Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Đăk Nông thật chơi ngông !

Đắk Nông vận động kinh phí xây tượng đài 146 tỉ đồng

24/11/2015 09:14 GMT+7
TT -  Ngày 23-11, ông Lê Diễn - bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông - cho biết tỉnh vừa ban hành kế hoạch vận động kinh phí để việc xây dựng tượng đài N’Trang Lơng và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 
1912 - 1936 đúng tiến độ.
Các hạng mục móng, bệ tượng, cột chống sét đã được xây dựng trên đồi Đắk Nur, Đắk Nông (ảnh chụp trưa 23-11) - Ảnh: Đức Lập
Các hạng mục móng, bệ tượng, cột chống sét đã được xây dựng trên đồi Đắk Nur, Đắk Nông (ảnh chụp trưa 23-11) - Ảnh: Đức Lập
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, công trình tượng đài N’Trang Lơng được khởi công xây dựng từ tháng 5-2015, được chia làm hai giai đoạn với tổng kinh phí hơn 146 tỉ đồng. Công trình nằm trọn trong khuôn viên rộng gần 6ha trên đồi Đắk Nur (phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa) này do Sở VH-TT&DL Đắk Nông làm chủ đầu tư dự án.
Ông Phan Công Việt - phó giám đốc sở - cho biết để khởi công xây dựng tượng đài, ba năm trước tỉnh đã yêu cầu Sở VH-TT&DL lập phương án vận động với mục đích trong ba năm phải đủ kinh phí xây dựng. Phương án ban đầu do sở tham mưu là huy động từ doanh nghiệp, công nhân viên chức, học sinh trong toàn tỉnh.
“Tuy nhiên, sau đó phương án này không được thông qua vì không đúng với tinh thần vận động xã hội hóa, tự nguyện. Vì vậy, mới đây UBND tiếp tục có văn bản triển khai kế hoạch vận động kinh phí xây dựng tượng đài. Tuy nhiên, đến nay tỉnh mới chỉ vận động được hơn 29 tỉ đồng, vẫn còn rất eo hẹp so với tổng kinh phí nên việc xây dựng cũng chưa đẩy nhanh được” - ông Việt nói.
Cùng ngày, có mặt tại đồi Đắk Nur - nơi đặt công trình tượng đài N’Trang Lơng - chúng tôi thấy đơn vị thi công đã xây dựng các hạng mục như móng, bệ tượng, cột chống sét... Hiện tại, các máy móc, công nhân đã rút khỏi công trình chỉ còn lại những cột bêtông được dựng thẳng đứng chỉa lên trời.
Ngoài các hạng mục này, khu vực tượng đài được bao phủ bởi một rừng cỏ rậm rạp. Thậm chí, con đường dẫn lên khu tượng đài được trải một lớp đá bị nước cuốn trôi, cỏ đã bắt đầu phủ kín.
Cũng theo ông Việt, chỉ riêng kinh phí làm tượng phù điêu là 46,5 tỉ đồng, hiện tỉnh đã có 29 tỉ đồng. Năm tới, UBND tỉnh đã đồng ý cấp thêm 5 tỉ đồng số tiền còn thiếu và sở sẽ cố gắng vận động thêm.
“Chỉ cần đặt tượng và phù điêu lên để có nơi cho nhân dân tới tham quan, còn tường rào, khuôn viên... thì vận động được bao nhiêu tiền sẽ làm bấy nhiêu. Còn cây xanh có thể vận động Đoàn thanh niên, học sinh tham gia trồng cây, phủ xanh công trình (theo tiêu chuẩn nhất định)... Làm như vậy, nhiều khả năng sẽ giảm được kinh phí cho toàn bộ công trình” - ông Việt nói.
Ông Lê Diễn cho rằng việc xây dựng tượng đài người anh hùng N’Trang Lơng là cần thiết nhằm giáo dục tinh thần yêu nước của nhân dân, thế hệ trẻ tỉnh Đắk Nông. Việc tỉnh quyết xây dựng tượng đài cũng bằng suy nghĩ vô tư, muốn một tỉnh mới như Đắk Nông có một biểu tượng về truyền thống, văn hóa để nhân dân trong, ngoài tỉnh biết đến.
“Quan điểm của tỉnh trong lúc ngân sách đang cần phải tiết kiệm thì việc xây dựng phải bằng phương thức vận động xã hội hóa, tất nhiên tỉnh cũng đóng góp một phần kinh phí trong đó.
Trong quá trình vận động kinh phí gặp khó khăn vì tỉnh nghèo thì tiếp tục vận động bằng nhiều cách để có tiền, có đến đâu xây dựng đến đó. Không vì ép tiến độ mà làm vội vàng, sai quan điểm tự nguyện trong đóng góp. Đặc biệt, tỉnh chỉ đạo không “ép” cán bộ, công nhân viên chức, học sinh phải đóng góp để xây dựng tượng đài” - ông Diễn khẳng định.
Theo báo cáo thu ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Nông đưa ra tại kỳ họp HĐND tỉnh giữa tháng 12-2014, trong năm 2014 tỉnh thu ngân sách đạt 1.354 tỉ đồng (kế hoạch là 1.400 tỉ đồng). Như vậy, kinh phí 146 tỉ đồng chi cho việc xây tượng đài N’Trang Lơng bằng 1/10 ngân sách của tỉnh thu được trong một năm. (H.B.)

