi tiết vụ việc tại http://www.google.com , với từ khóa Nguyễn Xuân Ngữ. Kính mong quý vị quan tâm đến tiếng kêu oan của người dân, nên kiểm tra thực tế để làm rõ các vấn đề mà đơn khiếu nại và đơn tố cáo của ông Ngữ đã nêu ra.Trong các đơn ông Ngữ đều có nêu chứng lý đầy đủ. Đề nghị quý vị tổ chức điều tra, đối chất làm rõ các chứng lý đó thực hư như thế nào rồi mới kết luận. Khẳng định dứt khoát các quyết định của UBNDQ9 có vi phạm pháp luật hay không? Việc Chủ tịch UBNDTPHCM không giải quyết khiếu nại cho ông Ngữ theo luật khiếu nại tố cáo và theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là đúng hay sai? Việc Chủ tịch UBNDTPHCM không tống đạt QĐ 2666  cho ông Ngữ mà buộc ông phải thi hành, giao đất… như thế có quá ép ông Ngữ và có dân chủ không? Việc cưỡng chế thu hồi đất này là đúng hay sai? Nếu đúng là đúng theo điều luật nào? Tôi đề nghị quý vị tổ chức đoàn kiểm tra giám sát có tâm và có kiến thức pháp luật đến tận nơi, xem xét từng hồ sơ, tổ chức đối thoại, đối chất với người khiếu nại, có cả luật sư tham gia, không nên chỉ nghe ông Nguyễn Văn Thành phó Chủ tịch UBNDQ9 báo cáo như Chủ tịch UBNDTPHCM ký công văn số 227/UBND-PCNC ngày 19/01/2011 và ông Trần Ngọc Liêm – Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ  ký công văn 354/TTCP-VP ngày 03/03/2010 mà ông Ngữ đã có văn bản phản bác hai ông này, cho rằng hai ông này chỉ “vâng lời” phó Chủ tịch UBNDQ9!? Vì phó Chủ tịch UBNDQ9 ban hành các quyết định sai ràng ràng ( QĐ 3144, QĐ 13… ) và cưỡng chế thu hồi đất với lý do không thực hiện QĐ 2666, trong khi QĐ 2666 không tống đạt đến ông… mà ông Liêm và Chủ tịch UBNDTPHCM vẫn cho là UBNDQ9 thực hiện  đúng pháp luật!? ( Tôi và một số luật sư, một số cơ quan báo đài thật sự không hiểu là đúng theo pháp luật nào?Có phải hai ông này nói đại, nói bừa, bất chấp quy định của pháp luật?! ). Các cơ quan Trung ương ( có cả cơ quan Đảng ) cứ làm công văn và phiếu chuyển, yêu cầu Chủ tịch UBNDTP giải quyết khiếu nại và báo cáo…xem như đã làm hết trách nhiệm!!! Nhưng Chủ tịch UBNDTP không giải quyết mà cũng không thấy kiểm tra xử lý gì cả, để mặc cho người dân cứ kêu oan trong vô vọng…Trong lúc đó Quy định số 94/QĐ-TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trường hợp này  phải xử lý!!! Hoặc Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị chỉ đạo giải quyết dứt điểm  khiếu kiện của công dân…Tôi nhớ trong Đảng có phương châm: “lãnh đạo mà không kiểm tra, coi như không có lãnh đạo”. Điều 4 Hiến pháp cũng quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, tại sao một số cơ quan Đảng để một số cơ quan nhà nước áp bức người dân đến cùng đường như vậy? “Một bộ phân không nhỏ” này làm mất uy tín Đảng, làm mất niềm tin trong dân ghê gớm, quý vị có nghe tiếng kêu oan của người dân không? Tôi được biết trong đợt góp ý sửa đổi  hiến pháp 1992 vừa qua, các cơ quan thu lại được nhiều phiếu góp ý chỉ ghi vỏn vẹn hai chữ “đồng ý”. Là đảng viên, nghe tin này gợi cho tôi nhiều suy nghĩ buồn lo hơn là vui. Truyền thông đưa tin thì có vẽ vui mừng …
