Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Hàng ngàn dân khiếu kiện và biểu tình !

Sáng nay, tại trụ sở tiếp dân nhà nước ở Ngô Thì Nhậm Hà đông có hàng ngàn dân tới đây từ các khắp nơi khiếu kiện, chủ yếu về đất đai.

Tại trụ sở tiếp dân.



Biểu tình trên phố Nguyễn Trãi







Hơn một ngàn dân Văn giang đại diện cho hơn 800 trăm hộ dân phản đối dự án Ecopark lấy ruộng của họ chưa đền bù.

 Trụ sở tiếp dân nhà nước tại Hà đông ngày càng nhiều dân oan đến khiếu kiện, tố cáo, hậu quả của việc tham nhũng đất đai tại các địa phương ngày càng trầm trọng, các cấp không nơi nào xử lý được.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Các công dân quận 9 Sài gòn tố cáo, khiếu kiện.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------
                                              Quận 9, ngày 22 tháng 04  năm 2013  

ĐƠN  KIẾN NGHỊ VÀ TỐ CÁO 

  Của 65 hộ dân Quận 9 được Đoàn kiểm tra của Thanh tra Chính phủ thi hành Quyết định 2400 kiểm tra việc TpHCM thực thi ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại văn bản 1745 sau khi có Kết luận 256 của Thanh tra Chính phủ.
Yêu cầu phải xử lý nghiêm minh những sai phạm của Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải – Bí Thư Thành ủy TPHCM.

Kính gửi: - Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam
                - Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
                          - Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
                          - Bộ Tài Nguyên Môi trường
                          -Thủ tướng Chính phủ
                          …………………………………………………………………              

Chúng tôi gồm các hộ dân bị Dự án ( DA) Khu Công nghệ cao ( KCNC) Quận 9 (Q9) xâm phạm quyền lợi hợp pháp , được Đoàn kiểm tra Thanh tra Chí phủ ( TTrCP ), cho tiếp xúc từ 14 giờ đến 21 giờ ngày 09/09/2010 tại Văn phòng làm việc số 210 Võ Thị Sáu, phường 7, Quận 3, TPHCM. 
Sau buổi tiếp xúc này, người dân chúng tôi đã tiếp tục gửi nhiều đơn kiến nghị và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của nguyên Chủ tịch Lê Thanh Hải và nguyên Phó Chủ tịch UBNDTPHCM Nguyễn Văn Đua, nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
            Sau khi theo dõi cuộc đối thoại của người dân Văn Giang – Hưng Yên với Bộ Tài Nguyên – Môi trường ngày 21/08/2012, chúng tôi thấy vụ việc của chúng tôi tại quận 9, TPHCM cũng có những điểm giống nhau ( xem tại 
http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/21/1217-tuong-thuat-vu-doi-thoai-giua-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-voi-nguoi-dan-van-giang/ ( phải cài đặt chương trình vượt tường lửa Vượt tường lửa bằng DNS, Ultra Surf và trình duyệt Opera mới vào được )).
      Vì thế nay chúng tôi đồng ký tên dưới đây tiếp tục gửi đơn kiến nghị và tố cáo đến các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương với nội dung như sau:
I.KIẾN NGHỊ:

Dân Thanh oai bao vây trụ sở công ty Sông đà và May Huy Ngọc

Sáng nay có gần 700 người dân xã Bình Minh bao vây hai trụ sở của công ty Sông đà và may Huy Ngọc để yêu cầu gặp lãnh đạo trả lời về việc nợ tiền thuê đất của dân.
 Theo người dân cho biết : hai công ty này thuê đất ba chục năm của dân, mới trả tiền thuê 10 năm, nay đã hết hạn, dân đến hỏi thì chủ hai công ty này nói rằng đã trả hết rồi.
 Đại diện của Huyện Thanh oai đã đến và hứa với dân rằng sẽ làm việc với hai công ty này và trả lời dân sau 5 ngày nữa. 
Tin tức và hình ảnh về vụ việc này sẽ được chúng tôi cập nhật để bạn đọc rõ.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Hình ảnh dân oan khiếu kiện tại tiếp dân nhà nước ( tiếp theo )








Một số hình ảnh dân oan các miền khiếu kiện, biểu tình tại Ngô Thì Nhậm Hà đông












Công dân quận 9 kêu cứu khẩn cấp !


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------
TP.Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2013

 ĐƠN KIỆN ĐÒI LẠI MIẾNG ĐẤT BỊ ÔNG HUỲNH VĂN CƯ CHIẾM DỤNG TỪ 1985 ĐẾN 2013 TÔI ĐÃ KIỆN TRÊN 25 NĂM CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT 
(GIA ĐÌNH LIỆT SĨ, CÓ CÔNG CÁCH MẠNG KÊU CỨU KHẨN CẤP)

    Kính gửi: - Ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ;
                  - Ông Lê Quốc Trung - Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường.

