Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Dân Văn Giang tiếp tục kiện Uỷ ban tỉnh Hưng yên ra toà.

Dân Văn giang tiếp tục khởi kiện Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng yên

 Nhân dân Văn giang hiện đã nộp đơn khởi kiện uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng yên về vụ cướp đất ngày 24 tháng 4 năm 2013.
 Sau nhiều lần trốn khỏi trụ sở, đến khi nhân dân áp sát liên tục thì thư ký toà án Văn giang đã phải ký vào biên bản, xác nhận đơn khởi kiện của nhân dân Văn giang :



...
 Vụ cướp đồng Văn giang với 3 ngàn công an từ bộ  xuống cùng công an  11 xã của Văn giang ngày 24 tháng 4 năm 2012 khiến dư luận nổi giận, công an dùng lựu đạn khói, lựu đạn nổ để đàn áp dân, đánh phụ nữ, đánh nhà báo dã man ( đã xin lỗi và bồi thường cho hai nhà báo, còn chị Ánh thì chưa).
  Nhân dân Văn Giang đã ròng rã hai năm nay đi tới các cơ quan trung ương để tố cáo và khiếu nại liên tiếp về vụ việc nay nhưng vẫn chưa có phân xử của cấp nào, quả bóng trách nhiệm được đã từ bộ này sang bộ khác.
  Và tới nay, họ tiếp tục phải khởi kiện chính quyền tỉnh ra toà.

Bộ đội Trường sa quê Hưng yên bị chính quyền cướp đất ?

Quan chức Hưng yên cướp đất của gia đình chiến sỹ Trường sa !

MẶN CHÁT TRƯỜNG SA.
Dân Dương nội mang băng rôn biểu tình tại Trụ sở tiêp dân Hà nội.

- Sáng ngồi phòng Trực ban, tình cờ gặp một anh bộ đội Hải quân đến gửi Đơn khiếu nại.Lâu rồi mới nhìn thấy một người lính trở về từ đảo, anh mặc nguyên quân phục hải quân, đội cả mũ bảo hiểm gắn quân hiệu, tay phải cầm tập hồ sơ, tay trái cầm túi bánh trung thu đỏ chói...Anh ấy sinh năm 1975, đi bộ đội đã 20 năm rồi, chục năm biên chế ở Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân), tăng bo qua các đảo của Trường Sa đầy sóng gió thiêng liêng nhưng giờ vẫn chỉ đeo quân hàm Trung úy QNCN.

Trông anh già hơn cái tuổi 39, dáng gầy sạm, đen nhẻm nhưng rắn rỏi, đuôi mắt rạn vết chân chim như bị muối biển ăn mòn nhưng rất hay cười...Anh chào tôi rất chính quy, nói năng nhỏ nhẹ có phần quá khiêm nhường, rụt rè đúng kiểu người ở biển lâu không về đất liền nên ngại đông người, né va chạm xô bồ...Anh kể chuyện mà buồn lắm, rằng anh đi lính ở đảo lâu ngày, mải mê với sóng với gió, với canh trời giữ biển mà không giữ được nhà, canh được gia đình yên ổn ở quê hương.Ở xa khơi ngoài kia, những người lính cứ vật lộn với biển, với cuồng phong, với khắc nghiệt của thiên nhiên và âm mưu thù địch... nhưng tại làng, tại xóm, tại gia đình thì lại bất ổn, biến thiên muôn sự.
Quê anh ở một xóm nghèo của đồng bằng sông Hồng, thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, bao đời nay người ta vẫn mưu sinh nhọc nhằn bán mặt cho đất, bán lưng cho giời.Thế rồi anh đi lính, ra tận Trường Sa, xa lắm, ở nhà mẹ già, vợ dại, con thơ còm cõi nuôi nhau... chờ ngày con, chồng, cha họ trở về!.Thế rồi vài năm sau anh đi xa, ở nhà có cái ao bèo nhỏ chưa đầy 200m2 từ đời ông bà, tổ tiên để lại lâu lắm rồi.Bấy lâu cái ao cũng chẳng để làm gì, có ít rau muống, mấy vạt bèo tây, dăm ba con cá còi lặn ngụp... vậy mà đùng một cái, chính quyền xã thu hồi về làm đất của chung.Chẳng cần lý do chính đáng, xã tự làm cái giấy thu hồi là thu thôi, gia đình toàn phụ nữ, người già, trẻ em chẳng biết bấu víu vào đâu, lại gọi anh về.Dù đơn vị cũng đã có giấy giới thiệu anh là bộ đội ở Trường Sa nhưng người ta vẫn phớt lờ mọi việc, cố ép bằng được cái ao nhà anh về làm ao làng, ao xã...
Cực chẳng đã, anh xin nghỉ phép về, vác đơn thư đi kiện, mồ hôi cứ mướt mải, người xe nháo nhào cả lên, các cơ quan công quyền thì vẫn hành chính...Anh mệt mỏi lại nhớ ngoài kia, ở đó anh hay đọc tấm biển khẩu hiệu mỗi sáng thức dậy: "Đảo là nhà, biển cả là quê hương"...Anh đi lính Trường Sa, lấy biển cả là nhà, đảo là quê hương thế mà ở quê nhà xa xôi kia, người ta bạc ác, tệ hại với gia đình, vợ con anh, liệu anh có yên tâm, vững vàng và sẵn sàng để chết cho Tổ quốc hay không???.
Nghĩ mà buồn, còn bao nhiêu những người lính như anh, chấp nhận gian khổ, hy sinh cho quê hương, dân tộc này mà hậu phương ở nhà không được bảo toàn, chăm lo trọn vẹn!.Cay đắng làm sao.Chia tay chúng tôi, anh cứ rụt dè, luống cuống đưa túi bánh cho chị bạn cùng cơ quan rồi nói: "Em ở đảo về, chẳng có gì, có cái bánh trung thu gửi cho các cháu. Chị nhận cho em vui!".Chị bạn không dám nhận, khẳng khái trả lời: "Em không nhận đâu, anh cầm về cho các cháu, bọn em chưa giúp gì được cho anh, có gì mà nhận quà chứ. Anh ở đảo về thế này là vất vả lắm rồi. Bọn em sẽ cố gắng giúp anh hết khả năng, anh về với gia đình đi!"..Anh lại cầm chồng đơn và túi bánh ra cửa, không quên bắt tay chào và cười rất đỗi hiền hậu.Nhưng đâu đó, váng vất trong ánh mắt người lính đảo ấy vẫn là một nỗi buồn trĩu nặng, sâu thẳm và bão bùng hơn cả sóng biển Trường Sa kia!
Mặn chát lắm!..

-------------------*
Mọi thông tin về vụ việc, xin liên hệ tìm hiểu: Trung úy Đỗ Văn Chung (Lữ đoàn 146, Vùng 4, Hải quân), Tel: 0977605506.
Hiện Trung úy Chung đang nghỉ phép tại quê nhà: xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên và gia đình Chung có 4 người là Liệt sĩ, trong đó có bố Chung.

Mai Thanh Hải
Các bạn đọc xong bài này nhớ share cho bạn bè cùng đọc, để anh em báo chí đòi lại công bằng cho người lính đảo Trường Sa.
 

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Tham nhũng - càng chống càng diễn biến trầm trọng !

 Tình hình tham nhũng tại Việt Nam rất trầm trọng và ngày càng trầm trọng hơn

Dominique Foulon thực hiện
Võ Đại tướng & cụ Lê Hiền Đức
 Lời dẫn: Bức thư của Giám đốc phát hành Tạp chí  “Carnets Du Viet Nam”

    Dominique Foulon Giám Đốc phát hành Tạp Chí  "Carnets Du Viet Nam”

    Kính chào Bà Lê Hiền Đức,

    Tạp Chí Les Carnets du Viet Nam ( Sổ Tay Viêt Nam) , có mặt từ hơn 10 năm qua , và cố gắng mỗi 3 tháng cung cấp những thông tin bằng tiếng Pháp về văn hóa, thời sự và lịch sử Việt Nam .


    Chúng tôi đã viết nhiều bài về người nông dân bị mất quyền sử dụng đất đai xảy ra trên khắp nước cũng như về những trường hợp tham nhũng quả tang phản ảnh từ những bài viết trên Internet

    Qua những bài trên Internet, chúng tôi đã biết đều đặn đến tên tuổi của Bà, và chúng tôi nghĩ rằng Bà là người có đầy đủ phẩm chất  để nói về những gì đang xảy ra trên nông thôn Việt Nam .

_________________
Toàn văn cuộc phỏng vấn do Dominique Foulon - GĐ phát hành Tạp chí  “Carnets Du Viet Nam” thực hiên:

- Từ khi Bà sinh ra thì nước VN đã trải qua những trang sử sôi động. Bà có thể cho chúng tôi được biết về sự hiện diện của Bà trong khung cảnh lịch sử đó ?