           Trở lại vụ ông Ngữ. Sau khi nhận được QĐ cưỡng chế ( QĐ 13 ), ông Ngữ kêu oan, khiếu nại nhưng Chủ tịch UBNDQ9 và Chủ tịch UBNDTP không ra QĐ giải quyết khiếu nại. Cần nói thêm: Trong QĐ 13 ngoài việc căn cứ các quy định pháp luật hết hiệu lực còn chứa đựng một chi tiết gian trá rất quan trọng khác gây ngộ nhận cho mọi người. QĐ 13 nêu: Căn cứ quyết định số 422/QĐ-UBND-TTr ngày 23/10/2006 của Chủ tịch UBNDTPHCM về giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Xuân Ngữ… Đây phải nói là một thủ đoạn “cao cơ” rất thâm độc là làm cho một số cơ quan chức năng ( thường thì rất quan liêu, chỉ dựa vào báo cáo )  ngộ nhận rằng ông Ngữ ngoan cố không chấp hành các quy định của pháp luật, nên việc UBNDQ9 ra QĐ cưỡng chế là đúng. Thực tế thì Chủ tịch UBNDTPHCM chưa hề có QĐ giải quyết khiếu nại ( mặc dù ông Ngữ đã gửi nhiều đơn khiếu nại ), QĐ 422 nêu trên là QĐ giải quyết lần đầu của Chủ tịch UBNDQ 9 ? Đây là thủ đọan lừa dối chứ không phải nhầm lẫn của cơ quan Nhà nước. ( sau khi cưỡng chế tan tành, sáu tháng sau UBNDQ9 mới ban hành QĐ đính chính chi tiết này!!! Quý vị có nhận định gì về hành vi này?).
       Ngày 30/12/2009 ông Ngữ nộp đơn khởi kiện tại TANDQ9, ngày 01/02/2010 TANDQ9 lại trả đơn khởi kiện với lý do QĐ cưỡng chế thu hồi đất ( QĐ 13 ): “ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ( đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006 )” . Đúng là không còn oan ức nào hơn, quyết định cưỡng chế hành chính để thu hồi đất, mà Tòa án lại cho rằng không phải quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai ??? Trong khi QĐ 2666 Tòa lại cho là QĐ thu hồi đất (!?). Tôi có cảm giác như ở đây chân lý đang bị một số cơ quan tài phán bẻ cong, đảo lộn… một cách tùy tiện.  Với những nhận định kiểu này, người dân thấp cổ bé miệng chỉ biết thốt lên: “Lời của quan có gan có thép”, Thẩm phán nhân danh Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đầy quyền uy, phán sao mà chẳng được (!?). Trong lúc đó có Tòa lại thụ lý loại vụ khiếu kiện này!?. Một lần nữa ông Ngữ lại phải ngậm bồ hòn…
          Sau khi có NQ 56/2010/QH12 về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính, người dân rất mừng, tưởng như người sắp chết đuối mà ôm được chiếc phao cứu sinh!
         Ngày 11/08/2011 ông Ngữ khởi kiện hành vi hành chính của Chủ tịch UBNDTPHCM về việc không tống đạt QĐ 2666 đến ông. Ngày 13/10/2011 thẩm phán Trần Thị Hồng Việt  (TANDTPHCM ) ký Thông báo số 2827/TATP-VP v/v trả đơn kiện, với lý do: “ Theo điểm a khoản 1 điều 104 Luật Tố tụng hành chính, thời hiệu khởi kiện đối với quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 27/6/2002 của UBNDTPHCM đã hết”. Ông Ngữ khiếu nại, cho rằng không tìm thấy điểm a nào trong khoản 1 Điều 104 LTTHC (?!), hơn nữa hành vi hành chính của Chủ tịch UBNDTP được xác định từ ngày Chủ tịch UBNDTP ban hành công văn 227/UBND-PCNC tức là ngày 19/01/2011 ( ngày ông được Chủ tịch UBNDTP chính thức cho biết ông phải thực hiện quyết định 2666/QĐ-UB), thì hành vi hành chính: không tống đạt quyết định hành chính cho ông còn trong thời hiệu khởi kiện ( theo NQ 56 ), lập luận của ông Ngữ tôi thấy đúng, vì trước đó ông đã yêu cầu Chủ tịch UBNDQ9 và Chủ tịch UBNDTP tống đạt QĐ 2666 đến cho ông để ông nghiên cứu thi hành hoặc khiếu nại, đó là quyền công dân của ông, không có ai được phép tước quyền đó của ông. Vì QĐ 2666 của UBNDTP không biểu thị tên ông và cũng không tống đạt đến ông  thì ai có quyền khẳng định ông có trách nhiệm thi hành? Chỉ có Chủ tịch UBNDTP chứ không ai có quyền khẳng định trách nhiệm này, và ngày Chủ tịch UBNDTP lần đầu tiên lên tiếng về vụ việc của ông và khẳng định điều đó là ngày 19/01/2011. Thế mà ngày 28/02/2012 Phó Chánh án TANDTPHCM  ký quyết định số 46/2012/QĐGQKN-HC bác đơn khiếu nại của ông với lý do hết thời hiệu! Tòa án Nhân dân ( tôi xin viết đậm chữ nhân dân), mà không quan tâm đến  nổi oan ức của người  dân bị cưỡng chế thu hồi đất mà không được nhận quyết định thu hồi đất ( !!!), mà tòa lại cố tình bảo vệ việc làm sai trái của cơ quan Nhà nước?( Nhân đây tôi xin nói thêm là vừa qua báo chí có đưa tin một số tòa án được nhận cờ thi đua của Chính phủ. Thật tình tôi không hiểu nổi: Cơ quan Hành pháp mà có quyền khen cả cơ quan Tư pháp?!).