    Tôi tên là: Nguyễn Thị Lan, địa chỉ thường  trú:  tại 300/32, Khu phố 4, phường  Tăng Nhơn Phú  B, quận 9, TPHCM, là gia đình có công cách mạng, có 2 liệt sĩ, đang làm hồ sơ truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Bản thân tôi hoạt động cách mạng bị địch bắt, tra tấn, tù đày…nay xin kính gửi đến quý cấp lãnh đạo Trung ương và Thành phố bản trình bày và khiếu nại như sau:
          Tóm tắt vụ việc:
          Tôi là Nguyễn Thị Lan và bà ngoại tôi là Phạm Thị Phước cùng phát hoang  canh tác mảnh ruộng thuộc một phần thửa số 8, tờ bản đồ 66 (tài liệu 2003) tại khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, diện tích  4.055,9m2 (vẽ ngày 05/07/2013 do Trung tâm Đo đạc bản đồ thành phố lập ngày 05/7/2013, theo yêu cầu của UBND Quận 9 ). Sau khi Tập đoàn tan rả 1988, tôi yêu cầu chính quyền trả lại, nhưng bị ông Hùynh Văn Cư chiếm dụng.
        Tôi gửi đơn khiếu nại liên tục từ năm 1988 đến nay đã hơn 25 năm. 
        Ngày 23/09/2013 UBNDQ9 ban hành Quyết định 216/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại của tôi. Tôi phản bác Quyết định này vì những lý do như sau:
1/- Phần dẫn giải qua thẩm tra xác minh được nêu trong Quyết định 216/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 của UBND Quận 9 còn nhiều bất cập, không chính xác:
* Một là: “Bà Nguyễn Thị Lan  trình bày: trước năm 1968, ông bà ngoại là Dương Văn Ngọc và Phạm Thị Phước khai hoang mảnh ruộng …. (Bà Lan sống chung với ông bà ngoại từ nhỏ )” ( trang 2), là thiếu chính xác, chưa đầy đủ.
Sự thật trong rất nhiều đơn, đặc biệt trong tường trình nguồn gốc đất tranh chấp đề ngày 26/6/2011 gửi UBND Quận 9 tôi có trình bày nguồn gốc đất là do ông ngoại tôi là ông Dương Văn Ngọc, đã tham gia chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1968 bị Mỹ - ngụy bắt bỏ tù hơn một năm, sau khi ra tù mang bệnh chết. Khi ông ngoại tôi qua đời bà cháu tôi (tức bà Phạm Thị Phước và tôi, Nguyễn Thị Lan) tiếp tục cày cấy trên mãnh ruộng đó để cúng giỗ ông bà và giúp đỡ cách mạng đến ngày giải phóng... Bà cháu tôi đã mạo hiểm phá hoang ở phần biền lá và bờ ruộng…Nơi đây có người bị lựu đạn nổ chết nên ít người dám tới. Mặc dù sau giải phóng cách mạng có đến quyết tâm tháo gở nhưng không hết, phải khoanh lại làm vùng tử địa...
Lần hồi bà cháu tôi cũng phát hoang được phần biền lá. Người giúp tháo gở trái là anh Nguyễn Văn Mành nguyên là xã đội trưởng xã Tăng Nhơn Phú trong chiến tranh và bám trụ tại đây (có kèm xác nhận trong hồ sơ tranh chấp ngay từ đầu).
Khi vào tập đoàn, tôi giao toàn bộ phần ruộng và phần biền lá đang sử dụng có diện tích là 4.055,9m2 (theo  bản đồ hiện trạng vị trí do Trung tâm Đo đạc bản đồ thành phố vẽ ngày 05/07/2013 theo đề nghị của UBND Quận 9 yêu cầu tôi đứng ra ký hợp đồng đo vẽ để bổ túc hồ sơ tranh chấp ).
Một lần nữa tôi xin khẳng định là tôi đứng ra tranh chấp toàn bộ mãnh đất và cả biền lá mà trước đây tôi đã giao tập đoàn chứ không phải như nội dung UBND Quận 9 nêu trong văn bản. (Việc tôi phá hoang và canh tác đều có xác nhận của các cựu chiến binh, cán bộ hưu trí và đương chức đã từng bám trụ chiến đấu trên địa bàn, có gủi kèm theo đơn trong suốt quá trình tranh chấp). 
* Hai là: “Đến năm 1985 tập đoàn hoán chuyển đất (trang 2), ………… Gia đình bà Lan sử dụng phần đất bên cạnh để canh tác và được UBND Quận 9 cấp  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số C037797 ngày 20/10/1998 cho hộ bà Nguyễn Thị Lan với diện tích là : 5.428m2”. Nội dung này sai sự thật, làm cho mọi người bị rối, mơ hồ…