Tôi được sinh ra vào năm 1932, khi VN còn là nước thuộc địa bị chia thành 3 kì với 3 chế độ cai trị khác biệt. Ở tuổi thiếu niên, tôi tận mắt thấy đời sống lầm than, cơ cực của người dân VN dưới ách thống trị tàn ác của thực dân, phong kiến. Đặc biệt vào đầu năm 1945, tôi phải chứng kiến nạn đói khủng khiếp đã cướp đi 2 triệu sinh mạng, tức là hơn 1/10 dân số VN khi ấy. Chúng hun đúc cho tôi lòng yêu nước, thương nòi, căm thù sự áp bức, bất công. Vì vậy, khi Mặt trận Việt Minh hô hào toàn dân vùng lên đoàn kết đánh đổ áp bức, bất công, giành lại độc lập, tự do, thống nhất cho dân tộc, trả lại ruộng đất cho dân cày, nhà máy, hầm mỏ cho dân thợ, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, đem lại hạnh phúc, ấm no, bình đẳng cho toàn thể dân chúng, khiến ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ở tuổi 13, tôi đã cùng các anh chị mình hăng hái hưởng ứng.

30 năm tiếp theo đó, trên các cương vị công an viên rồi giáo sinh, giáo viên, tôi tích cực tham gia 2 cuộc kháng chiến với mục đích giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước.

Nay nhìn lại, tôi rất xúc động và ít nhiều tự hào vì những năm qua mình đã biết sống vì dân, vì nước.

Vào tình huống nào mà Bà đã đối mặt với vấn đề tham nhũng và vấn đề tước đoạt quyền sử dụng đất một cách phi pháp? Có những ví dụ chính xác nào mà có thể chia sẽ với chúng tôi ?

Tôi có thể đưa ra không phải hàng chục, hàng trăm mà là hàng ngàn, hàng vạn ví dụ rõ ràng và sinh động. Các thông tin về chúng đều đã được kiểm chứng là chính xác.

Về đất đai, là các vụ cưỡng chế, tước đoạt đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, đối với nhiều hộ nông dân ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội…

Về y tế, là các vụ lừa đảo người dân để lấy tiền một cách lâu dài, có hệ thống diễn ra tại Bệnh viện Mắt Trung ương, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội…

Về giáo dục, là vụ tham ô của Tạ Thị Bích Ngọc ở Trường tiểu học Nguyễn Khả Trạc, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội…

Các lĩnh vực khác cũng có nhiều vụ việc nghiêm trọng, như vụ Đặng Thị Bích Hòa ở…

Phản ứng của chính quyền ra sao khi Bà đặt vấn đề với họ về việc tước đoạt quyền sử dụng đất và về tham nhũng?

Phản ứng chung là xấu, là tiêu cực, với những biểu hiện như lảng tránh, câu giờ, ngụy biện, đùn đẩy cho nhau… nhằm làm cho “chìm xuồng” ngay cả khi sự việc đã rõ mười mươi, đã có đầy đủ nhân chứng, vật chứng.

Để lấy ví dụ cụ thể về điều này, ông có thể đọc bài “Chỉ đạo phòng chống hay trực tiếp bao che, lấp liếm?” mà tôi viết vào năm kia.

Từ những trải nghiệm của mình, tôi cho rằng Đảng cộng sản và Nhà nước VN chỉ hô hào suông chứ không thực tâm chống tham nhũng, thậm chí còn bao che, dung túng tham nhũng, sống dựa vào tham nhũng. Việc cách đây mấy năm, khi trả lời chất vấn của Quốc hội trên cương vị Phó thủ tướng thường trực, ông Nguyễn Sinh Hùng (nay là Chủ tịch Quốc hội) nói nếu kỉ luật hết cán bộ sai phạm thì lấy ai làm việc cho thấy rõ tham nhũng, sai phạm là thuộc tính, là bản chất của đội ngũ quan chức của VN hiện nay.
    
- Thái độ của người nông dân đối với Bà như thế nào ?

Bà con nông dân, đặc biệt là những người bị tước đoạt đất đai, nhà cửa… tỏ ra yêu mến, tin tưởng tôi. Thái độ của bà con đem lại cho tôi những cảm xúc lẫn lộn. Trân trọng, xúc động bao nhiêu, tôi lại buồn bã, áy náy bấy nhiêu vì trong hầu hết trường hợp, tôi chưa giúp được bà con đánh đuổi bọn cướp ngày, giành lại đất đai, nhà cửa… 
     
Báo chí có nêu lên những mối đe dọa chống lại Bà, đó là những gì ?

Xét riêng việc chống tham nhũng thì đối với người chống tham nhũng, mối đe dọa chủ yếu và trực tiếp nhất là từ kẻ tham nhũng.

Tôi từng phải nhận nhiều thư từ, cuộc gọi nặc danh, từng bị lén lút đổ chất thải bẩn thỉu vào nhà hay bị đặt vòng hoa tang trước cửa nhà.

Tôi cũng từng phải nghe lời đe dọa từ những kẻ bị tôi tố cáo và lời “khuyên nhủ” có hàm ý răn đe từ những quan chức bao che chúng. Trong số quan chức ấy, không ít người ở cấp thứ trưởng, bộ trưởng, cũng không ít người nắm giữ trọng trách bảo vệ pháp luật, phòng chống tham nhũng.

Việc năm ngoái, nhiều tờ báo của Nhà nước đồng loạt đăng bài xuyên tạc, bôi nhọ tôi nhân một sự việc ở Sở thông tin – truyền thông Hà Nội và việc trong vài năm trở lại đây, lực lượng Công an đã nhiều lần cản trở hoạt động chống tham nhũng của tôi, thậm chí còn gửi giấy “triệu tập”, còn ra quyết định xử phạt hành chính đối với tôi một cách vô căn cứ cho thấy ở Việt Nam đang tồn tại những tập đoàn tham nhũng “cấp quốc gia”. Chữ “cấp quốc gia” tôi để trong nháy kép.  

Năm 2007 Bà đã nhận được giải thưởng quốc tế về sự dấn thân của Bà, điều đó xảy ra như thế nào ?

Năm 2007 tôi có được Tổ chức Minh bạch quốc tế trao tặng một giải thưởng. Khi ấy, tôi hoàn toàn bất ngờ. Mọi việc đã diễn ra công khai, minh bạch đúng như tiêu chí của giải thưởng và tôn chỉ của tổ chức trao tặng nó. Trả lời rõ ràng, đầy đủ câu hỏi này của ông, chắc không ai hơn Tổ chức Minh bạch quốc tế. Ở đây, tôi chỉ muốn nói thêm rằng tôi và những người cùng chí hướng ở VN đấu tranh chống tham nhũng không phải để nhận sự khen thưởng nhưng đối với chúng tôi, giải thưởng năm 2007 của Tổ chức Minh bạch quốc tế có ý nghĩa động viên, khích lệ hết sức to lớn. Chúng tôi chân thành cảm ơn Tổ chức Minh bạch quốc tế về điều đó và mong muốn bạn bè quốc tế kề vai sát cánh cùng chúng tôi hơn nữa trên mặt trận chống tham nhũng.

Theo Bà thì những thay đổi nào sẽ là quan trọng cho tương lai của VN để người ta có thể sống trong một xã hội bớt tham nhũng và nhiều bình đẳng hơn.

Hiểu theo nghĩa chung nhất thì tham nhũng là lợi dụng quyền hành để tham ô và nhũng nhiễu dân.
Có thể ví tham nhũng như một cái cây với đủ gốc rễ, thân chính, các cành lớn nhỏ, lá già, lá non, chồi, búp…

Ở VN, như tôi từng khẳng định, tham nhũng đang rất trầm trọng và ngày càng trầm trọng hơn, trong đó tham nhũng đất đai là rất kinh khủng, tham nhũng ở nhiều lĩnh vực khác như đầu tư công, y tế, giáo dục cũng không kém phần ghê gớm. Để minh chứng, tôi lấy ngay báo cáo của Chính phủ VN: Riêng năm 2012, các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp nhận 349.139 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, trong đó có 4.772 lượt đoàn đông người (từ 5 người trở lên); đã tiếp nhận 136.783 đơn thư khiếu nại, tố cáo. Về khiếu nại, cả nước phát sinh 115.344 lượt đơn với 86.814 vụ việc, trong đó khiếu nại về đất đai chiếm 74,7%, khiếu nại về nhà ở chiếm 4,2% tổng số đơn. Về tố cáo, cả nước phát sinh 21.439 đơn với 12.606 vụ việc, trong đó tố cáo về hành chính chiếm 93,9% tổng số đơn.
Nhưng những số liệu đó chỉ phần nào phản ánh các cành lớn nhỏ, lá già, lá non, chồi, búp… chứ chưa hề phản ánh gốc rễ, thân chính của cái cây tham nhũng ở VN, đó là tham nhũng về chính trị, tức tình trạng một thiểu số không do người dân bầu lên hay cử ra nhưng mấy chục năm qua cứ khư khư nắm giữ toàn bộ quyền quản lí, điều hành Nhà nước và xã hội. Sự tham nhũng đó khiến người dân VN không chỉ bị tước đoạt đất đai, nhà cửa, tài sản mà còn bị tước đoạt, xâm hại nhiều quyền lợi chính đáng, phổ quát khác như quyền tự do ngôn luận, tự do cư trú, tự do đi lại, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng, tự do biểu tình, tự do bầu cử và ứng cử… Chế độ chính trị và xã hội VN hiện nay hoàn toàn không phải là chế độ chính trị và xã hội mà gần 70 năm trước, khi đi theo Mặt trận Việt Minh, tôi mong muốn xây dựng. Có thể nói rằng cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của chúng tôi đã bị phản bội một cách toàn diện. Để hiểu cụ thể hơn điều này, ông có thể đọc bài “Phản cách mạng đã rõ ràng!” mà tôi viết năm ngoái. 
   