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Cẩm giàng Hải dương - bà Châm vẫn đang kêu cứu !

Người phụ nữ bị máy xúc chèn ở Hải Dương đội đơn kêu cứu 

Tâm Đức - 

(Kiến Thức) - Bốn tháng qua, bà Lê Thị Châm, người phụ nữ bị máy xúc chèn ở Hải Dương đang đội đơn đến các cơ quan ban ngành tỉnh để kêu cứu.

Suốt gần 4 tháng qua, bà Lê Thị Châm (SN 1963, trú ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, tỉnh Hải Dương, người phụ nữ bị máy xúc chèn ở Hải Dương phải gánh chịu những nỗi đau về thể xác và sự bức xúc bởi trong suốt thời gian dài, các cơ quan chức năng vẫn chưa làm rõ vụ việc. Trước đó, bà bị máy xúc chèn vào người khi xảy ra va chạm lúc bà cùng một số người dân khác ngăn cản máy xúc vào công trường để thi công KCN Cẩm Điền Hải Dương (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) vào 8h sáng ngày 10/7. 
Cực chẳng đã người phụ nữ đau ốm toàn thân phải làm đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh Hải Dương để điều tra minh bạch làm rõ vụ việc mà theo bà, việc bà bị máy xúc chèn lên xảy ra giữa ban ngày với hàng trăm nhân chứng.
Nguoi phu nu bi may xuc chen o Hai Duong doi don keu cuu
 Bà Lê Thị Châm nằm dưới bánh xích ngày 10/7.
Nguoi phu nu bi may xuc chen o Hai Duong doi don keu cuu-Hinh-2
 Bà Châm khi cấp cứu trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Trong đơn "kêu cứu khẩn cấp" gửi các cơ quan chức năng, bà Lê Thị Châm trình bày: "Tôi cùng 91 hộ dân thôn Hoàng Xá có diện tích đất bị thu hồi năm 2008 nhưng chưa nhận tiền đền bù với lý do tiền chi trả đất bị thu hồi quá thấp. Vào hồi 8h sáng ngày 10/7, có một chiếc máy xúc bánh xích đi vào khu vực KCN Cẩm Điền - Lương Điền để thi công, tôi và mọi người ra ngăn cản không cho xe vào. Người lái xe dừng lại và có một thanh niên khác nhảy lên chiếc xe nói "tao là dân xã hội đen" chửi bới lăng mạ, xúc phạm người dân, sau đó cướp tay lái máy xúc, chúng tôi ra ngăn lại nhưng lái xe cố tình lao thẳng vào. Khi tôi ngã xuống, người dân có mặt kêu la ầm ĩ nhưng thanh niên này vẫn cố tình lao thẳng vào người tôi. Lúc đó tôi bất tỉnh và được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, sau đó tôi được chuyển lên Bệnh viện Việt Đức. Theo bệnh án, tôi bị gãy xương đầu bả vai bên phải, gãy nát nhiều đoạn hàm dưới và mấy răng hàm trong, dập xương mặt bên phải. Sức khỏe hiện nay của tôi chưa ổn định. Tôi mong muốn các cơ quan điều tra làm rõ vụ việc. Tôi đề nghị các cơ quan điều tra tìm ra thủ phạm và người đứng đầu tổ chức vụ việc như trên. Các cơ quan có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho tôi".
Nguoi phu nu bi may xuc chen o Hai Duong doi don keu cuu-Hinh-3
 Ngoài gửi đơn đến các cơ quan chức năng, bà Châm gửi đơn đến các cơ quan báo chí để lên tiếng về vụ việc.
Theo lời bà Lê Thị Châm, bản thân bà có 605m2 đất thuộc khu CN Cẩm Điền. Năm 2008, cơ quan chức năng đền bù với giá 16,2 triệu/sào. "Diện tích đất của tôi không lớn nhưng đó là cả gia tài của tôi. Tôi không chồng, không con, tuổi về già chỉ trông vào số diện tích đất ấy để mưu sinh. Hôm xảy ra sự việc, có hơn chục người dân đứng chặn đầu máy xúc, tôi đứng bên bánh máy xúc, chúng tôi lùi đến đâu, xe xúc tiến đến đó. Sau đó máy xúc đâm vào người tôi. Khi đó tôi ngất xỉu không còn biết gì nữa", bà Châm cho biết thêm.
Hiện giờ hoàn cảnh của bà Lê Thị Châm rất éo le. Bà Lê Thị Thụy (62 tuổi) là chị gái bà Châm cho biết, bà Châm sống một mình. Từ ngày xảy ra sự việc luôn trong cảnh ốm đau. Khi rời viện về nhà thì bà Châm về ở cùng cháu dâu để có người chăm sóc.
"Trong suốt thời gian bà Châm bị thương, gia đình tôi phải đứng lên vay mượn tiền để chạy chữa vì cuộc sống của em tôi rất khó khăn. Có điều lạ từ ngày em tôi gặp nạn, chỉ có đại diện công ty VSIP đến thăm và họ có hỗ trợ 3 triệu đồng còn ngoài ra không có cơ quan ban ngành nào đến, động viên, thăm hỏi", bà Thụy cho hay.