        Sau khi bị TANDTPHCM bác đơn, ông Ngữ đã gửi đơn khiếu nại đến TANDTC. Gửi đơn khiếu nại, nhưng trong lòng ông không có niềm tin. Tình trạng này chắc cái “phao cứu sinh” cũng không cứu được ông!? Ông Ngữ chỉ biết ngóng cổ chờ TANDTC nhỏ chút giọt công lý cho mình chứ còn biết làm gì nữa ?! Đúng là phận làm  dân trong trường hợp này là quá khổ, quá bế tắc…thưa quý vị!
            Đúng như ông Ngữ dự đoán, ngày 19/11/2012, TANDTC ban hành quyết định số 533/2012/QĐ-THC v/v giải quyết đơn khiếu nại.Trong quyết định có trích dẫn:
  “ Điều 28 Luật tố tụng hành chính có hiệu lực 01/07/2012.
 Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
      Luật nêu rõ ràng như vậy, thế mà Tòa án nhân dân Tối cao lại cho rằng: Đối chiếu với quy định trên, thì  các nội dung mà ông khiếu kiện theo đơn khởi kiện ngày 11/8/2011 với nội dung đã nêu trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bằng vụ án hành chính.
     Rồi Tòa Tối cao quyết định không ăn nhập với nhận định trên: “Không chấp nhận khiếu nại của ông  Nguyễn Xuân Ngữ; giữ nguyên quyết định giải quyết khiếu nại số 46/2012/QĐGQKN-HC ngày 28/02/2012 của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”.
        Người dân thấp cổ bé miệng thì đành ôm “ cục tức” vào lòng thôi, vì vụ oan ức đã đưa tới tận “thiên đình”! Theo pháp lý là cùng đường rồi!!!
      
      Kính thưa quý vị, quý vị thấy gì sai trong quyết định 533/2012/QĐ-THC  này?
      Để khỏi mất thời gian của quý vị, tôi xin phép chỉ ra cho quý vị thấy chỗ sai, đó là:
1.Tòa Tối cao hiểu không đúng khoản 1 Điều 28, nêu trên. Điều này khẳng định thẩm quyền giải quyết  của Tòa là các quyết định hành chính, hành vi hành chính (chỉ  trừ vụ việc … thuộc bí mật nhà nước…). Thì việc ông Ngữ khởi kiện Chủ tịch UBNDTPHCM không tống đạt QĐ 2666 đến ông mà bắt ông phải chấp hành, thì làm sao không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bằng vụ án hành chính ?( việc không tống đạt quyết định (được cho là quyết định thu hồi đất- QĐ 2666) mà  Tòa lại cho là bí mật nhà nước hay sao?hoặc công việc tống đạt không phải hành vi hành chính thì nó là cái gì? )
2.Quyết định 533 lại nêu: “Không chấp nhận khiếu nại của ông  Nguyễn Xuân Ngữ; giữ nguyên quyết định giải quyết khiếu nại số 46/2012/QĐGQKN-HC của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Lẽ ra, nếu Tòa Tối cao cho rằng không thuộc phạm vi giải quyết của Tòa ( như nhận định trên ), thì Tòa Tối cao hủy luôn quyết định của Tòa TPHCM mới đúng, đằng này TANDTC giữ nguyên, nghĩa là chấp nhận, cũng có nghĩa là việc khiếu kiện của ông Ngữ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa!!!( TANDTPHCM  bác đơn khởi kiện của ông Ngữ vì cho rằng quá thời hiệu, chứ không phải bác vì không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa, như nhận định của Tòa Tối cao, mà Tòa Tối cao lại  giữ nguyên?).  Lập luận của tòa sao mà mâu thuẫn vậy?