Theo tôi, để được sống trong một xã hội bớt tham nhũng và nhiều bình đẳng hơn, người dân VN phải đốn bỏ thân chính, đào tận gốc, trốc tận rễ cái cây tham nhũng, đó là sự tham nhũng về chính trị mà tôi vừa đề cập. 
.  
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Đau đớn chuyện cụ bà 80 tuổi lập bát nhang thờ chồng giữa phố Hà Nội .

  Cụ bưng ảnh chồng đi khắp nơi để tưởng nhớ ông. Rồi bà thắp nhang, bày hoa quả “cúng ông ấy nhà tôi” ở ngay Bốt Hàng Đậu, trước khi gục mái tóc bạc phơ trên chính hai đầu gối lẩy bẩy của mình để ngủ trong mưa gió chờ trời sáng…

Chuyện khủng khiếp ít biết về cuộc đời của những người vô gia cư trên đất Hà thành
Mùa đông, có người phụ nữ phải tắm truồng ở bãi chợ Long Biên, bên sự che chắn của các cỗ xe tải. Có người vì bị hãm hiếp tập thể mà dính đủ các bệnh xã hội rồi phải làm điếm. Có bà cụ nhiều năm nay phải trùm chăn, quây áo mưa ở góc phố, đi vệ sinh vào túi nilon rồi ném vào thùng rác. Ban ngày thì “đi tiểu” ở bất cứ góc khuất có thể của Hà thành, lúc có đồng bạc lẻ của bố thí thì mới dám đi “vệ sinh” ở nhà vệ sinh công cộng. Chiều đến lại vào một góc vỉa hè tắm rửa bằng can nước nhỏ.
Thế giới người vô gia cư trên đất Thủ đô, chứa đầy nước mắt và sự tủi nhục và chứa cả chút trăn trở buốt lòng của những người chăn ấm đệm êm, ăn sung mặc sướng khác. Tôi viết bài này trong một đêm bão về, mưa ngập đường phố Hà Nội, và tự hỏi: hàng trăm người vô gia cư đó, bây giờ chạy đi tá túc ở đâu?
Ngủ vỉa hè góc phố, sống bằng của bố thí cho đến… lúc chết
Hoàn cảnh của cụ Nguyễn Thị Loan năm nay đã 80 tuổi quê ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vô cùng éo le. Trước đây, vì giận người con trai bất hiếu đã cướp sổ đỏ của gia đình, cụ cùng chồng bỏ xứ lên Hà Nội, sống kiếp của những người vô gia cư, lấy hè phố làm nhà. Từ khi cụ ông qua đời, chỉ còn một mình bà cụ đêm cũng như ngày lang thang đơn độc ở khu vực Bốt Hàng Đậu – chỗ đầu đường Quán Thánh – Hàng Than, Hà Nội.
Ông bà giận con cháu vì bị họ đánh đuổi cướp mất cả sổ đỏ nhà cửa (như bà nói), nên dắt díu nhau lên Hà Nội tìm kế sinh nhai. Bà hơn ông dăm tuổi, ông là cựu binh đánh Pháp ở Điện Biên Phủ, bà cũng từng đi dân công hỏa tuyến, họ lên Hà Nội lấy vỉa hè làm nhà, lấy tiền bố thí của người đời làm “kế” sinh nhai.
Bà kể: “Trước lúc khóc ròng, bỏ quê Tứ Kỳ lên Hà Nội, ông bảo bà: ’Một là bà chọn thằng con nghiện hút hư hỏng, bà ở lại quê; hai là bà chọn tôi, đi theo tôi lang thang cho bõ uất hận. Bà chọn đằng nào tôi cũng chiều’. Bấy giờ tôi vừa đi chợ về, nghe ông nói thế hoảng quá, nhưng tôi nói ngay: tôi đi với ông… Trước khi ông bỏ nhà đi, thằng ấy có đá ông mấy cái, cướp cả sổ đỏ của ông…”
“Lên đây, ông là người tư cách lắm, không ăn xin của ai bao giờ, nay ông ấy chết, tôi cũng chả ăn xin. Mình khổ thế nào thì người ta trông thấy rồi, mình ở đâu thì chỗ đó sạch sẽ, mình có đạo đức, ai thương thì bố thí thôi”, bà Loan nói.

 Bà Nguyễn Thị Loan thắp nhang, bày hoa quả “cúng ông ấy nhà tôi” ở ngay Bốt Hàng Đậu
Bà Nguyễn Thị Loan thắp nhang, bày hoa quả “cúng ông ấy nhà tôi” ở ngay Bốt Hàng Đậu

 Đang “cắm chốt” ở Chợ Đồng Xuân thì ông Phạm Chí Th. (chồng bà Loan) ngã bệnh. Bấy giờ ông đã ở tuổi ngoài 80. Ông kêu đau đầu hai ngày thì bà cho ông về quê dưỡng bệnh. Ở quê, ông bà có nếp nhà cấp bốn ở quê, dù bị tranh chấp, nhưng vẫn ở được. Trước khi chết, bà vẫn đút cháo đút cơm cho ông ăn được từng chút một.
Đến hôm bà mang cả lon bia về cho ông, truyền cả nước cho ông, mà ông vẫn không chịu trò chuyện, bà biết là ông sắp “đi” rồi. Trước khi chết, uất hận vì đứa con bất hiếu, ông Th. nói lại với bà Loan là “không cho cái thằng giời đánh ấy chống gậy chịu tang, không… liên quan gì cả”.
Chưa đoạn tang chồng, lồng cái ảnh thờ của ông vào trong khung kính, đặt trong cái làn nhựa màu đỏ, bà Loan lại tấp tểnh lên Hà Nội lang thang. Thỉnh thoảng nhớ ông, thấy góc phố nào đẹp đẹp, bà lại dựng ảnh chồng… trong làn nhựa, cắm mấy que nhang, đốt lên để “trò chuyện” với ông cho đỡ nhớ.
Có lần tôi qua Bốt Hàng Đậu, còn thấy bà Loan thắp nhang, cúng ông vài quả xoài chín vàng ươm, bỗng dưng thấy lòng rưng rưng vì cái tình của người tận khổ với nhau. Bà nhỏ nhẹ: “Chỗ này sạch sẽ, cho ông ăn một tí. Chứ dựng ảnh ông ở chỗ rãnh bẩn ngoài kia, thối tha, xót xa lắm. Ông sống thì ông cũng vẫn lang thang phố xá bụi bặm, ngủ vật vạ xó xỉnh cùng tôi thôi, nhưng ông chết rồi, tôi cứ tha lôi ông đi thế này, tội nghiệp lắm. Sớm về quê thôi, cua cáy tự nuôi mình, cho ông ấy mát mẻ”.
Nói rồi bà Loan hồi tưởng xa xăm: “Hồi xưa tôi với ông ấy cưới nhau ở chiến trường, có mỗi cái tăng võng căng ra quanh cái thùng nước quân dụng làm phòng hợp hôn. Thêm vài điếu thuốc, vài cái kẹo và một tràng pháo tay, là xong! Ông nhà tôi phúc hậu lắm cơ!”.
Chúng tôi biếu 100 nghìn đồng, bà Loan giơ hai tay đỡ lấy, cứ xuýt xoa: “Ôi, sao cho bà nhiều thế này! Mai bà đi tàu về quê Tứ Kỳ, ở hẳn quê, không lên đây nữa đâu. Đi hết 37 nghìn tiền tàu hỏa, 20km từ tỉnh về xã lại một chặng ô tô nữa.”
Ngày hôm sau, tôi ra Bốt Hàng Đậu và cả nhiều ngày sau đó nữa, thì vẫn thấy… bà Loan ngồi đó. Có thể vì một lý do nào đó, bà chưa thể về quê, cũng có thể và nói dối tôi. Cuộc sống “đầu đường góc phố” năm này qua năm khác đã dạy cho bà những cái gì đó ngoài sự phúc hậu của một người già mà tôi vẫn hằng tin tưởng?
Tắm giặt và nấu nướng vỉa hè; trùm chăn, phóng uế vào… túi nilon
Bà Loan quả là người biết thu vén gia đình và cuộc sống ở cái nơi mà người ta nói “sảy nhà ra thất nghiệp”. Bà nhét tư trang vật dụng trong một cái làn, áo mưa, ô dù, các hộp nhựa túi nilon đựng đồ ăn… trong cái làn khác. Miếng khoai để vào cái bát rồi bỏ trong âu nhựa, chút xôi để trong cặp lồng.
Lúc nào cũng gọn ghẽ, sạch sẽ. Ảnh thờ của ông thì bà trang trọng bọc giấy báo, đóng khung cẩn thận, thỉnh thoảng lại đem ra lau bụi, bà cứ thế tha lôi ông đi. Tiện đâu thì dùng bật lửa ga, châm vào vài que nhang mang theo, thêm cái ống bơ hoen gỉ cắm nhang nữa, thế là thờ ông ở đó.
Những người quản lý đô thị sợ cảnh nhếch nhác ấy, nhưng ở góc độ tình người, đôi khi việc làm của bà Loan già nua lọm khọm, rung rung mái đầu bạc khóc chồng giữa phố xá ồn ào khiến người ta xúc động.
Sợ kẻ trộm lấy mất đồ đạc, cái lũ nghiện thì nó tha cái gì bao giờ. Nên bà Loan hay chọn mái hiên ở các công an phường để tá túc. “Phường H. thì các chú ấy biết tôi lâu năm rồi, chả nỡ đuổi. Dạo này sang bên phường Q., phải trình bày, phải cho xem ảnh thờ chồng, phải hứa quét tước sạch sẽ tinh tươm, 6h sáng phải rời chỗ “làm ổ vỉa hè” cho công sở nhà nước hoạt động… thì họ mới cho ở nhờ. Ở chỗ công an thì yên tâm tuyệt đối, khỏi lo mất trộm nhé”, bà Loan kể.