Nói về sức khỏe của mình, bà Châm cho biết: "Sức khỏe của tôi giờ rất yếu, vẫn đau bên bả vai phải, đau hàm, sinh hoạt khó khăn. Tất cả đều phải nhờ vào cháu dâu và chị gái là bà Lê Thị Thụy".
Nguoi phu nu bi may xuc chen o Hai Duong doi don keu cuu-Hinh-4
 Bà Lê Thị Châm trao đổi với PV Kiến Thức ngày 5/11/2015.
Liên quan đến quá trình điều tra vụ việc, ngay khi xảy ra vụ việc, để làm rõ việc có hay không bà Châm bị xe bánh xích chèn qua, Công an huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) đã đã đến Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) thăm hỏi và lấy được khai của bà Lê Thị Châm. 
Đơn vị này cũng đang tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để điều tra ban đầu đối với ông Nguyễn Văn Sinh, 42 tuổi (ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, Hải Dương, đang nằm điều trị ở Viện Quân y 7, TP.Hải Dương), người được cho là đã lái máy xúc chèn lên bà Châm sáng ngày 10/7, tại dự án khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền, sau đó bị người dân đánh bị thương. Công an huyện Cẩm Giàng cũng xác minh ông Sinh có phải là người của đơn vị phụ trách thi công dự án, có bằng lái máy xúc và có được giao nhiệm vụ lái máy xúc không. Ngày 13/10 vừa qua, cơ quan công an đã đưa bà Lê Thị Châm đi giám định mức độ tổn hại sức khỏe tại Viện Pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế.
Nguoi phu nu bi may xuc chen o Hai Duong doi don keu cuu-Hinh-5
 Bà Lê Thị Thụy, chị gái bà Châm.
Ở diễn biến khác, khi xảy ra sự việc, UBND tỉnh Hải Dương đã có văn bản gửi Chính phủ báo cáo vụ việc liên quan đến việc xe xúc của đơn vị thi công KCN Cẩm Điền - Lương Điền chèn vào người bà Lê Thị Châm (trú tại thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng) ngày 10/7. Theo báo cáo, khoảng 8h ngày 10/7, 1 xe xúc của nhà thầu di chuyển từ Quốc lộ 5 vào KCN, bị số đông người dân ngăn cản nên có xảy ra va chạm. Bà Lê Thị Châm bị ngã, có chạm vào xe. Sau đó, bà Châm được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cấp cứu.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 diễn ra chiều 31/7 ở Hà Nội, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: "Đối chiếu báo cáo của UBND tỉnh Hải Dương với thông tin của người dân, dư luận xã hội, cũng như thông tin của chủ đầu tư thì có những tình tiết chưa rõ nên Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hải Dương chỉ đạo các cơ quan của tỉnh điều tra, xem xét. Nếu có dấu hiệu vi phạm thì xử lý nghiêm minh; đồng thời xử lý các khiếu nại của người dân một cách thỏa đáng để tình hình địa phương bình ổn trở lại. Hiện tỉnh Hải Dương cũng đang khẩn trương chỉ đạo việc này”.
Tuy nhiên từ đó đến nay, sự việc vẫn chưa được làm sáng tỏ. Trong cuộc họp báo ngay sau khi được bầu làm Bí thư tỉnh Hải Dương vào ngày 28/10 vừa qua, trả lời câu hỏi của báo chí về việc giải quyết ở khu công nghiệp Lương Điền - Cẩm Điền, ông Nguyễn Mạnh Hiển, tân Bí Thư Tỉnh Hải Dương cho biết: “Tôi là người trực tiếp chủ trì giả quyết việc này. Vừa rồi diễn ra việc xô xát giữa người dân và đơn vị thi công, người dân có ý kiến mấy vấn đề. Kết luận việc máy xúc đè lên người đúng hay không đúng? Trước vấn đề đó, công an đã đưa video clip lên giám định Viện giám định hình sự của Bộ Công an để làm rõ video clip đó có đúng không? Đến giờ này vẫn chưa có kết luận đúng hay sai về clip đó. 
Sau vụ việc này, chúng tôi đã đối thoại với người dân nên sẽ tổ chức thi công để triển khai các cơ sở hạ tầng ở khu công nghiệp. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng đã xong theo đúng các quy định. Tôi chỉ đạo một số hộ dân chưa lấy đất, thì chính quyền bố chí đất chia cho các hộ dân, các ông bà không đến nhận thì vẫn cắm biển báo, gia đình này được bao nhiêu mét ở đâu”.