         Tiếp theo, ngày 27/03/2013, phó Chủ tịch UBNDTPHCM, Lê Minh Trí ký Thông báo số 73/TB-UBND về chấm dứt thụ lý giải quyết vụ việc tố cáo của ông Nguyễn Xuân Ngữ, quận 9 (Ông Lê Minh Trí nay đã được bổ nhiệm phó Ban Nội chính Trung ương ). Trong thông báo này có thông tin cho biết là thực hiện theo Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng và Kế hoạch số 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012 của Thanh tra Chính phủ, UBNDTPHCM phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các ngành chức năng tiến hành rà soát… Tại thông báo 73/TB-UBND  này lại tiếp tục làm sai chỉ thị 14 của Thủ tướng tại mục 1.e Tổ chức thi hành nghiêm túc, triệt để các quyết định giải quyết khiếu nại, các quyết định xử lý tố cáo…; Sai hướng dẫn 2695/TTCP-VP ngày 19/10/2012 của Thanh tra Chính phủ tại bước 2 của quy trình: Tổ chức đối thoại. Nghĩa là vụ việc khiếu nại tố cáo của ông Nguyễn Xuân Ngữ chưa có một quyết định giải quyết khiếu nại cũng như chưa tổ chức đối thoại một lần nào. Thế mà Chủ tịch UBNDTPHCM thống nhất với Thanh tra Chính phủ tại Biên bản 26/BB-UBND-TTCP ngày 10/01/2013 và kết luận: UBNDTPHCM và UBNDQuận 9 làm “Đúng pháp luật” ? Cưỡng chế thu hồi đất mà không có quyết định thu hồi đất và không tống đạt quyết định cho người có trách nhiệm thi hành mà bảo đúng pháp luật? Tôi đọc hết các luật đất đai và luật hành  chính  từ trước đến nay không thấy điều nào quy định như vậy cả?
          Vấn đề này có nằm trong  cái gọi là “lỗi hệ thống” mà đ/c Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Chủ tịch Quốc hội đã nói hay do “ lợi ích nhóm” chi phối ?
           Dù với lý do nào, Đảng ta với vinh dự và trọng trách lãnh đạo Nhà nước và xã hội, thì lãnh đạo Đảng không thể làm ngơ trước việc làm sai pháp luật của cơ quan nhà nước và nổi oan ức của người dân- người cựu chiến binh!