Cụ bà 80 tuổi “du mục” trên phố, ôm di ảnh, lập bát nhang thờ chồng ở Bốt Hàng Đậu

Cuộc sống “cơm niêu nước lọ” đi lang thang “tối đâu là nhà, ngã đâu là giường” của bà Loan, thật khó mà biết hết ngóc ngách được. Xin độc giả hình dung cụ thể nhất những chi tiết của “đời du mục già nua” ấy qua nội dung các cuộc trò chuyện của PV TTĐS với bà:
PV: Thế bây giờ mà trời đổ mưa thì bà căng cái bạt lên à?
Bà Loan: Không, chả căng. Mặc áo mưa mà ngủ thôi, nóng tí cũng phải chịu. Khổ nó quen rồi.
PV: Mấy giờ bà mới sang bên mái hiên nhà bán mũ bảo hiểm kia để ngủ?
Bà Loan: Phải 11 – 12 giờ, giờ ấy họ mới đóng cửa, mới dọn hết hàng vào.
PV: Thế thì bà tắm rửa, giặt giũ ở đâu ạ?
Bà Loan: Bà mua 5 nghìn 1 can nước, giặt bộ quần áo với lau người thì 2 can là 10 nghìn, 1 ngày 2 bịch trà đá cũng là 10 nghìn. Khoai lang thì ăn vài miếng, vẫn còn bỏ trong kia kìa. Mà hôm nay mưa, bà chả tắm, tắm hôm qua rồi còn gì, mai kia tắm luôn thể.
PV: Giữa phố thế này, nhà cửa không có, nhờ đợ không có ai, bà tắm kiểu gì?
Bà Loan: Tắm thì tối người ta về, có cái cô bán nước chè vỉa hè, từ tối đến 4 giờ sáng góc kia kìa. Bà vào đấy tắm nhờ. Ngày xưa ông chồng bà còn sống, cô ấy còn nấu cả cháo gà để mang cho ông đấy, thương ông lắm. Bà tắm xong bà giặt quần áo, phơi lên cái xe máy dọc đường. Nó cứ để ở đây thì mình cứ phơi, sạch sẽ. Mày xem, bà rất sạch sẽ mà.
PV: Bà ăn uống thế này thì không đủ chất đâu!
Theo Sonha
Bà Loan: Bà thề với chúng bay từ ngày lên đây bà chưa biết bát phở là cái gì. Sáng ra bà mua hai nắm cơm 10 nghìn thì ăn cả ngày, muốn ăn rau gì thì mua rồi tự  nấu lấy.
PV: Bà nấu ở đâu ạ?
Bà Loan: Bà bắc hai hòn gạch ở đây (gần vườn hoa Hàng Đậu). Muốn đun chỗ nào thì đun. Bà mua 10 nghìn thịt rang khô nó lên ăn 2-3 ngày, mua 10 nghìn mỡ để rán, phải tận dụng chứ. Bà chả biết bát phở là cái gì. 25 – 30 nghìn bát phở thì tiền đâu ra mà ăn.
PV: Bà đi vệ sinh ở đâu?
Bà Loan: Kia, đái kia, ở bốt điện kia kìa, tất cả mọi người ở xe ôm đều đái ở đấy. Còn đi “đồng” (đại tiện) thì đi vào cái túi nilon, buộc lại rồi vứt. Bà ngủ bên kia, sáng sớm dậy thì bà đi đồng vào túi nilon rồi vứt đống rác.

Trần Quân – Nguyên Long (Theo Tuổi trẻ và đời sống) 

Chính quyền, quan chức huyện Thanh Oai Hà nội vô chính phủ !

Vụ việc cướp đất phá nhà của gia đình Liệt sỹ tại Bích Hoà được tôi đăng tải nhiều bài tại blog này, gia đình người bị hại hơn hai năm nay đi kếu cứu khiếu nại đủ các cơ quan chức năng từ trung ương xuống địa phương, kết luận về sai phạm đã rõ, thế nhưng quan chức huyện Thanh Oai hầu như đã mù và điếc, không cần quan tâm đến cấp trên nói gì, chỉ đạo gì.


Trả lời rõ ràng về sự sai phạm của chính quyền Thanh Oai, yêu cầu thực hiện nghiêm túc các kết luận...do Vũ Hồng Khanh ký, tuy nhiên chính quyền Thanh Oại coi Chính quyền cấp trên là Hà nội không là cái gì.
  Dân lại phải tiếp tục gửi đơn đến trung ương đảng nhà nước lần thứ ...hàng trăm.

Lại kêu cứu với Quốc hội :


 Qua vụ việc này cho thấy : hiện nay chính quyền cấp huyện và các cấp địa phương không coi các cấp bên trên ra cái gì, trên cứ chỉ đạo, dưới cứ lờ tịt, mặc cho dân oan đi khiếu kiện năm này qua năm khác. 

 
 Gia đình liệt sỹ bị chính quyền Thanh Oai cướp đất, phá nhà, đẩy ra hè đường 21 B từ tháng 9 năm 2011 tới nay, vẫn tiép tục sống trong lều bạt vên đường, ngay cạnh đất của mình đã bị chính quyền cướp.

Còn ai tin ông Hiền ?

 Vụ tráo thuỷ tinh thể tại Viện mắt Hà nội làm rúng động dư luận, tôi đã vào cuộc ngay từ đầu vụ này, đã làm việc với thanh tra sở y tế, làm việc với ông Hiền, tuy nhiên cuối cùng chả đi đến đâu.
 Bác sỹ, hộ lý tố cáo vụ việc ra công luận thì bị đàn áp, trả thù, chèn xe gây gãy tay, gãy xương quai xanh, hiện tiép tục bị trả thù.
 Ông Hiền chỉ đạo " kiểm điểm, rút kinh nghiệm".
 Vậy thì vụ này còn ai tin ông Hiền không ?

 http://vtc.vn/2-307088/xa-hoi/bo-tien-lon-chua-mat-bi-bv-trao-thuy-tinh-the.htm
 http://coopwatch.blogspot.com/
http://www.baomoi.com/Thuc-hu-viec-danh-trao-nhan-thuy-tinh-the-kem-chat-luong/82/7018190.epi

Vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm:

Giám đốc Sở Y tế “chịu trách nhiệm” nếu người tố cáo bị trù úm

(LĐ) - Số 190 - Thứ hai 19/08/2013 06:10
Chiều 18.8, tại toà soạn Báo Lao Động, Ban Biên tập Báo Lao Động đã tổ chức gặp cảm ơn và tặng quà cho 3 bạn đọc tố cáo vụ nhân bản kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) gồm các chị: Hoàng Thị Nguyệt, Khuất Thị Định và Phan Thị Nam Đông.
Đây là 3 người quyết tâm không rút đơn, tố cáo tới cùng hành động nhân bản vô lương tâm ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, bất chấp sự đe doạ, trù úm... của những người có liên quan.

Tham dự buổi gặp mặt còn có TS Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc; PGS-TS Nguyễn Văn Yên - Bí thư Đảng uỷ, Phó giám đốc và ông Trần Ngọc Tụ - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế Hà Nội.

Tại buổi gặp mặt, ông Trần Duy Phương - Tổng Biên tập Báo Lao Động - thay mặt ban biên tập cám ơn các chị đã tin tưởng và chọn Báo Lao Động để cung cấp thông tin về vụ nhân bản kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Loạt bài về vấn đề này trên báo Lao Động thời gian qua đã gây được tiếng vang lớn, đã đoạt được giải “Vành khuyên” (giải nhất) do Diễn đàn nhà báo trẻ bình chọn.

“Chúng tôi rất hạnh phúc vì các chị đã tin tưởng, chọn Báo Lao Động” - ông Trần Duy Phương nói.

Cả 3 chị Nguyệt, Định và Đông đều rất xúc động vì sự quan tâm của Báo Lao Động. “Chúng tôi vô cùng biết ơn vì các phóng viên Báo Lao Động thời gian qua đã không quản ngại khó khăn để đồng hành cùng chúng tôi. Nếu không có Báo Lao Động vào cuộc thì vụ việc sẽ không đi đến được kết quả như hôm nay” - chị Nguyệt nói.