 Sự thật là : mãnh đất kế bên, tôi được UBND Quận 9 cấp giấy chứng nhận chỉ là: 3.698m2 ( không phải 5.428m2) thuộc tờ bản đồ số 04, thửa 336, 337 là do tôi (cùng bà ngoại) phá hoang mới có được chứ không phải phần còn lại liền kề như Quyết định đã nêu.
Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số C037797 ngày 20/10/1998 tổng cộng là 5.428m2 gồm mảnh đất liền kề tôi đang quản lý sử dụng là 3.698m2 thuộc thửa số 336, 337 tờ bản đồ số 4 là do tôi và bà ngoại tôi phải liều chết phá hoang mới có được. Còn lại  1.730m2 là thuộc thửa số 100, 101, 173, 389, 584 tờ bản đồ số 04 cách mảnh đất tôi đang tranh chấp trên 60m ( không phải liền kề ). Đất này  trước đây nhà nước không vận động vào tập đoàn vì là đất gò, gia đình tôi dùng để trồng hoa màu. Muốn trồng màu phải đào ao cách mảnh đó rất xa, phải dùng gàu tát và dẫn nước đến đất trồng mới tưới được. Canh tác rất khó nhọc nên xã không vận động vào tập đoàn, đất này trước 30/4/1975 do ông cố tôi tên Dương Văn Lắm đứng bộ chứ không phải đất vô chủ, khai hoang.
*Ba là: Về nguồn gốc sử dụng đất (trang 3): “Trước năm 1975, đất của gia đình bà Nguyễn Thị Lan do ông bà ngoại là Dương Văn Ngọc và Phạm Thị Phước sử dụng, sau năm 1975 ……………………….. Phần còn lại liền kề, gia đình bà Lan tiếp tục sử dụng trồng lúa. Năm 1983, Tập đoàn giao khoán  …………cho ông Lê Văn Hai (Hai Bắc). Năm 1985,…..Tập đoàn giao khoán cho ông Huỳnh Văn Cư sử dụng…………… Đến năm 1987, Tập đoàn giải thể ông Cư sử dụng ổn định cho đến nay”. Nội dung này không đúng.
Sự thật là:  tôi đã tranh chấp, khiếu nại hơn 25 năm nay ( xem các đơn  tôi đã gửi từ năm 1988 cho đến nay).
Ủy Ban nhân dân Quận 9 cho rằng phần còn lại liền kề gia đình bà Lan  tiếp tục sử dụng trồng lúa… cách nói này nghe sao quá đơn giản, nhẹ nhàng? (giống như mảnh đất liền kề là ruộng đang canh tác được!?).
Sự thật là:  trước 30/4/1975 gia đình tôi phải bỏ hoang miếng ruộng liền kề cùng phần bờ ruộng và biền lá của mảnh đất tôi đang tranh chấp để cách mạng làm căn cứ và gài trái bảo vệ căn cứ cách mạng, mãnh ruộng liền kề là căn cứ của Ban Công Vận Huyện Thủ Đức.
Sau giải phóng tôi cùng bà ngoại tôi đã mạo hiểm phá hoang phần bờ ruộng và biền lá của mảnh ruộng đang tranh chấp. Khi vào Tập đoàn tôi giao toàn  bộ phần ruộng và cả phần biền lá đã phát hoang này. Còn mãnh đất liền kề lúc vào tập đoàn còn hoang vu và đang khoanh là vùng tử địa, tôi giao mãnh ruộng liền kề này nhưng tập đoàn không nhận. Lý do: canh tác không được và rất nguy hiểm khi phá hoang. Tập đoàn kiên quyết vận động giao mãnh đất và phần biền lá mà gia đình tôi đang canh tác. Chính mãnh đất này tôi đang tranh chấp từ năm 1988 đến nay. Thế mà UBND Quận 9 nói ông Cư sử dụng ổn định?
Sau khi giao đất vào tập đoàn gia đình tôi không được nhận hoán chuyển đất khác nên tôi cùng ngoại tôi lại một lần nữa liều chết phá hoang mảnh ruộng liền kề (đang khoanh là vùng tử địa) để canh tác và đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ là 3.698m2.
2/- Nội dung của Quyết định 216/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 của UBND Quận 9 là căn cứ vào Khoản 2, Điều 10 của Luật Đất đai năm 2003 là không đúng, bởi vì:
