Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Dân oan Bình Định, Thanh hoá kêu cứu !

ĐOÀN DÂN OAN TỈNH BÌNH ĐỊNH KÊU CỨU!
Kính gởi  cộng đồng!

 Đoàn dân oan tỉnh Bình Định  gồm 17  công dân đang có mặt tại HÀ NỘI  để  khiếu  kiện đòi đất đã bị chính quyền tỉnh Bình định  cướp đoạt ! Nhân dân đã đi khiếu kiện lâu năm  nhưng chưa được  giải quyết!
 Nhưng ngày hôm nay 28- 3 -2017 nhân dân đến bộ TN MT để yêu cầu bộ trưởng bộ TRẦN HỒNG HÀ giải quyết theo thông báo 206 / TB- VPCP  ngày 29-7-2016 mà ông TRƯƠNG HÒA BÌNH đã chỉ  đạo!
 Nhưng công an đã đàn áp và bắt dân oan tỉnh Bình Định  và dân oan tỉnh Thanh Hóa về đồn công an số 6 - Quang Trung - Hà Đông - Hà nội giam giữ!
Tôi kính mong cộng đông quan tâm chia sẻ , và tôi thay mặt bà con dân oan tỉnh Bình Định cảm ơn mọi người đã tỏ lòng lo  lắng và thăm hỏi  tình hình dân oan bị bắt ngày hôm nay!
Tôi cũng mong cộng đồng lên tiếng giúp dân oan , phản đối bọn chính quyền cươp đất của dân!

Thiếu pháp luật chuẩn mực - mọi lĩnh vực đều hỏng.

“Không kiểm soát được quyền lực, còn nhiều cán bộ hư hỏng”

(GDVN) - Ông Vũ Mão nhấn mạnh, cần phải có chương trình hành động về kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự tha hóa của cán bộ.
Chỉ trong vòng 1 tháng dư luận đã liên tiếp đề cập tới tài sản nhiều tỷ đồng của hai cán bộ cấp cao là Thứ trưởng Bộ Công Thương – bà Hồ Thị Kim Thoa và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng – ông Huỳnh Đức Thơ.
Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Mão – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định, việc báo chí công khai đề cập tới tài sản của hai vị lãnh đạo nói trên là những minh chứng cho thấy Trung ương Đảng, Chính phủ đều sẵn sàng lắng nghe và chấn chỉnh công tác cán bộ, đúng với tinh thần liêm chính, kiến tạo, hành động và nói không với nhũng nhiễu.
“Tổng Bí thư, Thủ tướng đã chỉ đạo làm rõ tài sản của Thứ trưởng Bộ Công Thương và thông tin công khai. 
Theo tôi, với trường hợp tài sản của Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng hay bất kỳ lãnh đạo nào khác cũng vậy, khi đã có phản ánh trong dư luận thì cần phải được làm rõ, vì đó là yêu cầu chính đáng của người dân đối với công tác cán bộ”, ông Mão chia sẻ.
Ông Vũ Mão phân tích, cả hai trường hợp là Thứ trưởng Bộ Công Thương và Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng đều có thông tin về tài sản đã được kê khai. 
Nhưng vấn đề đặt ra là sau khi kê khai thì có cơ quan nào thẩm tra, làm rõ xem tài sản ấy hình thành từ nguồn nào không?
Ông Vũ Mão nhận định, lãnh đạo sở hữu cổ phần ở doanh nghiệp thuộc ngành quản lý hoặc ở địa phương trực tiếp quản lý rất có thể dẫn tới thiên vị, lạm dụng quyền lực. ảnh: Ngọc Quang.
Lâu nay kê khai tài sản vẫn hình thức, tức là người ta khai theo mẫu, còn nội dung ấy có thật hay không, kê khai hết hay vẫn còn giấu giếm thì chưa có chế tài làm rõ.
Bây giờ muốn làm rõ thì phải sửa đổi, bổ sung ngay Luật phòng chống tham nhũng, quy định cụ thể hơn về kê khai tài sản.
Nếu kê khai thiếu thì xử lý thế nào? 
Vì sao vợ có hàng chục tỷ, vì sao con cái có hàng trăm tỷ?
Những điều đó cũng cần phải làm rõ để ngăn chặn tình trạng cán bộ thì chẳng có gì, mọi tài sản đều thuộc về vợ con và người thân. Thực chất thì đó chỉ là cái vỏ bọc cho những cán bộ lạm dụng chức quyền để tư lợi.
“Theo tôi, đối với cán bộ, Đảng viên giữ chức vụ thì phải công khai tài sản cho nhân dân biết. 
Ở những nước phát triển vấn đề này được coi là hết sức bình thường, bởi vì khi anh sở hữu hàng triệu đô la, hàng tỷ đô la nhưng là thu nhập chính đáng, không vi phạm pháp luật thì sao phải dấu? 
Thậm chí ở nhiều quốc gia trước khi ra tranh cử thì tài sản của các ứng cử viên đều được công bố cho cả nước biết, và còn chỉ rõ số tiền ấy đến từ những nguồn thu nhập nào. Như vậy mới là minh bạch và công bằng với sự nỗ lực của cán bộ”, ông Mão đặt vấn đề.

"Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần làm rõ tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng"