Theo chị Nguyệt, ngoài những phóng viên luôn theo sát vụ việc, chị còn nhận được nguồn cổ vũ, động viên vô cùng to lớn đến từ nhiều bạn đọc của Báo Lao Động. “Thông qua Báo Lao Động, tôi muốn gửi lời tri ân đến những bạn đọc, đặc biệt là ông Vũ Quốc Hùng - cán bộ hưu trí của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng - người đã nhắn tin, điện thoại để động viên tôi hàng ngày...” - chị nói.

Chị Nguyệt cũng gửi đến lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội nguyện vọng: Mong rằng thời gian tới, cán bộ công nhân viên Bệnh viện Hoài Đức, đặc biệt là những người dám dũng cảm viết đơn tố cáo sẽ không bị trù úm, được làm việc trong môi trường bệnh viện trong lành, thân thiện. Đặc biệt, nhân dân Hà Nội nói chung và Hoài Đức nói riêng sẽ được khám - chữa bệnh trong một môi trường thân thiện, giàu y đức...

Suốt cuộc gặp gỡ, chị Định cứ ôm mặt khóc rưng rức. Mãi đến cuối buổi chị mới ngừng khóc để nói: “Những ngày đầu tố cáo, chúng tôi lo lắng vô cùng bởi đồng nghiệp, bạn bè, người thân ai cũng ngăn chúng tôi. Mọi người nói kiến không cắn được voi đâu. Với lại đơn tố cáo của mình đi đến đâu, người ta sẽ mang tiền đi mua đến đó nên chẳng ăn thua gì đâu. Bởi vậy chúng tôi vui mừng và hạnh phúc vô cùng khi cuối cùng, mọi chuyện cũng được lôi ra ánh sáng.

Càng vui và bất ngờ hơn, chúng tôi còn được Sở Y tế tặng giấy khen, được Báo Lao Động tặng hoa và quà (mỗi người 2 triệu đồng)”. Nói đến đây chị Định lại ôm mặt khóc. Chị giàn giụa: “Tôi thấy tủi thân vô cùng vì hôm kia, khi trao giấy khen, Sở Y tế Hà Nội chẳng có lấy một bó hoa, trong khi Báo Lao Động ngoài hoa, chúng tôi còn có cả quà...”.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, TS Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cảm ơn Báo Lao Động đã tổ chức cuộc gặp gỡ rất có ý nghĩa này cũng như đã có loạt bài phản ánh, chỉ ra những sai phạm ở Bệnh viện Hoài Đức; cảm ơn 3 chị Nguyệt, Định, Đông đã dũng cảm tố cáo tới cùng những sai phạm. “Đây là thời điểm tốt nhất để ngành y tế chấn chỉnh một cách toàn diện hoạt động của ngành” - ông Hiền nói.

Ông Hiền cũng tiếp thu nguyện vọng của 3 chị và hứa: “Các đồng chí hoàn toàn yên tâm. Với trách nhiệm của mình, chúng tôi đảm bảo các chị sẽ có môi trường làm việc tốt nhất và chắc chắn sẽ không có chuyện bị trù úm hay ngược đãi các chị”.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cam kết sẽ bảo vệ 3 người tố cáo vụ "nhân bản" kết quả xét nghiệm. Ảnh: L.Q.V

Ông Trần Duy Phương - Tổng Biên tập Báo Lao Động - hỏi lại: “Các anh có hứa chắc là sẽ không có chuyện trù úm, sẽ bảo vệ 3 người dám viết đơn tố cáo đang ngồi đây?”. Ông Hiền khẳng định lần nữa: “Khẳng định với các anh là 3 chị sẽ không bị trù úm”. “Nhưng nếu có thì sao?” - ông Trần Duy Phương hỏi lại. “Tôi sẽ chịu trách nhiệm!” - ông Hiền trả lời không do dự.

Tiếp lời ông Hiền, PGS-TS Nguyễn Văn Yên - Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - nói “trù úm sẽ muôn hình vạn trạng, những người trù úm ở trong bóng tối, còn chúng ta ở ngoài ánh sáng nên sẽ rất khó khăn”. Tuy nhiên, ông Yên “khẳng định lần nữa” là “sẽ không có chuyện trù úm và sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để có phương án bảo vệ tốt nhất cho 3 chị.

Ông Yên nói: “Đây (3 chị) là những tấm gương trong việc chống để xây của ngành y tế Hà Nội. Qua việc này, mọi người trong ngành nên noi gương 3 chị để mạnh dạn đấu tranh cho ngành mình trong sạch hơn”.
Vì sao Bộ Y tế chưa khen thưởng 3 nhân viên BV Hoài Đức chống tiêu cực? Về vấn đề này, ngày 17.8, ông Trần Đức Long - Vụ trưởng Vụ Truyền thông, thi đua, khen thưởng - đơn vị tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế về việc thi đua khen thưởng đã trả lời PV Báo Lao Động: “Đối với những thành tích về chuyên môn của các đơn vị trực thuộc, hoặc những thành tích đặc biệt xuất sắc ở các BV ở địa phương, lãnh đạo bộ sẵn sàng khen ngay, thậm chí khen trước cả cơ quan quản lý ở địa phương. Còn đối với việc chống tiêu cực trong ngành, bộ để việc khen thưởng cho Sở Y tế địa phương trực tiếp làm”. Ng.H

Tặng chữ “Tâm” cho Báo Lao Động. Tại buổi gặp mặt, 3 chị Hoàng Thị Nguyệt, Khuất Thị Định và Phan Thị Nam Đông đã tặng cho Báo Lao Động một chữ “Tâm” bằng Hán tự. Chúng tôi thắc mắc vì sao lại tặng chữ “Tâm” thì chị Nguyệt thay mặt 3 chị trả lời: “Vì phóng viên Báo Lao Động là những người có tâm sáng và rất có trách nhiệm với chúng tôi - bạn đọc của báo trong việc đưa vụ nhân bản kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện Hoài Đức ra ánh sáng”.

Thay mặt Báo Lao Động, Tổng Biên tập Trần Duy Phương cảm ơn 3 chị đã tin tưởng, đánh giá cao Báo Lao Động. “Đây là một kỷ niệm rất đẹp của Báo Lao Động” - ông Trần Duy Phương nói. H.V.M

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Côn đồ đang hoành hành khắp nơi.

Nạn côn đồ đang hoành hành khắp nơi.

Từ cách đây một tuần, hàng trăm côn đồ xuất hiện tại cánh đồng nơi bà con Văn Giang đang làm cỏ lúa.
 Chúng mang theo dao kiếm, gậy gộc và doạ nạt , ngăn chặn bà con làm đồng. Vẫn những gương mặt quen thuộc từng có mặt từ năm trước  sau khi chúng cùng hàng ngàn công an tới cướp đất ngày 24 tháng 4 năm 2012. Kẻ cầm đầu là một tên giang hồ quê tại Ba vì Hà nội, tên này đang được bà con và các blogger điều tra để rõ về thân nhân, họ hàng và gia đình.
 Ảnh nhóm côn đồ  trên cánh đồng do dân chụp :

  Đám côn đồ mang dao kiếm trên cánh đồng.
  Toàn dân ba xã thuộc Văn giang đã kéo ra đồng để đối đầu với đám côn đồ, bảo vệ những người đi làm đồng. Nhóm côn đồ thấy đông nên không dám động thủ. Chính quyền Hưng yên hiện chưa có bất kỳ động thái nào xử lý đám côn đồ này, cũng có thể họ chính là nơi bảo kê cho nhóm này bởi trước nhóm côn đồ bên Khoái Châu Hưng yên cũng đã được báo chí phanh phui ra là có sự bảo kê của công an và chính quyền. Quốc hội cũng đã phải tranh cãi về vụ này.
  Hiện nay,  chính quyền và công an bảo kê cho côn đồ của doanh nghiệp, côn đồ của công an, côn đồ của chính quyền đã xảy ra hàng ngày, nơi đâu cũng có côn đồ, từ trường học đến bệnh viện, từ cơ quan cấp xã tới trung ương đều xảy ra nạn côn đồ. Mới đây hai bác sỹ bệnh viện nội tiết đấm nhau tại hội nghị. Mới tối qua, công an phường Trương Định cùng côn đồ đã tự ý xông vào nhà dân ở ngõ Giếng Mứt Bạch mai để cưỡng chế gần chục sinh viên đang học tiếng Anh tại đó, điều khó lý giải là các nhân viên công an Hà nội mặc thường phục lại cùng đám côn đồ này thực hiện việc bắt giữ, cướp điện thoại và máy tính của các sinh viên, các công an phạm luật này đã bị giới blogger chụp hình đẻ vạch mặt :
Nhân viên của công an Hà nội chỉ đạo vụ bắt giữ và cướp đồ của nhóm sinh viên tối qua.
 Nạn côn đồ đang hoành hành - đó là biểu hiện của một Đất nước vô chính phủ .


Hai cán bộ công an của Thái Nguyên và Ninh bình nhận 2 tỷ của tội phạm.