- Thứ nhất: : Gia đình tôi không phải đối tượng thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, gia đình tôi không đòi lại đất có bằng khoáng đã bị Nhà nước cách mạng cải tạo, thu hồi qua các thời kỳ, mà gia đình tôi là đối tượng tranh chấp quyền sử dụng đất do sai lầm trong quá trình vận động, điều chỉnh quyền sử dụng đất trong nội bộ người nông dân lao động khi vào làm ăn tập thể. Gia đình tôi là nông dân nghèo, là người lao động, là gia đình liệt sỹ, có công cách mạng, không phải thành phần có đất phát canh thu tô. Sau khi giao đất cho tập đoàn gia đình tôi không được tập đoàn giao lại đất khác để canh tác; ông Cư canh tác trực tiếp trên phần đất này chỉ 2 năm là tôi đã gửi đơn yêu cầu trả lại phần đất này cho tôi vì ông Cư đã nhận lại phần đất mà ông đã giao cho tập đoàn. UBND Quận 9  vận dụng điều khoản này đã quy chụp, áp đặt gia đình tôi vào thành phần bị cải tạo từ chính sách đất đai của Nhà nước. Điều khoản này dùng để bảo vệ thành quả CM  trong công tác cải tạo XHCN qua các thời kỳ đối với thành phần bóc lột; còn đất đai do vận động vào làm ăn tập thể là hậu quả của phong trào làm ăn tập đoàn tập thể. Khi giải thể tập đoàn phải giao trả lại đất cho người gia nhập tập đoàn.
- Thứ hai: Ông Huỳnh Văn Cư sử dụng diện tích đất này chưa có một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào giao đất, mà mới chỉ là một tổ chức kinh tế tập thể giao khoán theo một chủ trương không phù hợp của thời kỳ cải tạo Xã hội Chủ nghĩa trên lĩnh vực hợp tác hóa nông nghiệp của những năm đầu mới giải phóng là: “Giao khoán cào bằng, bình quân nhân khẩu”. Sau năm 1985 phong trào hợp tác hóa thất bại, phần lớn người nông dân đều lấy lại đất của mình đã giao tập đoàn để canh tác (cụ thể ông Huỳnh Văn Cư đã nhận lại phần đất của gia đình ông và bán để hưởng lợi năm 1995 như trong Quyết định 216/QĐ-UBND ngày 26/9/2013 đã ghi). Còn tôi là cán bộ Đảng viên nên không tự động, tự ý làm ngang nên làm đơn liên tục gửi đến chính quyền nhờ can thiệp từ năm 1988 đến nay nhưng chính quyền địa phương không quan tâm giải quyết. Người làm ngang thì được, còn tôi luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền thì lại bị thiệt thòi (!?).
- Thứ ba: UBND Huyện Thủ Đức trước 1997 và UBND Quận 9 sau 1997 là người thay mặt Nhà nước quản lý đất đai trên địa bàn Quận 9, nhưng việc giải quyết trả lại đất cho nông dân sau khi tập đoàn tan rã không công bằng, không nhất quán (cụ thể giải quyết trả lại đất cho ông Cư nhưng không giải quyết trả lại phần đất mà ông Cư đã nhận có nguồn gốc của gia đình tôi); chính vì sự không công bằng đó nên gia đình tôi đã liên tục gửi đơn từ năm 1988 đến nay, nhưng cơ quan thẩm quyền địa phương không giải quyết. Hơn nữa UBND Quận 9 không căn cứ vào các yếu tố lịch sử thực tế của thửa đất để giải quyết, mà chỉ căn cứ vào việc ghi chép, theo dõi không khách quan, thiếu chính xác để giải quyết, dựa vào sự sử dụng của một chủ trương
sai lầm từ phong trào hợp tác hóa nông nghiệp (cho rằng ông Cư sử dụng ổn định từ năm 1985 đến nay, cho rằng ông Cư có đăng ký theo Chỉ thị 02/CT-UB, tài liệu năm 2003) để công nhận quyền sử dụng của ông Cư là hoàn toàn chủ quan, áp đặt, không hợp lý. Tôi liên tục gửi đơn từ năm những 1988 đến nay, nhưng cơ quan có thẩm quyền địa phương không giải quyết. Trong khi tôi đã có Đơn khiếu nại về đất đai với ông Cư, nhưng chính quyền cơ sở vẫn cho ông Cư đăng ký đất vào năm 2003 (theo Chỉ thị 02/CT-UB của UBND TP.HCM) là trái với quy định của pháp luật. Nay UBND quận 9 lại lấy đó làm cơ sở pháp lý để thừa nhận quyền sử dụng đất của ông Cư và bác đơn tôi thì không thể chấp nhận được (tôi xin phép trình bày thêm rằng: tôi bị ràng buộc