         Người dân đã gửi đơn khiếu kiện khắp nơi, nhiều luật sư, cơ quan, báo đài khẳng định  chính quyền vi phạm pháp luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quộc hội, các ban của Trung ương Đảng …thì chỉ làm phiếu chuyển là hết trách nhiệm. Còn các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp giải quyết như  UBND quận, UBND thành phố, Thanh tra, Tòa án… đều nói chính quyền làm đúng pháp luật ( mà không chỉ ra đúng theo điều luật nào, chỉ nói đúng chung chung ), còn người dân thì sai, nên phải bị cưỡng chế, họ cũng chưa biết họ sai theo điều luật nào? Chả lẽ cứ nhắm mắt giao đất cho “nhà nước” là tốt, là đúng; còn không giao ( vì cơ quan nhà nước không tống đạt quyết định thu hồi đất đến họ) là sai ?! Tôi được biết có hàng chục người ký đơn tố cáo và yêu cầu xử lý sai phạm, trả lại công bằng cho người dân bị chính quyền cưỡng chế lấy đất sai pháp luật cho Khu công nghệ cao quận 9, TPHCM. Bản thân tôi, ông Ngữ và người dân bị cưỡng chế thu hồi đất cho KCNC quận 9 chỉ còn kỳ vọng vào các cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng và Nhà nước. Nếu các quý vị thật lòng chống tham nhũng, thật lòng chỉnh đốn Đảng chứ không phải ra nghị quyết chỉ để an dân, thì quý vị hãy phanh phui, làm đến nơi đến chốn ( ý tôi muốn nói không nên ém nhẹm, nhận chìm, không chỉ nghe người bị khiếu nại tố cáo biện minh ). Phanh phui  vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại dự án Khu Công Nghệ Cao TPHCM thì chắc chắn sẽ làm được một phần trọng trách đó. Quý vị  “cho hốt liền” ( trích lời ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương tại Đà Nẵng 10/01/2013, xem tại  http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/cho-hot-lien-khong-noi-nhieu/99030.bld ) có thể được nhiều “ sâu”, có thể có cả “sâu to” nữa. Người dân dám ký đơn tố cáo, có ghi họ tên, số CMND… ( tức là họ dám chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều họ nêu ra, vì nói sai thì mang tội vu khống ) . Vậy thì quý vị có muốn và có dám chống tham nhũng không? ( Người dân làm theo lời kêu gọi của Chủ tịch Trương Tấn Sang tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3 sáng 17/10/2012 xem tạihttp://laodong.com.vn/chinh-tri/chu-tich-truong-tan-sang-chong-tham-nhung-dung-so-tru-um/88067.bld, nên họ ký đơn tố cáo. Nếu quý vị thật sự muốn và có dũng khí chống tham nhũng thì hãy xem xét đơn tố cáo của công dân quận 9 đã gửi cho quý vị, hoặc xem tại:http://lehienduc2013.blogspot.com/2013/04/cong-dan-quan-9-to-cao-le-thanh-hai.html

           Nhiều báo đài đã lên tiếng:UBNDQ9 cưỡng chế thu hồi đất của ông Ngữ  là sai pháp luật. Báo Tài nguyên & Môi trường ngày 17/06/2009 có bài : “Thu hồi đất của dân không đúng luật” ( xem tại:

http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=4&id=67079&code=CZ0YR67079 ,   báo Đại Đoàn kết ngày 08/10/2009 có bài: “Trở lại lọat bài “Quận 9 - TP.Hồ Chí Minh: Những vụ cưỡng chế lạ lùng”:Vô cảm hay “dối trên lừa dưới”                   

http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=3099 ).v.v.

         Qua hành trình khiếu kiện 10 năm của ông Ngữ, tôi có một nghi vấn: Đây có phải là “chiêu” hay “chiến thuật” : chây ì – phối hợp chặt chẽ trong cái gọi là “lợi ích nhóm”?: trên cứ ra công văn, phiếu chuyển, còn Chủ tịch UBNDTP thì cứ làm thinh, giả vờ như không nghe thấy gì cả, còn Tòa án và Thanh tra Chính phủ đóng vai trò làm cái phao, làm chỗ dựa bằng cách cứ nói là UBNDQ9 và UBNDTPHCM làm đúng pháp luật , không cần nêu theo điều luật nào… “Chiêu” này nhằm ngăn chặn tất cả lối đi cũng như mọi niềm hy vọng của người bị oan sai, khiếu kiện? Đây có phải là dấu hiệu: các cơ quan công quyền lợi dụng quyền công vụ đứng về một phía nhằm cưỡng ép người dân cho đến cùng đường không ? Ông Ngữ từ trước đến nay chỉ yêu cầu các cơ quan Nhà nước thực thi đúng pháp luật, thượng tôn pháp luật của một Nhà nước pháp quyền vì đó là mục tiêu mà gia đình ông và cả cuộc đời ông đã  chiến đấu, hy sinh…

          Trong đơn kêu oan, ông Ngữ cho là chính quyền Quận 9 và TPHCM thu hồi đất sai pháp luật, nhưng dùng quyền công vụ  quy kết ngược lại để cưỡng chế ông, những người chống lại thì bị bắt giam vì tội “ chống người thi hành công vụ ?” ( Có thứ công vụ nào là công vụ sai pháp luật? nhưng vẫn nhân danh công vụ?).