  Bắt nhóm cảnh sát nhận 2 tỷ đồng của tội phạm
TP - Ngày 14/8, Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt giam Nguyễn Đức Chinh (SN 1986), nguyên cán bộ Công an tỉnh Thái Nguyên và Nguyễn Huy Thắng (SN 1977), nguyên cán bộ Công an tỉnh Ninh Bình về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Theo tin ban đầu, trước đó Công an Thái Nguyên điều tra một vụ án giết người, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, ra lệnh truy nã một đối tượng liên quan tên Trần Văn Hưng.
Tối 19/3/2012, phát hiện Hưng ở nhà của Đinh Thanh Loan (phường Bích Đào, TP Ninh Bình), tổ công tác của Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm - Công an tỉnh Thái Nguyên gồm 2 cán bộ Nguyễn Đức Chinh, Nguyễn Viết Hòa cùng Nguyễn Huy Thắng ập vào, bắt giữ Hưng.
Hưng đặt vấn đề “biếu” tổ công tác 2,5 tỷ đồng để được tha. Hòa cho biết không thể thả Hưng vì đã báo cáo lãnh đạo, nhưng có thể không bắt Loan về hành vi che giấu tội phạm. Sau khi “ngã giá”, Hòa đồng ý cầm 2 tỷ đồng rồi dặn Hưng phải khai bị bắt ở một địa điểm khác.
Sau đó, Hưng tố cáo hành vi của nhóm cảnh sát trên. Trước khi bắt Chinh và Thắng, CQĐT Bộ Công an đã bắt giam Hòa và một cán bộ khác thuộc Công an tỉnh Thái Nguyên là Mã Khánh Linh.
L.Dương

 http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/641488/Bat-nhom-canh-sat-nhan-2-ty-dong-cua-toi-pham-tpp.html

Thủ thuật ăn tiền của bác sỹ, ngành y - chuyện biết rồi nói mãi,.

VNN - Nhiều thủ thuật "ăn tiền" của bác sĩ, nhân viên ngành y bị phát hiện gần đây khiến người dân liên tiếp bị sốc. Theo những người hiểu biết hoặc có người thân làm ngành này thì gi gỉ gì gi, cái gì họ cũng có thể kiếm lợi được từ người bệnh.
"Ăn" phim X-quang
Bằng thủ đoạn cắt xén, tráo đổi và ghép phim X-quang, nhiều năm nay, một số bác sĩ ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã “móc túi” nhiều tỷ đồng từ hàng vạn bệnh nhân.
Theo thông tin trên báo Tiền phong, nhóm bác sĩ ở BV Chấn thương chỉnh hình đã phát hiện một số bác sĩ ở khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện này đã “ăn phim” từ năm 2007, kéo dài đến năm 2012.
ăn bớt vắc-xin, tiêm phòng, ghép phim xquang, nhân bản kết quả xét nghiệm
Một bệnh nhân chụp cổ chân ở mọi tư thế bị ghép phim. Ảnh: Lao động
Theo bác sĩ V.B.L, khoa Chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ Hồ Văn Thạnh, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cùng ông Bùi Văn Hải, Phó khoa và kỹ thuật viên trưởng Bùi Bảo Vinh đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền ghép, cắt, đổi, gian lận trong việc nhập và xuất phim cho bệnh nhân để hưởng lợi hàng tỉ đồng.
Thủ đoạn để ba người này “móc túi” người bệnh là khi bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang loại phim A kích thước 35 x 43cm, kỹ thuật viên cắt xén một nửa khi chụp, chỉ còn kích thước 35 x 21,5cm. Ngoài việc xén, kỹ thuật viên dùng thêm thủ thuật tráo đổi phim, bằng cách sử dụng hai loại phim A giá 42.000 đồng/tấm thay cho phim B có kích thước 26 x 36cm giá 23.000 đồng/tấm.
Đơn cử bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang phim A, kỹ thuật viên phù phép thành phim B, trong khi bệnh nhân được chỉ định chụp hai phim B thì kỹ thuật viên chụp ghép trên một phim A.
Một bác sĩ nói, gian lận bằng cách đánh tráo phim X-quang diễn ra thường xuyên. Ví dụ, bác sĩ thu tiền của bệnh nhân với giá phim loại A nhưng lại chụp cho họ với phim loại B có giá rẻ hơn. Trong khi đó, thủ thuật lắp ghép phim diễn ra còn dễ dàng hơn khi người bệnh đóng tiền chụp cho hai phim, nhưng khoa chụp ghép nhiều bộ phận cơ thể cần chụp trên 1 phim, rồi cắt nhỏ phim ra đưa cho bệnh nhân.
Theo một bác sĩ, việc tráo, cắt xén và ghép phim này không gây thất thoát tiền phim cho bệnh viện, nhưng rõ ràng bệnh nhân đã bị móc túi một cách không thương tiếc.
Sở Y tế TPHCM đã thành lập đoàn kiểm tra và được biết, ngày 21/8 tới Sở Y tế sẽ có kết luận ban đầu về vụ việc “ăn phim” và “nhóm lợi ích” tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM.
Nhân bản kết quả xét nghiệm
Chỉ trong thời gian ngắn (từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013), Khoa Xét nghiệm của BV Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) đã cấp phát 2.237 phiếu xét nghiệm cho bệnh nhân, trong đó có 1.149 phiếu xét nghiệm huyết học trùng nhau.
Đại đa số bệnh nhân bị “nhân bản” kết quả xét nghiệm, trả trùng kết quả xét nghiệm đều là bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT).
ăn bớt vắc-xin, tiêm phòng, ghép phim xquang, nhân bản kết quả xét nghiệm
Kết quả xét nghiệm của BV Đa khoa Hoài Đức cho 2 bệnh nhân khác nhau có nội dung giống hệt nhau.
Theo chị Hoàng Thị Nguyệt, cán bộ của Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, người tố cáo vụ việc động trời này, mục đích của việc trả khống kết quả xét nghiệm mẫu máu bệnh nhân là móc túi, bòn rút tiền bảo hiểm, làm hài lòng giả tạo người bệnh. Có khoảng 1.000 phiếu xét nghiệm được “nhân bản” như vậy tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, trả cho ít nhất 2.000 bệnh nhân. Trung bình một kết quả sử dụng cho 2-5 người. Nhiều bệnh nhân khác xa nhau về bệnh án, lứa tuổi, nhưng đều có chung một kết quả xét nghiệm.
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vào cuộc và phát hiện thêm hàng loạt sai phạm từ vụ việc này. Theo quy định người làm công tác xét nghiệm tại khoa này phải có trình độ đại học hoặc sau đại học, trong khi đó tại bộ phận xét nghiệm ngoại trú của Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, bệnh viện lại bố trí hai nhân viên tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng và dược sĩ trung học. “Về nguyên tắc, người ký phiếu kết quả xét nghiệm phải là trưởng khoa, không phải nhân viên. Trong khi hầu hết các phiếu kết quả xét nghiệm tại bệnh viện, người ký đều là nhân viên”, theo Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội.
Từ trước đến nay, cơ quan bảo hiểm đã phát hiện nhiều chiêu lạm dụng quỹ BHYT, như: Phát hành thẻ BHYT cho nhiều đối tượng không thuộc thành phần để được hưởng quyền lợi; chỉ định thuốc không thông qua hội chẩn, không phù hợp với tình trạng bệnh tật; dùng dịch vụ kỹ thuật cao quá mức cần thiết...

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên phát giác tình trạng có bệnh nhân, có xét nghiệm nhưng bệnh nhân đó không hề làm xét nghiệm.
Hiện Công an Thành phố cũng đã quyết định khởi tố vụ án hình sự với tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ăn bớt vắc-xin
Từng nghe thông tin phòng tiêm chủng 70 Nguyên Chí Thanh, Hà Nội có gian lận vắc xin nên khi đưa con đi tiêm phòng tại đây, anh Dương Thái Lam (ở Tích Sơn, Vĩnh Phúc) đã quan sát và bắt quả tang chiêu ăn bớt vắc-xin của nhân viên y tế.
Ngày 19/4/2013 anh Lam đưa con trai (sinh 4/12/2012) đến địa chỉ 70 Nguyễn Chí Thanh để tiêm vắc xin Pentaxim (vắc xin 5 trong 1 loại vô bào - PV) mũi 3 và uống Rotateq (phòng bệnh tiêu chảy do Rota vi rút) với giá 1.185.000đồng.
lượng dung dịch thuốc vơi khoảng 2/3 như lọ dùng để tiêm cho con anh. Anh Lam lập tức gọi điện cho các cơ quan chức năng đến và lập biên bản sự việc.
ăn bớt vắc-xin, tiêm phòng, ghép phim xquang, nhân bản kết quả xét nghiệm
Lượng vắc-xin còn dư sau khi tiêm cho con anh Lam.
Thấy nhân viên rút thuốc vào xi lanh xong không vứt lọ vắc-xin Pentaxim vào thùng rác, anh Lam đã nhanh tay kiểm tra và phát hiện con mình chỉ được tiêm có 2/3 so với liều quy định. Anh Lam cũng phát hiện 2 lọ khác cũng có
Y tá trực tiếp thực hiện hành vi này đã bị xử lý. Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các đơn vị trong ngành tiến hành ngay việc rà soát, kiểm tra toàn bộ hoạt động tiêm chủng trên địa bàn thành phố, tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát. Tuy nhiên dư luận cho rằng, những chiêu trò này đã diễn ra quá lâu trước khi bị tố cáo.
ăn bớt vắc-xin, tiêm phòng, ghép phim xquang, nhân bản kết quả xét nghiệm
Còn rất nhiều chiêu thức mà bác sĩ, nhân viên y tế áp dụng để móc túi người bệnh, ví dụ như nhập nhèm về giá cả các loại thuốc, thiết bị y tế; xé lẻ các vỉ thuốc để bán cho bệnh nhân sau khi khám để người mua sẽ không biết được tên thuốc cũng như giá cả thực của các loại thuốc. Một số loại thuốc tránh thai (được phát không hoặc bán trợ giá) nhưng bác sĩ, dược sĩ xé lẻ ra bán với giá rất cao với tên gọi thuốc nội tiết (thực chất ngoài phòng tránh thai, thuốc này còn có tác dụng trị mụn trứng cá, cân bằng nội tiết…). Có bác sĩ còn tận dụng lại ốc vít của bệnh nhân trước để sử dụng lại cho bệnh nhân sau, thậm chí nhiều lần sau đó nhưng khi kê khai để thanh toán với cơ quan BHYT, thiết bị đó vẫn được coi như mới và chỉ dùng một lần...
M. T - http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/135731/cac-chieu-an-tien-tinh-vi-cua-bac-si.html

Mời đoàn kiểm tra tham nhũng đến nhà tôi để lấy hồ sơ dân tố cáo tham nhũng.