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng thẳng thắn nêu quan điểm, đối với lãnh đạo đương nhiệm ở các bộ, ngành, địa phương mà sở hữu cổ phần tại các doanh nghiệp dưới quyền quản lý trực tiếp thì đó là việc cần phải loại bỏ, tránh chuyện lạm dụng quyền lực tư lợi.
“Báo chí đề cập tới số cổ phần ở Công ty Điện Quang mà Thứ trưởng Bộ Công Thương sở hữu lên tới cả trăm tỷ đồng. Doanh nghiệp ấy có thuộc sự quản lý của Bộ Công Thương không? Nếu có thì đó là một kẻ hở mà Chính phủ cần phải sớm tìm cách ngăn chặn.
Đối với tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng, báo chí cho biết ông này cũng có cổ phần ở một số doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp động trên địa bàn và tới 4 doanh nghiệp khác nhưng chưa rõ là doanh nghiệp nào? 
Liệu có phải là những doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng không? Nếu doanh nghiệp cũng hoạt động tại địa phương thì dư luận có lý khi nghi ngờ có sự nâng đỡ của những lãnh đạo đang nắm giữ cổ phần ở doanh nghiệp ấy.
Nếu chúng ta nhìn sang nước Mỹ thì sẽ thấy rằng, trước khi nhậm chức một ngày, Tổng thống Donal Trump đã công khai rút khỏi vị trí điều hành ở 400 doanh nghiệp. Và không phải ông Trump tuyên bố như thế là xong mà còn có cả một tổ chức được lập ra để giám sát tuyên bố ấy của ông Trump. 
Đó là một thì dụ điển hình và là bài học cần thiết cho công tác cán bộ của chúng ta”, ông Mão bày tỏ.
Thành phố Đà Nẵng. ảnh: giaoduc.net.vn
Kiểm soát quyền lực cần phải làm rốt ráo
Hội Nghị Trung ương 4 nhiệm kỳ Đại hội lần thứ 12 của Đảng năm 2016 đã đề cập tới một vấn đề hết sức quan trọng là “kiểm soát quyền lực”.
Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian vừa qua để xử lý sai phạm với những cán bộ đã nghỉ hưu và kiên quyết xử lý với cả cán bộ đương chức (nếu có vi phạm) đã cho thấy những nỗ lực chống tham nhũng không có vùng cấm, làm trong sạch đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ cấp bách, là mục tiêu hàng đầu của Đảng.
Ông Mão nêu rõ: “Khi Đảng nhận thức và quyết liệt, Tổng Bí thư lên tiếng chỉ đạo thì có những chuyển biến tốt hơn. Thủ tướng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh về Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, nói không với nhũng nhiễu, tiêu cực là điều rất cần thiết và được nhân dân hoan nghênh.
Nhưng nếu chỉ là nỗ lực của Tổng Bí thư, của Thủ tướng và một số cán bộ thôi thì không bao giờ giải quyết tận gốc được vấn đề, mà cái quan trọng là phải tạo nên sự chuyển biến của cả hệ thống”.
Để tạo được sự chuyển biến của cả hệ thống từ Trung ương tới địa phương, theo ông Vũ Mão, cần phải đánh giá cho đúng những tồn tại trong cơ chế chính sách và hệ thống luật pháp và kiên quyết  có sự điều chỉnh, sửa đội mạnh mẽ.
Ông Mão chia sẻ: “Từ kỳ họp Hội nghi cuối cùng của Trung ương khóa VIII để chuẩn bị cho Đại hội IX của Đảng, tôi đã đề cập tới vấn đề kiểm soát quyền lực, nhưng đáng tiếc là suốt 16 năm qua vẫn chưa được quan tâm đúng mức, cho nên sự chuyển biến trong cơ chế kiểm soát quyền lực quá chậm.
Trong Hiến pháp hiện nay đã nêu nhiệm vụ và quyền hạn của tất cả các cơ quan Nhà nước. Quy định Quốc hội có 14 nhiệm vụ và quyền hạn, Chủ tịch nước có 9 nhiệm vụ và quyền hạn, Thủ tướng có 7 nhiệm vụ và quyền hạn... nhưng Điều lệ Đảng chưa có quy định những nội dung cụ thể nào.

Tướng Thước: “Nhiều người vào Đảng là để lợi dụng, leo cao”

Tôi đề nghị muốn kiểm soát quyền lực có hiệu quả thì cần nghiên cứu để đưa vào Điều lệ Đảng những quy định cần thiết, cần có Luật về sự lãnh đạo của Đảng… nhằm giúp các vị trí cán bộ lãnh đạo thực hiện tốt hơn nhiệm vụ với nhân dân, với đất nước”.
Ông Vũ Mão nêu rõ, đến nay vẫn chưa có sự tách bạch quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Tình trạng này dẫn đến hậu quả tham nhũng không thể lường được. Vì vậy, cần tổng kết nghiêm túc việc tổ chức bộ máy Chính phủ trong hơn 10 năm vừa qua để có những đổi mới cho phù hợp. 
Những sự việc xảy ra trong thời gian qua cho thấy có nhiều bất ổn trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nắm giữ các chức vụ ở từng doanh nghiệp và vấn đề quản lý tài chính của từng doanh nghiệp.
Tính sơ sơ về khối lượng công việc thì Bộ trưởng của những Bộ như thế ở ta phải chịu áp lực rất lớn, áp lực nhiều hơn hẳn Bộ trưởng ở những nước khác.
Nhưng cũng chính vì cùng một lúc quản lý và ôm đồm quá nhiều việc như thế cho nên nhiệm vụ chính của các Bộ trưởng ở tầm vĩ mô như nghiên cứu chiến lược, chỉ đạo quy hoạch các lĩnh vực mình phụ trách thì lại chưa làm tròn.
Thí dụ rõ nhất đó là Bộ Công Thương vừa sửa đổi Thông tư 20/2011 (bỏ đi một số loại giấy tờ, thủ tục gây khó khăn cho doanh nghiệp). 
Nhưng vấn đề đặt ra là vì sao một quy định gây khó khăn cho doanh nghiệp như vậy, thậm chí đã có Đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn mà hơn 5 năm sau mới loại bỏ. Thế thì hậu quả từ những quy định trái khoáy như vậy suốt hơn 5 năm qua đã gây ra hệ lụy gì? Có ai chịu trách nhiệm với những quy định rườm rà gây khó khan cho doanh nghiệp không?
Trên thực tế, hoạt động của nhiều doanh nghiệp thuộc sự quản lý của các bộ cũng không hiệu quả. Thậm chí đã xảy ra nhiều vụ việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, làm thất thoát tài sản của nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, để rồi cuối cùng thì Chính phủ phải giải quyết hậu quả.
Chính vì để các doanh nghiệp trực thuộc các bộ, ngành quá lâu như vậy nên mới khiến cho tài sản bị hao hụt và nhân dân hoàn toàn có lý khi bày tỏ những bức xúc, khi mà tiền thuế của dân đóng góp đã bị tiêu xài phung phí.
Đến bây giờ rất may là Chính phủ đã quyết liệt hơn với công tác cổ phần hóa, và đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ thoái vốn đối với nhiều doanh nghiệp ở mức không còn nắm cổ phần chi phối.
Đó là những chỉ đạo cần thiết để giải quyết ngay vấn đề trước mắt để có thời gian hoàn thiện các quy định kiểm soát tài sản nhà nước và cũng là kiểm soát quyền lực đối với lãnh đạo từng bộ, ngành, địa phương.

Đâu là tế bào gốc của xã hội “nhóm lợi ích”?

Ông Vũ Mão đánh giá: “Chúng ta nói rằng xây dựng nhà nước pháp quyền vậy thì phải tập trung mọi nguồn lực vào mục tiêu này. Hiện nay luật khung, luật ống vẫn còn nhiều quá, cho nên mới dẫn tới tình trạng chờ Nghị định, chờ Thông tư.
Và để tránh tình trạng có những Thông tư gây ra khó khăn cho người dân, khó khăn cho doanh nghiệp thì cần phải đưa ra trưng cầu dân ý theo quy định của luật. Nếu không có giải pháp căn cơ thì có thể làm tàn lụi những nhân tố mới.
Bên cạnh đó, theo tôi cần phải nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội. Tức là với mỗi đạo luật được Quốc hội thông qua, còn cần coi trọng việc giám sát các Nghị định, Thông tư, xem có những nội dung gì trái với luật.
Đó cũng là một biện pháp kiểm soát, giám sát quyền lực đối với cán bộ lãnh đạo, để họ không thể tùy tiện, không thể giàu lên một cách đột ngột”.