         Ngoài ra ông Ngữ có nghi ngờ là ông Thành, phó Chủ tịch UBNDQ9 có nhầm lẫn trong thực hiện các dự án như báo Phụ nữ ngày 04/09/2004 có bài : “Dự án tái định cư Long Bửu, quận 9: Mập mờ đền bù giải tỏa”, và như vậy có thể là đất của ông không nằm trong quy hoạch Khu công nghệ cao thành phố !?

        Qua báo chí người dân quận 9 được biết có nhiều Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xác định quy mô KCNCTPHCM, gồm: QĐ 95/2003/QĐ-TTg ngày 13/05/2003 quy mô 804 ha; QĐ 458/QĐ-TTg ngày 18/04/2007 quy mô 913,1633 ha; QĐ 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 quy mô 872 ha. Theo luật hành chính, quyết định của cùng một cấp, quyết định sau phủ định quyết định trước và phủ định quyết định của cấp dưới về một nội dung. Từ đó, người dân quận 9 kính đề nghị Quốc hội, Thủ tướng và các Bộ, Ngành trung ương, đặc biệt là Bộ Tài nguyên Môi trường cung cấp cho họ bản đồ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Khu Công Nghệ Cao ( KCNC )  872 ha và bản đồ KCNC 913,1633 ha để họ đối chiếu xem đất của họ có nằm ngoài KCNC được duyệt sau cùng hay không? Luật Đất đai và Luật phòng chống tham nhũng bắt buộc chính quyền  phải công khai, minh bạch thông tin này cho người dân.
           Đối chiếu các vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng- Hải Phòng hoặc ở Văn Giang – Hưng Yên với các vụ cưỡng chế thu hồi đất giao Khu công nghệ cao ở Quận 9 –TPHCM tôi thấy có những điểm tương đồng.
          * Chính quyền Hải Phòng dựa vào bản án số 13/2007/HC-GĐT ( 26/12/2007) của TANDTC làm cơ sở về mặt pháp lý để tiến hành cưỡng chế toàn bộ diện tích 70 ha đất của ông Lê Đình Thảo ( xem tại http://vov.vn/Xa-hoi/Xem-xet-lai-vu-cuong-che-70ha-o-Tien-Lang-Hai-Phong/200425.vov).  Sau đó bản án này còn làm chỗ dựa để UBND huyện Tiên Lãng cưỡng chế lấy đất đầm tôm nhà ông Đoàn Văn Vươn  ngày 05/01/2012. Vụ này đã có tờ báo lên tiếng cảnh báo chính quyền làm sai pháp luật.( xem Báo Đối ngoại Vietnam Economic News, bài: Cống Rộc - Thách thức không đến từ biển http://www.ven.vn/cong-roc-thach-thuc-khong-den-tu-bien_t77c561n26722tn.aspx ; Cống Rộc đang “độc” vì ai?http://www.ven.vn/cong-roc-dang-doc-vi-ai_t77c561n26723tn.aspx ; Cống Rộc – Thách thức không đến từ biển , http://www.ven.vn/cong-roc-thach-thuc-khong-den-tu-bien_t77c561n26724tn.aspx . Tôi chép lại mấy dòng này với thông điệp là: dư luận đã phát hiện và lên tiếng cảnh báo công khai sai phạm của chính quyền từ rất lâu ( 7-2008), nhưng các cơ quan từ huyện, tỉnh, bộ, Tòa án TP, Tòa án Tối cao… đều “ nhất trí”một lời là chính quyền Tiên Lãng làm đúng, còn ông Vươn thì sai, phải bị cưỡng chế… mới sinh ra cớ sự ngày 05/01/2012).
          * Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh thì dựa vào kết luận một cách khập khiểng của Thanh tra Chính phủ ( KL 256 ), các bản án của TANDTP, TANDTC, và công văn 361/NTNMT-ĐĐ ngày 30/01/2008 của Bộ Tài Nguyên Môi trường ( nêu trên ) để cưỡng chế lấy đất của hàng chục hộ dân một cách sai pháp luật.