7 đoàn kiểm tra tham nhũng: Phải bắt được 'cá mập'

- Độc giả VietNamNet đặt niềm tin vào 7 đoàn kiểm tra các vụ án tham nhũng lớn mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng, vừa thành lập.

Phải là "bàn tay sạch"
Độc giả Dan Viet (de@...) khẳng định "nhân dân phấn khởi với quyết định này của Tổng bí thư".
"Chúng ta cần chú trọng tính thực chất và hiệu quả, tránh cách làm rầm rộ, quan cách, quan liêu, xuề xòa mà chẳng thu được kết quả nào cụ thể, nổi bật thì lại làm cho nhân dân ta thêm mất lòng tin vào chế độ. Một xã hội muốn phát triển tốt, nhân dân ủng hộ chủ trương, đường lối của chính quyền, thì những người lãnh đạo phải làm gương thượng tôn pháp luật, chính trực, nghiêm minh với cái sai, cái vô đạo đức và cái ác. Nhân dân hy vọng thêm một chút...", độc giả viết.
chống tham nhũng, 7 đoàn chống tham nhũng
Phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Tổng Bí thư làm Trưởng ban

"Cây thẳng thì bóng tròn", độc giả Nguyễn Ngọc Trung (trung.nguynngc46@...) cũng ủng hộ việc "phòng, chống tham nhũng từ trên xuống dưới một cách nghiêm túc thì mới tạo được một sức sống mới và mạnh mẽ cho phong trào cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay".
Do đó, độc giả Nguyễn Văn Thắng (quangthang760234@...) phản ảnh nguyện vọng của nhân dân trong cả nước là "sự công tâm, hiệu quả của các đoàn công tác".
Hay như độc giả Nguyễn Xuân Thủy (xuanthuy.vldif@...) dẫn lời Bác Hồ rằng "nhổ cỏ là phải nhổ cho hết gốc", mong lần này Tổng bí thư ra tay phải là "bàn tay sạch".
Độc giả ninhien50 (ninhien50@...) thì tặng thành viên các đoàn kiểm tra ba chữ "Công minh - Chính đại - Hiệu quả".
Độc giả Huong Nguyen Thanh (nguyenthanhhuong9b@...) tán thành phương pháp "kiểm tra chéo" vì "nếu không giữa các cơ quan này sẽ khó có tổ chức nào 'cầm cương'".
Tuy nhiên, độc giả không khỏi băn khoăn. "Sao chỉ thanh tra có từng ấy địa phương? Đã thanh tra thì phải làm lần lượt, làm quyết liệt cho hết tất cả các tỉnh, thành từ trung ương đến địa phương. Có như vậy mới bắt hết những con sâu tham nhũng, cơ hội, đục khoét trên mồ hôi xương máu của nhân dân", độc giả Phi Long (tuyenhoa99@...) kiến nghị.
Độc giả Phan Anh Tuấn (anhtuan@...) thì thấy nên thanh tra các tập đoàn trước, "vì các tập đoàn gây thất thoát và tham nhũng lớn nhất, gây búc xúc trong dư luận".
Độc giả viethoa (viethoahd59@...) gửi đến Tổng bí thư đề nghị "thanh nhưng phải tra mới có kết quả cao" vì theo độc giả Minh (minhhuyen@...) kết quả đợt này "nếu vẫn y chang thì chắc người dân thất vọng lắm".
Không thể chỉ "rút kinh nghiệm", "án treo"
"Nhưng quan trọng là khi phát hiện sai phạm thì sẽ xử lý thế nào?" mới là băn khoăn lớn nhất của độc giả Phong (phong06020285@...) và nhiều người khác.
Độc giả Nguyễn Tú (tu_guidevietnam@...) thẳng thắn bày tỏ nghi ngại: "Có lẽ kết quả thì chưa chắc đã khả quan vì chúng ta chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý. Chắc chắn là đợt thanh tra, kiểm tra này chỉ bắt được mấy chú 'tôm, tép râu ria' thôi chứ mấy con 'cá mập' hay 'ngáo ộp' thì khó mà bắt được vì giả sử có phát hiện ra thì cũng khó mà có giải pháp".
Vì như độc giả Cố Nhân phản ánh: "Cách hành xử quan liêu, chỉ biết 'rút kinh nghiệm sâu sắc', quan phạm tội chỉ có 'án treo' thì chẳng ai phục cả".
Cho rằng "lập sớm các đoàn chống tham nhũng thì ngăn chặn được bao nhiêu quan tham, bao nhiêu nhóm lợi ích 'nuốt' tiền của dân", song độc giả Trần Vũ Khoát (dieuvudn@...) lạc quan "chậm vẫn còn hơn không".
Độc giả Sang (nolucvtl@...) rất mong chờ những vụ án tham nhũng được đưa ra ánh sáng và đặc biệt những quan tham bị đưa ra vành móng ngựa.
Độc giả Nguyễn Thanh Đức (thanhduc@...) thì hy vọng sẽ đưa ra ánh sáng những nhóm thân hữu và các "đại gia" tham nhũng lũng đoạn trong các cơ quan, tổ chức, vì "trăm nghe không bằng một thấy", đông đảo đảng viên và nhân dân đang nhìn vào kết quả của 7 đoàn kiểm tra kỳ này.
Chung Hoàng

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Diễn biến vụ cư dân mua nhà tại Time city khiếu kiện


Tiếp đoàn đông người mua căn hộ tại Royal City
 


Sáng 6/8, lãnh đạo Trụ sở Tiếp Công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã tiếp đoàn công dân đông người của Dự án Khu đô thị thành phố Hoàng Gia (Royal City), số 72 – 74 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. 30 công dân đại diện cho 218 hộ ký tên trong đơn là khách hàng mua bán căn hộ tại Royal City gửi đến Trụ sở Tiếp Công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội và một số cơ quan báo chí phản ánh nhiều sai phạm của chủ đầu tư (CĐT) – Cty cố phần Đầu tư và Phát triển địa ốc thành phố Hoàng Gia.
Tại buổi làm việc, đại diện các hộ dân trình bày: Năm 2010, tin tưởng về uy tín của CĐT, phần đông các hộ dân đã đặt mua căn hộ và ký hợp đồng cho CĐT vay vốn tương đương với số tiền bằng 40% trị giá mỗi căn hộ. Đến năm 2011, khi dự án đã đủ điều kiện chuẩn ký hợp đồng mua bán thì các khách hàng được thông báo đến và ký vào hợp đồng do CĐT soạn sẵn mà không hề được đọc trước. Đến nay, khi chuẩn bị được bàn giao nhà, các khách hàng của Royal City phát hiện nhiều điểm bất cập mâu thuẫn của hợp đồng và nhiều việc làm không đúng của CĐT, vi phạm các điều khoản đã cam kết với khách hàng.
Khoản 1.1, Điều 1 Hợp đồng quy định: “Diện tích sàn căn hộ bao gồm cả diện tích cột, hộp kỹ thuật, tường xây trong phạm vi căn hộ”. Tại Điều 11 Hợp đồng lại quy định: “Bên mua được quyền sở hữu riêng đối với diện tích sàn căn hộ theo quy định tại Điều 1 và Phụ lục 1″. Với thiết kế và thực tế đã thi công tại khu căn hộ thì các cột đều nằm trọn trong các căn hộ và chiếm diện tích rất lớn. Trung bình kích thước cạnh của cột là 1,27m. Mỗi hộ đều có từ 2 đến 6 cột trong nhà chưa kể hộp kỹ thuật và tường chịu lực khoảng từ 2 đến 7,8m2. Với đơn giá trung bình là 40 – 45 triệu đồng/m2 thì mỗi hộ trong Royal City sẽ có nguy cơ bị CĐT thu sai pháp luật cả trăm triệu đồng (mỗi hộ phải chịu từ 10 – 12m2 cột hộp). Như vậy, xấp xỉ 4.000 căn hộ tại Royal City sẽ có nguy cơ bị CĐT thu sai pháp luật hàng nghìn tỷ đồng, kéo theo hệ lụy là các chủ căn hộ có nguy cơ phải nộp phí dịch vụ hàng tháng cho những phần thuộc: diện tích sở hữu chung. Chưa kể có thể nảy sinh bất cập trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà vì không thể công nhận quyền sở hữu diện tích thuộc sở hữu chung cho từng căn hộ.
Theo các hộ dân, việc làm này trái với quy định Điều 225, Điều 389 Bộ luật Dân sự; khoản 3 Điều 70 Luật Nhà ở năm 2005; Điều 49 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Điều 4 và Điều 23 Quy chế Quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ Xây dựng. Hợp đồng mua bán chung cư Royal City cũng không đúng với mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại được quy định tại Phụ lục 16 Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 1/9/2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010-CP.
Ngoài ra, nhiều hạng mục trong hợp đồng, cam kết của CĐT với khách hàng cũng không được thực hiện. Cụ thể là hạng mục vườn treo, nhiều chi tiết trong từng căn hộ không bảo đảm để sử dụng như không có lỗ thoát sàn nhà vệ sinh, đá lát sàn, ốp tường bị biến thành xi măng cát…
Đại diện lãnh đạo Trụ sở Tiếp Công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước, ông Nguyễn Hồng Điệp, đã lắng nghe cụ thể các nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn đối với từng nội dung cụ thể.
Cùng ngày, Trụ sở Tiếp Công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã có văn bản chuyển các khiếu nại, tố cáo của công dân nói trên đến lãnh đạo Bộ Xây dựng.
Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh tra, lãnh đạo Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư cho biết: Những khiếu nại, tố cáo của khách hàng Royal City tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, đông người và là điển hình cho dạng mâu thuẫn giữa khách hàng và CĐT. Trước đây, các khiếu nại, tố cáo giữa người dân với chính quyền cơ sở mới tạo nhiều đoàn đông người, phức tạp nhưng thời gian gần đây, các mâu thuẫn không nhỏ giữa CĐT với khách hàng tạo nên khá nhiều đoàn đông người như tập thể B14 Kim Liên, Keangnam… Dạng mâu thuẫn điển hình này cần được các cơ quan thanh tra sớm nhận diện, làm rõ. Bởi lẽ, các sai phạm của CĐT với mức độ nhiều, số lượng lớn, tập trung tại một vài điểm thường gây tổn thất lớn về kinh tế, khó khắc phục nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời và đặc biệt hơn, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường về an toàn khu dân cư.
 