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Hà tĩnh - lãnh đạo lừa tiểu thương ?

"KHÁNH ƠI, MÀY LỪA DÂN! TRẢ LẠI TIỀN CHO DÂN!"

Đó là tiếng la hét phẫn nộ của hơn 20 chủ cơ sở đông lạnh ở Lộc Hà (Hà Tĩnh), mỗi lần họ kéo đến Ủy ban Nhân dân tỉnh hay nhà riêng của Chủ tịch tỉnh Đặng Quốc Khánh để đòi tiền bồi thường liên quan đến thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

Ít ai biết chuyện những cơ sở đông lạnh hải sản đang khẳng định mình là nạn nhân không chỉ của Formosa mà còn của những lừa mị từ phía nhà nước.

ĐỘNG VIÊN DOANH NGHIỆP MUA HẢI SẢN GIÚP DÂN

Hai xã Thạch Kim và Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ gia đình kinh doanh kho đông, kho lạnh. Hàng năm, những cơ sở này thu mua một lượng hải sản rất lớn từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Chính vì thế, khi thảm họa môi trường bắt đầu ở miền Trung vào đầu tháng 4 năm ngoái, ít nhất bốn tỉnh đã chịu thiệt hại nặng nề, và các cơ sở đông lạnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề theo.

Điều đáng nói là chuyện xảy ra khi chỉ còn hai tháng nữa là đến kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Trước tình hình đó, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh (gồm Chủ tịch Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Đặng Ngọc Sơn) và UBND huyện Lộc Hà đã trực tiếp đến hiện trường – cảng cá Thạch Kim – để vận động doanh nghiệp trên địa bàn thu mua hải sản giúp dân nhằm đảm bảo an ninh trật tự trước cuộc bầu cử.

Theo phản ánh, lãnh đạo đã kêu gọi, kèm với lời hứa hẹn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, kể từ khi các cơ sở đông lạnh bỏ tiền tỷ để mua hải sản cho đến nay, họ không nhận được một đồng nào từ các cấp chính quyền.

Trước thời điểm xảy ra thảm họa, các kho đông lạnh đang còn tồn đọng hơn 1.131 tấn cá, mực với tổng giá trị gần 70 tỷ đồng. Số hải sản này còn chưa tiêu thụ, họ đã mua thêm hàng trăm tấn nữa, theo lời kêu gọi của lãnh đạo tỉnh và huyện.

… RỒI LỜ CHUYỆN HỖ TRỢ

Lá đơn kiến nghị đầu tiên của 21 cơ sở đông lạnh, đề ngày 23/8/2016, nêu rõ:

“Chúng tôi đã tin tưởng vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, cũng như tin tưởng vào con người và lời nói của các lãnh đạo tỉnh và huyện (bồi thường 100% giá trị hàng hóa thu mua được nếu bị tiêu hủy, bồi thường 30% giá trị hàng hóa mua được do chênh lệch giá), chúng tôi đã chấp hành, chung tay thu mua hầu hết các sản phẩm của các tàu thuyền đánh bắt được nên đã góp phần rất lớn làm ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn cũng như tạo điều kiện cho bà con ngư dân yên tâm tiếp tục ra khơi bám biển…”.
 

“Các sản phẩm thủy sản được thu mua trước và sau khi xảy ra sự cố môi trường biển ở 20 kho đông lạnh đến nay không tiêu thụ được, gây thiệt hại nặng nề cho các cơ sở đông lạnh như: kinh phí chi trả tiền điện, lãi suất vay vốn lưu động quay vòng, lãi suất hàng tháng ngân hàng, các khoản vay vốn ngân hàng đến hạn không thể trả được…”.

Ông Nguyễn Viết Long, chủ cơ sở đông lạnh Long Huệ (xã Thạch Bằng), là một trong những hộ bị thiệt hại nặng nề nhất. Ông kể lể: “Riêng cái kho này tôi đầu tư 9 tỷ 700 triệu, còn tiền hàng là 11 tỷ 600 triệu. Mỗi tháng tôi trả cho công nhân trung bình 5 triệu đồng/người – bây giờ thì chẳng còn tiền mà trả họ nữa nên vợ chồng phải tự thay nhau làm. Ngoài ra, còn tiền điện, tiền nước, máy móc thiết bị… cũng phải trên 150 triệu đồng một tháng. Mà doanh nghiệp thì đang tê liệt. Hiện tôi vẫn còn nợ ngân hàng. Trong khi tiền Formosa bồi thường thông qua nhà nước thì chúng tôi không nhận được một xu. Thế thì lấy đâu ra mà trả ngân hàng được, phá sản là chắc rồi”.

Hộ ông Long chỉ là một trong gần 50 cơ sở đông lạnh ở huyện Lộc Hà đang phá sản. 21 cơ sở trong số này đã gửi đơn kiến nghị đến các cấp, gồm Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thủy sản. Bốn đơn kiến nghị tập thể đã được gửi trong tháng 8, tháng 9, tháng 10/2016 và tháng 1/2017 (về sau, số cơ sở tham gia khiếu nại có lúc tăng lên tới 36).

Ngoài ra, họ còn hàng chục lần đến UBND huyện, UBND tỉnh,  nhà riêng lãnh đạo tỉnh, rồi “lên Trung ương”, nhưng không có kết quả. Cán bộ các nơi đều chỉ hứa hẹn “sẽ xem xét giải quyết cho bà con” nhưng là hứa miệng, không thể hiện bằng văn bản, cũng không nói là bao giờ sẽ làm.

Ông Nguyễn Viết Long ôm đầu: “Thật sự là chúng tôi không biết phải làm thế nào. Nói về hướng xử lý thì cơ quan chức năng chưa cho hướng nào cả. Từ sau Quyết định 1880 của Thủ tướng, hết Bộ Công Thương rồi lại Bộ Nông nghiệp hẹn tháng 11, rồi tháng 12 sẽ đền bù, nhưng bây giờ tháng 3 rồi mà trong tay dân vẫn không có đồng nào. Chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều lần, nhiều nơi. Thanh tra Chính phủ gọi về yêu cầu UBND tỉnh giải quyết, tỉnh lại bảo ‘sẽ xem xét’. Cứ đá qua đá lại như vậy, chúng tôi biết trông cậy vào đâu?”.