         * Cả hai nơi đều sử dụng lực lượng cưỡng chế rất hùng hậu và rất chuyên nghiệp   ( mời xem video http://www.youtube.com/watch?v=1w1IX6wtToM ).
         * TPHCM và Văn Giang- Hưng Yên cũng không tống đạt quyết định thu hồi đất đến người dân mà lại quy kết họ không thi hành để cưỡng chế họ!!!
( Trong buổi đối thoại với nông dân Văn Giang ngày 21/08/2012, ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đã khẳng định: “… quyết định thu hồi đất là quyết định hành chính, không phải là văn bản quy phạm pháp luật, nên phải tống đạt đến đối tượng thi hành. Việc người dân không nhận được quyết định là lỗi của chính quyền địa phương”, Ông Hiển chỉ dám nói tới đó, ông không dám nói toẹt ra rằng: “ người dân không nhận QĐ được thì họ có quyền không thi hành”, nhưng ai cũng hiểu đương nhiên là như vậy!).
           Tôi nghĩ:  trong vụ ông Ngữ có lẽ các cơ quan Nhà nước đã thấy sai, nhưng lúng túng không biết sửa sai như thế nào? “Lỡ phóng lao phải theo lao”. Bởi vì nếu giải quyết đúng quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Ngữ, không khéo một số hộ dân khác lại khiếu nại, Nhà nước phải chi một khoản ngân sách khá lớn, tốn kém và tình hình thêm  phức tạp…thôi thì mong sao  các cấp các ngành ( làm như ở Tiên Lãng – Hải Phòng) , cùng “ đồng thanh, nhất trí” là việc thu hồi đất cho  dự án xây dựng Khu công nghệ cao: “Quận 9 – TPHCM làm đúng pháp luật” (!) để người dân không còn đường đi, mệt mỏi, chán nản, buông xuôi, và cuối cùng là bỏ cuộc!!! Nhưng tôi nghĩ,  giải quyết cho ông Ngữ và người dân bị oan  sai,  cái được lớn hơn là xây dựng một Nhà nước pháp quyền, và lấy lại niềm tin của người dân. Đảng ta tuyên bố và chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền, hà cớ gì các cơ quan nhà nước lại không thượng tôn pháp luật?
           Tôi kính mong quý vị có trách nhiệm Tối cao của đất nước đừng để vụ ông Nguyễn Xuân Ngữ trở thành vụ Tiên Lãng thứ hai xảy ra tại TPHCM. Thành trì, chỗ dựa của Đảng và Nhà nước là lòng dân, đặc biệt là tinh thần chiến đấu của lực lượng Cựu Chiến binh...”.
        Bức thư tôi viết hơi dài, vẽ lên một góc tối thực trạng nền hành chính và nền tư pháp Việt Nam hiện nay, với mong muốn cung cấp để quý vị xem xét, có giải pháp chấn chỉnh trước khi quá muộn.
         Cuối cùng tôi xin thưa với quý vị có  trách nhiệm Tối cao của đất nước rằng: Dù phải đi đến đâu  tôi vẫn nói: “ Cưỡng chế thu hồi đất, mà trước đó không ban hành quyết định thu hồi đất và việc buộc người dân thực hiện quyết định mà không tống đạt quyết định đó đến họ là vi phạm pháp luật, là không dân chủ, không chấp nhận được”.
           Một lần nữa tôi xin nhắc lại Điều 21 LĐĐ 1993( sđ 1998, 2001):“ Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó” để các quý vị suy ngẫm xem QĐ 2666 ( đính kèm ) của Chủ tịch UBNDTPHCM  có phải là quyết định thu hồi đất không? Quyết định này có minh thị ai là người đang sử dụng đất bị thu hồi, và thu hồi bao nhiêu mét vuông?... để giao cho Ban quản lý dự án Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh ?