— cùng với Dung Chu Duc

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Vụ lừa đảo lớn tại Hà đông ( tiếp theo ) công dân gửi hồ sơ tới thanh tra Công an Hà nội



Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập – Tự  do – Hạnh phúc
--------š²---------


ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO  
 Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 2013
  
   Đối tượng bị khiếu nại, tố cáo : PC44, Công an quận Hà đông, Toà án quận Hà đông.
  
      Kính gửi: -    THANH TRA CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
-           Bà Lê Hin Đức – Công dân chống tham nhũng.
   Tên tôi là : Đặng Thị Tỵ
    Trú tại: Số nhà 50, Hà trì 3, phường Hà Cầu, quận Hà đông TP Hà nội.
    Điện thoại số : 0983 839 610; 0122 729 0479.
  
  Thưa Quý cơ quan, như Quý cơ quan đã biết : vụ án “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản lớn tại Hà đông “ mà kẻ lừa đảo là Phạm Thị Thanh Tâm – giáo viên mầm non, nay đã bị công an Thành phố Hà nội bắt giữ, giam tại Hoả  Lò, tôi là một trong những nạn nhân của vụ lừa đảo này – tháang 6 năm 2011, Tâm đã mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình tôi và tạo hồ sơ để hòng chuyển nhượng trái phép.
1.      Ngày 16 tháng 7 năm 2011, khi phát hiện có dấu hiệu Tâm lừa đảo, tôi đã khn cp gi đơn - yêu cầu  chấm dứt giao dịch đối với quyền sử dụng đất của gia đình tôi – tới Uỷ ban nhân dân quận Hà đông. Ngày 21 tháng 7 năm 2011, Phó chánh văn phòng UBND quận là ông Vũ  Hoàng Tâm đã có văn bản chỉ đạo Phòng tài nguyên môi trường quận về việc này.
2.      Tuy nhiên, ngày 24 tháng 7 năm 2011, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình tôi lại tiếp tục bị các đối tượng lừa đảo mang ra giao dịch lòng vòng qua các hợp đồng chuyển nhượng trái phép.
3.      Tháng 4 năm 2012, tôi tiếp tục gửi hồ sơ yêu cầu cơ quan điều tra, công an Thành phố Hà nội vào cuộc, điều tra những kẻ lừa đảo, làm rõ, trả lại công bằng cho các nạn nhân bị Tâm lừa đảo trong đó có tôi.  
4.      Ngày 24 tháng 4 năm 2012, PC 44  Hà nội có văn bản gửi tới công an Quận Hà đông, yêu cầu điều tra, làm rõ, trả lời PC44 và gia đình công dân. Cho tới tháng 6 năm 2013, gia đình tôi đã tơqí tiếp dân cảu PC 44 để hỏi thì đưcọ trả lời rằng : vẫn chưa hề nhận được trả lời bằng văn bản nào về kết quả điều tra do công an Quận Hà đông  ( có băng ghi âm cuộc làm việc )
5.      Tháng 6 năm 2013, tôi đã phải tiếp tục gửi hồ sơ đến Chủ tịch UBND Thành phố Hà nội là ông Nguyễn Thế Thảo để yêu cầu chỉ đạo điều tra, làm rõ vụ lừa đảo, trả lại tài sản của công dân đã bị Tâm lừa đảo.
6.      Ngày 2 tháng 7 năm 2013, Sỹ quan điều tra công an Quận Hà đông là ông Hội mời tôi ra trụ sở, đưa văn bản ghi ngày 3 tháng 7 năm 2013 và  thông báo cho tôi biết rằng  “ vụ án này lớn trên 499 triệu đồng, công an Quận không được phép làm, thẩm quyền thuộc cấp trên…”( có băng ghi âm cuộc làm việc tại trụ sở).
  Vụ án này đã được báo chí đăng tải hàng loạt từ năm 2012 như Quý vị đã biết, có thể tìm đọc qua các báo điện tử.
   Trong khi đó, tại toà án Quận  Hà đông, thẩm phán Nguyễn Việt Hưng, vì lý do nào đó đã không cần quan tâm đến các văn bản chỉ đạo của Phó văn phòng UBND quận, các văn bản của PC44 chỉ đạo công an Hà đông điều tra về vụ việc, ông Hưng đã căn cứ vào yêu cầu của một ông Thắng nào đó có địa chỉ ở Mỗ Lao đã mua lại quyền sử dụng đất lô đất nhà tôi thông qua một văn phòng công chứng nào đó.
  Thật là vô lý và khó hiểu : hồ sơ công dân gửi yêu cầu đến cơ quan điều tra Thành phố để điều tra, công an Thành phố gửi về công an Quận Hà đông, công an quận Hà đông trả lời công dân là không thuộc thẩm quyền vì vụ án lớn , ngoài phạm vi trách nhiệm,  Uỷ ban nhân dân quận có văn bản chỉ đạo ngừng giao dịch từ năm 2011, thế nhưng toà án Quận Hà đông thì hăng hái thụ lý hồ sơ để giúp các đối tượng lừa đảo giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của công dân - tang vật của vụ án. Vậy là như thế nào ?
  Cơ quan nào sẽ là nơi điều tra vụ án theo hồ sơ khiếu nại, tố cáo của công dân : Uỷ ban nhân dân Thành phố ? PC 44 ? công an quận Hà đông ? Uỷ ban Nhân dân quận hay nơi nào ? đối tượng lừa đảo thì đã bị bắt, giấy tờ liên quan đến đất đai của công dân – tang chứng của vụ lừa đảo thì đang bị giiao dịch lòng vòng – trách nhiệm điều tra làm rõ thì được chuyển từ  Công an thành phố  xuống công an quận…vậy đề  nghị Thanh tra công an thành phố cho biết trách nhiệm điều tra vụ án này sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan nào ?
 Vậy gia đình tôi xin gửi đơn khiếu nại, tố cáo này tới Thanh tra công an Thành phố Hà nội để yêu cầu giải quyết, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan, trả lời cho công dân.  Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi hồ sơ khiếu nại, tố cáo tới các cơ quan cấp cao hơn nếu trách nhiệm điều tra tiếp tục được chuyển lòng vòng như thế này.

Tôi xin gửi kèm theo đơn này các văn bản sau để Thanh tra công an Thành phố tiện theo dõi :
-          Văn bản chỉ đạo của PC44 gửi tới công an Quận Hà đông ngày 24 tháng 4 năm 2012.
-          Văn bản nhân đơn, chỉ đạo cho phòng tài nguyên môi trường của phó chánh văn phòng UBND quận Hà đông ngày 16 tháng 7 năm 2011.
-          Văn bản chuyển đơn, chỉ đạo giải quyết của Chủ tịch UBND Thành phố  Hà nội tháng 7 năm 2013/
-          Trả lời của công an quận Hà đông ngày 3 tháng 7 năm 2013.


Hà nội ngày 6 tháng 8 năm 2013.     
        Người làm đơn


         Đặng Thị Tỵ