DOANH NGHIỆP THIỆT ĐƠN THIỆT KÉP

Khi được hỏi, lãnh đạo tỉnh có cam kết bằng văn bản khi kêu gọi doanh nghiệp thu mua hải sản giúp dân không, ông Nguyễn Hồng Phượng, chủ cơ sở đông lạnh Hải Phượng, bực bội: “Đó, bây giờ hắn cũng hỏi y hệt vậy. Hồi đó chính quyền kêu gọi bằng miệng chứ đâu có văn bản, mà là Chủ tịch tỉnh với Phó chủ tịch tỉnh đứng ra vận động, dân chẳng lẽ không tin? Họ nói bà con cố gắng mua hải sản cho ngư dân để giúp đảm bảo an ninh, hứa là sẽ bù lại, dân chẳng nhẽ không tin? Họ cứ nói thế, không văn bản, không giấy tờ gì. Bà con ở đây thì tin tưởng lắm, cứ ngỡ chủ tịch tỉnh nói thì chắc chắn đúng. Cuối cùng, không hỗ trợ gì mà trái lại, còn làm chúng tôi phá sản”.

Hiện tại, các cơ sở đông lạnh vẫn đang ăn vào vốn, và vẫn phải tiếp tục duy trì hệ thống kho đông kho lạnh. Một phần lý do, như ông Nguyễn Viết Long nói, là “phải bảo quản để giữ hiện trạng, chứ không thì cơ quan chức năng lại hỏi ‘cá đâu rồi’, ‘có đúng mua rồi không’, thế này thế khác”.

Lý do thứ hai, đáng lo ngại hơn, là thực ra cũng không có phương án tiêu hủy. Một số loài cá như cá nục gai, nục sô, bạc má, chỉ cần tiếp xúc với không khí bên ngoài 1-2 tiếng là phân hủy, bốc mùi hôi thối, cho nên phải duy trì bảo quản đông lạnh liên tục. Nhà ông Lê Viết Huy, chủ cơ sở Huy Lộc, còn giữ tới hàng chục thùng gỗ, chứa hơn 42 tấn sứa từ đầu hè năm ngoái đến nay, không vứt đi đâu được. Sứa đã phân hủy, bốc mùi rất nặng sang cả nhà hàng xóm.

Phẫn uất và tuyệt vọng, các chủ cơ sở đông lạnh đã vài lần mặc áo tang, kéo đến nhà riêng Chủ tịch tỉnh đòi chất vấn, nhưng không được tiếp. Thậm chí, họ tố cáo công an mặc thường phục xua đuổi họ và khiêng một số người, kể cả phụ nữ, lên ô-tô chở đi nơi khác.

Có thể nói toàn bộ câu chuyện này xuất phát từ việc thiếu một sự tham vấn đầy đủ, ngay từ đầu, của chính quyền đối với người dân. Không lắng nghe, không tham vấn thì chẳng nhà nước nào có thể tính toán được hết những thiệt thòi mà người dân phải gánh chịu.

Cũng chưa có dấu hiệu gì cho thấy chính quyền có giải pháp nào cho vấn đề hiện nay của các chủ cơ sở đông lạnh – một trong những đối tượng bị thiệt hại trực tiếp trong thảm họa môi trường biển.

Phạm Đoan Trang

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Các công dân Thanh Hoá khiếu nại việc chính quyền cưỡng chế nhà đất.

Kính gửi: Các cơ quan chức năng có thẩm quyền về luật đất đai.
Kính Gửi: Các nhà báo chí, Đài Truyền Hình, Đài Phát Thanh Từ Trung Ương đến Địa Phương
Cẩm Lương, Ngày 21 Tháng 12 Năm 2016
Chúng tôi đại diện 4 hộ gia đình gồm ông Cao Như Vũ; Bùi Đình Lâm; Bùi Văn Lộc và Bùi Văn Lộng, cùng trú tại thôn Kim Mẫm 2 xã Cẩm Lương, Huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh Hóa xin trình bày với cơ quan chức năng có thẩm quyền về luật đất đai cùng toàn thể Các nhà báo đài truyền hình về sự việc như sau:
Theo như chúng tôi được biết thì hiện nay chỗ ở sinh hoạt của chúng tôi đang có dự án: Đầu tư xây dựng công trình cầu bê tông cốt thép đi xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hóa theo Ban Quản lý dự án giao thông II - Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa. Dự án này có 74 hộ dân thuộc diện đền bù nhưng chỉ có chỉ có 8 hộ mất nhà, còn lại hộ khác chỉ mất đất canh tác và đã nhận được tiền bồi thường, còn riêng 4 hộ gia đình chúng tôi hiện nay vẫn chưa nhận được. Với lý do là số tiền đền bù quá thấp nên chúng tôi không thể nhận để di chuyển ra khu ở mới. Hơn nữa chúng tôi lại càng không chấp nhận chỗ khu tái định cư mới được vì vùng trũng sâu quá 5met so với mặt bằng chung, tương lai có thể lên đến 10m hoặc hơn nữa, đó là chưa kể đến thiên tai lũ lụt có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Riêng gia đình ông Cao Như Vũ thuộc đất Lô 2. Đất Lô 1 là 700.000 mà Lô 2 lại tính là 120.000 .
Địa hình thuận lợi để phát triển kinh tế và những tài sản có giá trị nên với chúng tôi không cảm thấy hài lòng.

Tuy chúng tôi đã viết đơn rất nhiều lần lên cấp trên nhưng cũng chỉ nhận được kết quả không thay đổi nên mới dẫn đến việc cưỡng chế thu hồi đất. Đang Trong thời gian khiếu nại chờ Thanh Tra quyết định thì Ban Cưỡng Chế tự ý vào dọn đồ và phá dỡ nhà

Ngày 15/12/2016, Ban cưỡng chế GPMB gồm các ông bà:
1) Hà Khắc Tuấn – Trưởng Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện,
2) Trần Duy Hưng – Trưởng Phòng Kinh Tế Hạ Tầng Huyện,
3) Vũ Văn Hưng – Phó Thanh Tra Huyện,
4) Bùi Quốc Bảo – Phó Chủ Tịch Xã Cẩm Lương,
Đã đến để thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với 4 hộ gia đình chúng tôi. Trong đơn khiếu nại đến các cấp trên chúng tôi có nêu rõ “Chúng tôi đề nghị nhà nước làm nhà cho gia đình chúng tôi đến nơi ở mới, chúng tôi sẵn sàng bàn giao mặt bằng cho nhà nước” nhưng bà Mai Thị Hà – Phó chủ Tịch UBND Huyện nói “Nhà nước không thể làm nhà cho các hộ”.

Về phía gia đình ông Cao Như Vũ đề nghị cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem lại vấn đề đất thổ cư theo số 4545/2014/QĐ-UBND Tỉnh Thanh Hóa ngày 18/12/2014. Theo như Video Clip Chúng Tôi đã ghi lại để làm chứng sau này thì chúng tôi nhận thấy rằng Ban Cưỡng Chế tự ý di chuyển đồ đạc, Tự ý mang chân nhang, bàn thờ, bát hương tổ tiên của chúng tôi , không chỉ vậy Ban Cưỡng Chế còn đánh, kéo, bắt người vô tổ chức.