          Là một công dân, một cử tri, một cựu chiến binh, một luật gia, một luật sư, một nạn nhân chất độc da cam, một cán bộ hưu trí tôi rất quan tâm và tự thấy có trách nhiệm đến các vấn đề của đất nước, tôi trân trọng và tin tưởng ở quý vị, nên tôi gửi thư này đến quý vị. Tôi kính mong quý vị dành chút thời gian để xem xét  và có giải pháp giải quyết thấu lý, đạt tình đúng pháp luật, không nên chỉ đạo cho có theo kiểu “ Phiếu chuyển” qua loa, đập dập, để cho qua và không cần kiểm tra cấp dưới có làm đúng pháp luật hay không? ( quý vị nên kiểm tra một số chính quyền cấp dưới có còn là Chính quyền của dân, vì dân, do dân nữa hay không,  hay đã biến chất rồi ? Dạo này thấy nhiều người khiếu kiện đất đai  tới Trung ương. Mời quý vị xem bài: Thời sự - cướp đất tại http://daohieu.wordpress.com/category/th%E1%BB%9Di-s%E1%BB%B1-c%C6%B0%E1%BB%9Bp-d%E1%BA%A5t/ , hoặc bài: Ai đã giúp công ty Nhị Hiệp ngang nhiên cướp đất của dân, trên báo Người Cao tuổi tại http://nguoicaotuoi.org.vn/story.aspx?id=4929&lang=vn&zone=7&zoneparent=0hoặc tại  http://www.sggp.org.vn/nhipcaubandoc/2010/2/219002/ ; Báo Thanh tra điện tử với bài : Bất lực trước sai phạm, có câu kết: Khi chính quyền đã bị tê liệt, vai trò của tổ chức Đảng, của Bí thư Phan Nguyễn Như Khuê ở đâu?   tại
           Sinh thời Bác Hồ nói:  Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố tốt hơn…”( Báo điện tử Viện Khoa học Thanh tra

           TW và Bộ Chính trị đang chỉ thị: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; ban  hành NQ "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đây là dịp áp dụng các bài học và NQ của Đảng.

          Tôi mong được quý vị có  thư phản hồi đến tôi, cho biết ý kiến của quý vị về hướng xử lý vụ này như thế nào?

            Kính chúc sức khỏe và trân trọng kính chào quý vị. Tôi đặt niềm tin ở quý vị luôn xứng đáng là Người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước và luôn là người đầy tớ trung thành của nhân dân, đang ra sức xây dựng một Nhà nước pháp quyền.
            Trân trọng kính chào.
                                                                                            Kính thư                                                                                   
                                                                               
                                                                                 LS Nguyễn Thu Giang 
TB: Đôi lời tâm huyết:
Tôi có suy nghĩ:
- Đảng viên, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh, vô cảm trước lời kêu oan thảm thiết của người dân … là suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống… và không còn xứng  đáng là đảng viên.
-Những kẻ lợi dụng chức quyền, dẫm lên luật pháp để áp bức nhân dân là những kẻ phá hoại đảng và nhà nước, là giặc nội xâm. Những kẻ đó mới chính là kẻ thù của nhân dân, nhưng chúng khéo đội lốt “công vụ”, “lợi ích chung”… làm cho lãnh đạo không nhìn thấy…Thật - giả lẫn lộn…
-Tôi đã gửi  nhiều  thư ngỏ cho một số vị, thư này quý vị có hồi âm cho tôi thì rất tốt ( tôi cần và trân trọng điều đó). Còn không hồi âm cho tôi thì một lúc nào đó công luận cũng hiểu ra họ sẽ tiếp tục nhắc lại vụ này. Những người xem thư ngỏ của tôi đều ấm ức: Không tống đạt quyết định thu hồi đất mà cưỡng chế vì không chấp hành …là hành động giống quân phiệt thời suy tàn của chế độ vua chúa , không phù hợp trong thời đại dân chủ ngày nay. Quý vị không thể lặng thinh hoặc bao che mãi được đâu!
Đính kèm:
- QĐ 2666, QĐ 13,QĐ 46, QĐ533.
-4 Giấy báo phát 23/12/2009 – Trương Tấn Sang, 25/12/2009 – Nguyễn Minh Triết, 24/12/2009 – Huỳnh Thành Lập, 24/12/2009 – Nguyễn Thanh Chín.
- Giấy báo phát 23/11/2010 – Trần Văn Truyền 
-3 Giấy báo phát 01.11.2012:Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng
-Giấy báo phát 23/05/2013 – Nguyễn Phú Trọng