CÔNG AN ĐÁNH BẮT NGƯỜI VÔ TỔ CHỨC
 Về Phía gia đình ông Bùi Văn Lộng thì kiến nghị gia đình chúng tôi thuộc gia đình liệt sĩ có công với cách mạng đáng nhẽ ra là gia đình chúng tôi phải được ưu tiên. Tại sao chúng tôi quay clip làm chứng mà Ban cưỡng chế lại không cho? Tại sao chúng tôi viết đơn tay mà Ban Cưỡng Chế không phân phát bản copy cho chúng tôi? Hành động của Ban Cưỡng Chế như vậy chúng tôi không thể chấp nhận được.

Công văn một đường cưỡng chế một nẻo. Chúng tôi nhận thấy rằng đây là ức hiếp bóc lột dân chứ không phải là cưỡng chế thu hồi đất. Sau khi vụ việc này chưa xong thì Báo đài phát thanh truyền hình Cẩm Thủy lại đưa tin không đúng sự thật. Nói dân cố tình không chấp hành, gây cản trở công trình. Và được nhân dân trong khu vực đồng tình ủng hộ. Chúng tôi thật sự thấy ấm ức phải cắn răng chịu đựng.

 Hiện nay chúng tôi chưa có nhà ở, chúng tôi vẫn sống tạm bợ qua ngày. Mong các cơ quan chức năng sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho 4 gia đình chúng tôi để chúng tôi có một cái tết Đinh Dậu thật đầm ấm.
- Đề nghị cơ quan chức năng, thẩm tra, có thẩm quyền xác minh giải quyết lại theo đúng chính sách pháp luật, đúng quyền lợi hợp pháp.
- Đề nghị áp dụng hình thức xử lí thích đáng đối với Ban Cưỡng Chế.
Tôi xin cam đoan trước cơ quan tổ chức, về nội dung khiếu nại trên kèm theo và chúng tôi có đầy đủ giấy tờ có liên quan là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại.
Mọi video Clip về sự việc được đăng tải https://www.youtube.com/channel/UCAS-U3STCNuy46-mCBRBOZw
 Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Email này:  kimmam2camluong@gmail.com
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!!!

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Quốc nạn về quản lý môi trường !

Chất lạ màu vàng bao phủ một vùng biển Thừa Thiên Huế



Vệt nước màu vàng có chất nhờn được người dân phát hiện dạt vào ven biển xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) sáng nay.

Ngày 23/3, người dân ở xã Lộc Vĩnh chứng kiến vùng nước ven biển, gần cảng Chân Mây - Lăng Cô bỗng chuyển màu vàng lạ, sờ vào thấy nhờn.

Anh Phan Thanh Vinh, công nhân nạo vét luồng lạch gần cảng Chân Mây - Lăng Cô cho biết, khi lội nước biển để thi công, anh thấy người ngứa ngáy nên đã tạm nghỉ làm, lên bờ.

chat-la-mau-vang-bao-phu-mot-vung-bien-thua-thien-hue
Nước biển màu vàng với chất nhờn đặc quánh ở ven bờ cảng Chân Mây - Lăng Cô. Ảnh: Võ Thạnh.
Theo ông Nguyễn Văn Nghị (63 tuổi, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc), những vệt nước màu vàng đặc quánh đã cuộn vào khu vực cảng từ khoảng 5h30 sáng.

"Sáng sớm nước có màu vàng đặc quánh hơn, đến gần trưa thì nước nhạt dần. Khu vực này tôi nhiều lần thấy dải nước màu đỏ, nhưng nước màu vàng như thế này thì thấy lần đầu”, ông Nghị nói.

chat-la-mau-vang-bao-phu-mot-vung-bien-thua-thien-hue-1
Dải nước màu vàng theo luồng lạch đã vào đến gần khu vực nuôi tôm của người dân. Ảnh: Võ Thạnh.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Phan Văn Thông, cho biết Sở sẽ lấy mẫu nước để tìm nguyên nhân.

Võ Thạnh
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chat-la-mau-vang-bao-phu-mot-vung-bien-thua-thien-hue-3559675.html

Việt nam đạt thứ hạng top đầu về tham nhũng !

Tổ chức minh bạch toàn cầu vừa công bố kết quả khảo sát mức độ tham nhũng các quốc gia Á Châu năm 2016-2017, trong đó, Việt Nam có mấy "quả bóng" to thù lù và "quả bóng" to nhất là cảnh sát / công an ăn hối lộ. Tiếp theo đó là hai "quả bóng" hối lộ trong trường học và bệnh viện.
 Cùng với Quốc nạn về môi trường bị phá hủy nghiêm trọng do quản lý yếu kém khiến các nhà đầu tư FDI bỏ chạy hết thì Quốc nạn tham nhũng đã đưa Việt nam đến bờ vực phá sản.
 Niềm tin của dân chúng vào hệ thống điều hành Đất nước đã tụt xuống mức gần 0 khi mọi lĩnh vực liên quan đến đời sống của họ đều tệ hại.




Nguồn: https://www.transparency.org/whatwedo/publication/people_and_corruption_asia_pacific_global_corruption_barometer

Nhiệt tình cộng ngu dốt thành phá hoại !

◉  23/3/2017 - 17:06: "Năm 2017 dự báo nóng điên người kèm siêu bão
... Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, lãnh đạo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết dự báo từ đầu tháng 3-2017 cho thấy hiện tượng El Nino đang có khuynh hướng trở lại..." (http://plo.vn/do-thi/nam-2017-du-bao-nong-dien-nguoi-kem-sieu-bao-690698.html)




◉ 23/3/2017 | 15:35: "Gần 100 cây xanh bị chặt trong chiến dịch lập lại trật tự lòng đường
Triển khai việc lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, xã Cẩm Yên (Thạch Thất, Hà Nội) đã cho chặt hạ 89 cây xanh trên tuyến đường liên thôn, liên xã dài 3,5 km.
...Xã thống kê có 86 hộ dân đã trồng tổng số 89 cây xanh, trong đó 71 cây có đường kính dưới 10 cm, 18 cây có đường kính 10-20 cm.
Sau khi xã cho lực lượng đốn hạ cây, trên đường vẫn còn nguyên những gốc cây đường kính từ 40-60 cm..." http://vnexpress.net/photo/thoi-su/gan-100-cay-xanh-bi-chat-trong-chien-dich-lap-lai-trat-tu-long-duong-3559733.html
► BONUS: "Cây xanh bị 'giải tỏa' trong chiến dịch vỉa hè khiến người dân bất bìnhTrong chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, gần 100 cây xanh ở các thôn Yên Lỗ, Cẩm Bào, Kinh Đạ (Thạch Thất, Hà Nội) đã bị chặt hạ. Người dân địa phương không đồng tình vì cho rằng cây xanh tạo bóng mát, không ảnh hưởng giao thông." http://video.vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/cay-xanh-bi-giai-toa-trong-chien-dich-via-he-khien-nguoi-dan-bat-binh-3559797.html

TS Nguyễn Hồng Kiên

Cựu lãnh đạo Đà Nẵng đề nghị thanh tra tài sản Huỳnh Đức Thơ !

Cựu lãnh đạo Đà Nẵng gửi “tâm thư" lên cấp cao nêu đích danh ông Huỳnh Đức Thơ

(GDVN) - Người gửi tâm thư công khai xuất hiện và cam kết chịu trách nhiệm trước Nhân dân, trước Đảng và Pháp luật về các nội dung được nêu ra và mong được làm rõ.
Ông Nguyễn Đăng Lâm, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (tiền thân của Đà Nẵng ngày nay) vừa có bức “tâm thư” dài 05 trang với tiêu đề:“Đề nghị xem xét những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng – Huỳnh Đức Thơ”.
Đã kê khai sao cơ quan của Đảng không kiểm tra?
Hôm 22/3, xác nhận với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam rằng mình là chủ nhân của bức tâm thư nêu trên, ông Nguyễn Đăng Lâm chia sẻ: Sau khi học nghị quyết Trung ương 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng - ngăn chặn - đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, bản thân ông thấy có nhiều vấn đề thành phố Đà Nẵng cần phải xem xét, chấn chỉnh.
Ông Nguyễn Đăng Lâm, nguyên Phó chủ tịch Quảng Nam - Đà Nẵng kiến nghị cơ quan chức năng làm rõ số tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng, ông Huỳnh Đức Thơ. Ảnh: VS
“Mấy hôm nay rộ lên việc báo chí nói về tài sản của ông Thơ (Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ) thì tôi rất bức xúc.
Tâm thư của tôi là mong lãnh đạo thấy được, đã ra nghị quyết phải làm đến nơi đến chốn, còn làm nửa vời thì lòng tin của người dân khó mà đạt được theo ý nguyện của Đảng. 
Tôi không nhằm đánh vào một cá nhân nào hết. Nhưng tôi thấy đã là Chủ tịch, Phó bí thư của một thành phố thì phải gương mẫu trong đạo đức, lối sống…” ông Lâm nói.
Trang cuối cùng trong bức tâm thư của ông Nguyễn Đăng Lâm. Ảnh nhân vật cung cấp cho Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Theo ông Lâm, dù tài sản anh đã kê khai nhưng tại sao cơ quan của Đảng không kiểm tra? Tài sản đó ở đâu ra mà nhiều thế? Quá trình từ lúc kê khai đến nay có phát sinh thì có bổ sung không
Nếu không làm rõ thì sẽ  làm mất uy tín của Đảng.
“Tâm tư, tình cảm của tôi, một cán bộ nghỉ hưu, nhưng với hơn 40 năm tuổi Đảng, cũng đã đóng góp công sức cho sự nghiệp cách mạng, thấy như thế là không được. 
Tôi có gửi bức thư đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ để cho Đảng viên và quần chúng họ tin tưởng. 
Tôi không quy chụp ai mà chỉ là tâm thư khẩn, nói lên nguyện vọng của một Đảng viên trước thực tại để cán bộ Đảng viên yên tâm” ông Lâm cho biết thêm.
Ông Lâm cho rằng, trong sự việc này (kê khai khối tài sản của ông Thơ) thì trắng ra trắng, đen ra đen. Cái gì sai thì phải nói sai, không được lấp lửng. 
“Tự nhiên, một đồng chí Chủ tịch có tài sản lớn như vậy thì đâu có thể chấp nhận được. Ngay như tôi là một sinh viên tốt nghiệp ở Hà Nội, năm 1971, tình nguyện về quê hương chiến đấu. 
Và từ đó đến nay, tôi chỉ có một cái nhà này thôi (ở quận Hải Châu, Đà Nẵng), còn không có tài sản nào khác. 
Đây là hạnh phúc được nhân dân, Đảng và nhà nước ưu ái, xã hội cũng chấp nhận. Hai vợ chồng suốt 40 năm cách mạng (vợ ông cũng 40 năm tuổi Đảng) có cái nhà thì không ai nói gì. 
Nhưng ở đây (tài sản kê khai của ông Huỳnh Đức Thơ-PV), nào là nhà cửa, đất đai, vốn liếng, liên doanh, góp vốn, rồi đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản… thì lớn quá. Một cán bộ lãnh đạo thì không nên có những tài sản quá lớn như vậy” ông Lâm nói.
Phải minh bạch để dân tin tưởng
Ông Lâm cho rằng, các cơ quan chức năng phải vào cuộc để làm rõ nguồn gốc số tài sản trên của ông Thơ.
“Số tài sản như vậy đối với một người làm công ăn lương thì cũng đã là quá lớn. Ngày xưa, ông Thơ chỉ là một giám đốc doanh nghiệp nhỏ về nuôi trồng thủy sản, khi đó tôi là Phó Chủ tịch nên biết mà. 
Hồi đó, tài sản ông không bao nhiêu. Vậy tại sao giờ lại có tài sản lớn như vậy? Tôi đọc báo cũng thấy ngỡ ngàng” ông Lâm chia sẻ.

“Không kiểm soát được quyền lực, còn nhiều cán bộ hư hỏng”

(GDVN) - Ông Vũ Mão nhấn mạnh, cần phải có chương trình hành động về kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự tha 
Dù anh có kê khai minh bạch nhưng tại sao cơ quan kiểm tra Đảng và nhà nước không làm rõ để dân yên tâm?
Nếu làm rõ là anh minh bạch, chân chính thì người ta cũng không nghi ngại gì. Tôi gửi tâm thư cũng chỉ với mong muốn đó – ông Lâm cho hay. 
“Số tài sản liệt kê trong tâm thư của tôi giống như báo chí đã nói và ông Thơ cũng đã thừa nhận thì một cán bộ bình thường không thể có tài sản như thế được. Cần phải làm rõ. Nếu chứng minh được của cha mẹ, của gia đình hay từ một nguồn nào đó thì cũng đỡ trong dư luận”. 
Thông qua tâm thư này, tôi không phải đánh vào cá nhân ai mà mong muốn đã là lãnh đạo chủ chốt của Đà Nẵng thì phải sống trong sạch. 
Tất nhiên người ta nói trong sạch thì không phải là không có tài sản gì hết nhưng số tài sản đó vừa với đồng lương và cống hiến của mình. 
Ông Thơ là một cán bộ trưởng thành sau giải phóng chứ không phải là những người kỳ cựu ở đây.
“Mong muốn của tôi thì chắc chắn có người nói này khác. Nhưng sau khi học nghị quyết Trung ương 4 thì mình có trách nhiệm phản ánh” ông Lâm nói thêm.
“Tôi mong muốn những cán bộ trẻ họ tiếp bước lên làm được những gì kế bước anh em. Truyền thống của anh em Quảng Nam – Đà Nẵng xưa kia và Đà Nẵng ngày nay, mảnh đất trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ. 
Tốn biết bao xương máu mới có ngày hôm nay thì cán bộ bây giờ họ có thể có tài sản, có nhà ở, có xe ô tô đi… nhưng nó phải đồng nghĩa với túi tiền, mức lương, công sức lao động. Những cái này tôi không kết luận tham ô mà có nhưng phải minh bạch ra” ông Lâm khuyến nghị. 
“Như mình làm cán bộ nghỉ hưu, có được cái nhà là mừng rồi. Như thế là mình được ưu ái chứ còn những người bạn chiến đấu đang nằm dưới đáy mồ, có được hưởng gì đâu. 
Một đơn vị ngày xưa, cả 1.200 người vào mở đường giải phóng, có biết bao nhiêu người ngã xuống trên đường vì sốt rét, bom đạn… Họ có được hưởng gì đâu. Bây giờ mình còn lại là quá hạnh phúc” ông Lâm bày tỏ.
Cũng theo ông Lâm, việc công khai tài sản không chỉ đối với ông Thơ mà đã lãnh đạo có chức có quyền thì cần phải công khai rõ ràng, minh bạch. Không để tình trạng về hưu rồi được xem như “hạ cánh an toàn”.
“Những anh nào có chức có quyền thì phải mình bạch, công khai tài sản. Trong chi bộ hay kể cả trong tổ dân phố sinh hoạt thì họ cũng cần phải biết số tài sản này. Cái này của mình còn yếu lắm, chỉ là kê khai hình thức”.
Từ đó, ông Lâm kiến nghị, tất cả phải công khai, minh bạch để người dân giám sát.
Ông Nguyễn Đăng Lâm cho biết, tâm thư của mình được gửi tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các ban ngành có trách nhiệm khác.
Nội dung gồm có 3 điều chính mà ông mong muốn được làm rõ là: Thứ nhất là quá trình được bổ nhiệm, cất nhắc công Huỳnh Đức Thơ từ thời điểm còn là Giám đốc Công ty cung ứng và phát triển kỹ thuật Đà Nẵng (cũ) lên nhiều vị trí qua trọng của thành phố.
Đặc biệt, chỉ trong vòng 8 tháng (từ tháng 4/2014 đến tháng 1/2015), ông Thơ bất ngờ có "đại nhảy vọt" qua 4 chức vụ lớn, cao nhất là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Thứ 2, có dấu hiệu suy thoái đạo đức, lối sống; khai báo bổ sung lý lịch không chuẩn xác, không đầy đủ. Từ khi làm Chủ tịch thành phố, có biểu hiện bổ nhiệm vây cánh, thân hữu bất thường.
Thứ 3, sở hữu khối tài sản lớn; trong đó đặc biệt đáng chú ý là việc ông góp vốn đầu tư ở 5 doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, là điểm nóng gây bức xúc dư luận nhiều năm nay. 
Ông mong muốn tất cả các vấn đề trên cần được làm rõ, điều đó không chỉ tốt cho cá nhân ông Huỳnh Đức Thơ mà còn mang lại niềm tin cho người dân Đà Nẵng, cho sự hòa thuận, đoàn kết và phát triển của thành phố này.

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Thảm họa Bô xít đã rõ !

Hai dự án bauxite lỗ nghìn tỉ: Cảnh báo đã thành sự thật

Sống Mới  
Cảnh báo về sự thua lỗ, đội vốn của Tổ hợp Dự án Bauxite - Nhôm Lâm Đồng và Nhà máy Sản xuất Alumin Nhân Cơ nay đã thành sự thật. Theo kết luận thanh tra mới nhất, tính riêng dự án bauxite - nhôm Tân Rai đã thua lỗ 3.696 tỉ đồng sau 3 năm hoạt động.
Hai du an bauxite lo nghin ti: Canh bao da thanh su that - Anh 1
Cơ quan thanh tra vừa có kết luận thanh tra về hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Đáng chú ý là kết quả thanh tra tại Tổ hợp Dự án Bauxite - Nhôm Lâm Đồng (Dự án Tân Rai) và Nhà máy Sản xuất Alumin Nhân Cơ (Dự án Nhân Cơ). Thời gian đầu, các dự án này hoạt động chưa hiệu quả, vốn đầu tư tăng quá cao so với dự kiến khiến dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư khi đưa vào sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, dự án Tân Rai đã lỗ 3.696 tỉ đồng sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ tháng 10/2013 đến hết tháng 9/2016. Lỗ do hoạt động sản xuất kinh doanh là 2.520 tỉ đồng, còn lại là lỗ do chênh lệch tỉ giá.
Tổng mức đầu tư cho dự án Tân Rai theo quyết định ban đầu ban hành năm 2006 của Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV là 7.787,5 tỉ đồng; công suất 600.000 tấn/năm, thời gian thực hiện 2006-2009. Qua 4 lần điều chỉnh, tổng vốn đầu tư cho dự án này đã tăng lên 15.414,4 tỉ đồng (gần gấp đôi dự kiến ban đầu). Tiến độ thực hiện cũng chậm 4 năm.
Theo báo Người lao động, một nguồn tin trong đoàn thanh tra cho biết, dự án đội vốn là do điều chỉnh tăng công suất sản xuất alumin thêm 50.000 tấn/năm (thành 650.000 tấn/năm), thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi chính sách thuế, tiền lương, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, trượt giá, kinh nghiệm quản lý điều hành của chủ đầu tư, năng lực thi công của nhà thầu còn hạn chế.

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Quan Đà Nẵng bị nghi tham nhũng !

Nghi vấn Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ sở hữu tài sản lớn

18:54 | 14/03/2017
 - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ được cho là sở hữu nhiều mảnh đất vàng ở Đà Nẵng, Quảng Nam và cổ phần doanh nghiệp.
Dư luận Đà Nẵng đang xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Đức Thơ sở hữu nhiều tài sản khủng.
Theo nguồn tin VietNamNet có được, ông Thơ kê khai sở hữu nhiều tài sản, đất đai, công trình nhà ở và góp vốn vào doanh nghiệp.
Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh, kê khai tài sản
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ
Cụ thể, năm 2014 khi còn làm Phó chủ tịch Đà Nẵng, ông kê khai sở hữu căn nhà diện tích xây dựng 300m2, cùng 4 mảnh đất có diện tích từ 150m2 đến 1021m2 tại nhiều vị trí đẹp ở trung tâm Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. 
Ngoài ra, ông còn góp vốn 3ha đất trồng rừng và sở hữu 1,5ha đất nuôi tôm.
Chủ tịch Đà Nẵng cũng kê khai tài sản góp vốn ở 4 cơ sở sản xuất kinh doanh với giá trị kê khai 2.5 tỷ đồng (không ghi rõ là cơ sở sản xuất kinh doanh nào) và mua cổ phiếu công ty Dana_Ý 500 triệu đồng từ năm 2007.
Trao đổi với VietNamNet chiều nay, ông Huỳnh Đức Thơ khẳng định: “Việc kê khai là đúng quy định, trung thực. Nếu có gì không đúng thì có cơ quan chức năng kiểm tra”.
Qua điện thoại, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho hay ông cũng vừa mới nghe thông tin này. Do ông đang đi công tác tại Hà Nội nên chưa nắm được sự việc cụ thể. 
“Ngay sau khi kết thúc chuyến công tác, tôi sẽ tìm hiểu sự việc”, ông Xuân Anh nói.
Chiều nay, bà Lương Nguyệt Thu, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng cũng cho biết đang đi công tác xa và chưa nắm thông tin sự việc.

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Đào tài nguyên Quốc gia lên bán vẫn lỗ !


Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng lỗ gần 3.700 tỷ đồng

05:00 ngày 13/03/2017

Dân trí Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Tổ hợp Bauxit -Nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng sau 3 năm đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (10/2013-30/9/2016).


Tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm Đồng (Nhân Rai và Tân Cơ) lỗ gần 3.700 tỷ đồng tính đến tháng 9/2016. Ảnh: M.Q
Tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm Đồng (Nhân Rai và Tân Cơ) lỗ gần 3.700 tỷ đồng tính đến tháng 9/2016. Ảnh: M.Q
Cụ thể, theo nguồn tin của Dân trí, một đoàn thanh tra vừa kết thúc thanh tra và ra kết luận tại Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Cuộc thanh tra trên làm rõ nhiều nội dung về hoạt động kinh doanh, đầu tư của tập đoàn này. Đáng chú ý, các kết quả thanh tra tại Tổ hợp dự án Bauxit -Nhôm Lâm Đồng và dự án Alumin Nhân Cơ cho thấy, trong thời gian đầu, các dự án này hoạt động chưa hiệu quả, vốn đầu tư tăng quá cao so với dự kiến ban đầu.
Tại dự án Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng, theo quyết định ban đầu (ban hành năm 2006) của Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV, tổng mức đầu tư cho dự án này là 7.787,5 tỷ đồng (khoảng 493,5 triệu USD) với công suất 600 ngàn tấn/năm, thời gian thực hiện 2006-2009.
Tuy nhiên, qua 4 lần điều chình, đến lần điều chỉnh cuối (tháng 10/2013), tổng mức đầu tư cho dự án này đã tăng vọt lên đến 15.414,4 tỷ đồng (tương đương 805 triệu USD), gần gấp 2 lần vốn đầu tư dự kiến ban đầu. Thời gian thực hiện dự án bị chậm 4 năm so với quyết định phê duyệt lần đầu.
Theo cơ quan thanh tra, nguyên nhân việc đội vốn này do việc điều chỉnh tăng công suất thêm 50 ngàn tấn thành 650 ngàn tấn/năm, do thay đổi công nghệ sản xuất Alumin, nhà nước thay đổi chính sách thuế, tiền lương, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng...
"Nhưng cũng có nguyên nhân do trượt giá, do kinh nghiệm quản lý điều hành của chủ đầu tư, năng lực thi công của nhà thầu hạn chế", nguồn tin của Dân trí dẫn thông tin từ kết luận thanh tra cho biết.
Đáng chú ý, cũng theo nguồn tin trên, Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ 10/2013 đến hết tháng 9/2016 đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng. Con số lỗ này đã vượt xa so với số lỗ luỹ tiến dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỷ đồng (không kể phần lỗ do chênh lệch tỷ giá)
Việc thời gian dự án bị kéo dài được cho là một nguyên nhân gây lỗ do thời gian triển khai chậm làm phát sinh chi phí đầu tư. Một loạt các nguyên nhân khác: Giá Alumin-nhôm thế giới bất ngờ sụt giảm, thuế tài nguyên, phí môi trường tăng, phát sinh thêm thuế xuất khẩu Alumin...đã làm gia tăng số lỗ của dự án.
Tuy nhiên, đoàn thanh tra cũng cho rằng, tính đến cuối năm 2016 và đầu năm 2017, dây chuyền sản xuất của dự án đã vận hành ổn định, đạt xấp xỉ công suất thiết kế, giá thành sản xuất đã giảm, giá Alumin, nhôm trên thế giới đã hồi phục.
"Dự kiến năm 2017, dự án sẽ hết lỗ theo đúng như tính toán của dự án (với thời gian lỗ kế hoạch là 4 năm)", kết luận thanh tra đánh giá.
Xem thêm

Quá trình đầu tư các dự án bauxit cũng đã có một số sự cố gây ảnh hưởng nhất định đến môi trường
Quá trình đầu tư các dự án bauxit cũng đã có một số sự cố gây ảnh hưởng nhất định đến môi trường
Còn tại dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ, vốn đầu tư cho dự án này cũng tăng rất mạnh so với dự kiến ban đầu. Cụ thể, theo quyết định đầu tư ban đầu (năm 2007), vốn đầu tư cho dự án này chỉ là 3.285 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2014, tổng vốn đầu tư cho dự án đã tăng lên đến 16.821 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần vốn đầu tư dự kiến ban đầu.
Nguyên nhân chính là do thay đổi công suất của nhà máy từ 300 ngàn tấn/năm lên đến 650.000 tấn/năm. Dự án cũng phải dừng thi công 2 năm để đánh giá lại hiệu quả, do thay đổi tỷ giá, do một số thay đổi về chính sách tiền lương, giải phóng mặt bằng làm tăng chi phí nhân công và có cả yếu tố trượt giá.
Tính đến thời điểm cuối tháng 11/2016, dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ đã cơ bản hoàn thành, chạy thử có tải và ra sản phẩm hydrat, Alumin. Dự án này vào chậm 6 năm so với quyết định ban đầu.
Trong quá trình đầu tư các dự án này, đã xảy ra một số sự cố, trong đó đáng nói nhất là sự cố vỡ đường ống dẫn sút Nhà máy Alumin Nhân Cơ vào ngày 23/7/2016 tại Đăk Nông gây ra một số hậu quả nhất định với môi trường.
Mạnh Quân