bởi chính quyền địa phương không giải quyết nên tôi không có cơ sở để khiếu nại đến các cơ quan thẩm quyền cấp trên, gia đình tôi kiên trì đến tháng 10/2011 mới có cơ hội trình bày bức xúc của gia đình mình tới lãnh đạo các cấp). Đơn tôi tranh chấp từ năm 1988 nhưng chính quyền quay lưng không giải quyết bức xúc của gia đình tôi đến năm 2003 Chỉ thị 02/CT-UB mới ban hành, tại sao UBND Quận 9 lại cố tình bênh vực và tiếp tay cho việc làm sai trái, hành vi bao chiếm, tước đoạt của ông Cư? Trong khi tôi liên tục gửi đơn khiếu nại mà UBND Quận 9 cho rằng ông Cư sử dụng ổn định (?). Theo sự hiểu biết của tôi: ổn định là khi không có tranh chấp, không có khiếu nại. 
“Ông Huỳnh Văn Cư đã đăng ký sử dụng đất năm 2003”. Cách giải thích của UBND quận 9 là không đúng và trái với quy định của pháp luật vì tại sao trong lúc tôi đã có Đơn khiếu nại về tranh chấp đất đai (từ năm 1988 cho đến nay ) với ông Huỳnh Văn Cư tại thửa đất ông Cư đang cố tình bao chiếm mà UBND quận 9 lại tiến hành cho đăng ký? Việc làm này trái với Điều 30 LĐĐ 1993, hoặc khoản 1 Điều 50 LĐĐ 2003.
Ông Cư chỉ mới sử dụng năm 1985 đến năm 1987 (thời gian Tập đoàn quản lý ). Khi Tập đoàn giải thể tôi liền đến đòi lại đất nhưng ông không đồng ý, năm 1988 tôi gửi đơn tranh chấp khiếu nại cho đến nay thì sao gọi ông Cư sử dụng ổn định? Trong khi mãnh đất này gia đình tôi sử dụng từ trước năm 1968 đến khi giao tập đoàn và đất không tranh chấp, không ai kiện tụng, như vậy gia đình tôi mới là người sử dụng ổn định, lâu dài.
UBND Quận 9 cho rằng “bà Nguyễn Thị Lan tranh chấp quyền sử dụng đất với ông Huỳnh Văn Cư là không có cơ sở để xem xét giải quyết” là sai sự thật, chưa thấu tình, đạt lý và cố tình bênh vực ông Huỳnh Văn Cư; bởi vì:
    - Sau 30-4-1975, tôi và bà ngoại tôi phát hoang, có người xác nhận là cơ sở, sao lại bảo là không cơ sở?
          - Tôi giao mãnh đất hoang cho Tập đoàn, Tập đoàn không nhận, người có trách nhiệm xử lý việc này lúc đó là ông Được (hiện nay là phó phòng Lao động thương binh xã hội Quận 9), và vận động tôi giao phần đất mà hiện nay đang tranh chấp. Đây là chứng cứ để xem xét sao lại bảo không cơ sở?
          - Tôi khiếu nại cho rằng UBND Quận 9 bác đơn khiếu nại của tôi, công nhận quyền sử dụng đất cho ông Cư là trái với Điều 30 LĐĐ 1993, hoặc khoản 1 Điều 50 LĐĐ 2003 là có cơ sở sao bảo là không có cơ sở?
          Sự việc gút mắc ở chỗ:     Ông Huỳnh Văn Cư đã được nhận lại toàn bộ diện tích đất góp vào tập đoàn và đã bán hết, mà còn cố tình bao chiếm trái phép phần đất của gia đình tôi là việc làm thất nhân tâm, tàn nhẫn, lại được UBND Quận 9 tiếp tay bằng cách vận dụng méo mó luật đất đai năm 2003 bênh vực cho ông Cư.
        Do phần đất này hiện nay không còn của ông Cư nữa mà ông Cư đã bán cho người nhà của ông Thành , phó Chủ tịch UBND Quận 9, vì thế ông Thành ra sức bảo vệ cho ông Cư, để bảo vệ quyền lợi cho người nhà của mình.
- Thứ tư:  Do sự sai lầm trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, và sự bất cập trong việc thực hiện Chỉ thị 02/CT-UB, ông Cư mới có cơ hội chiếm đoạt công sức, xương máu, mồ hôi, nước mắt của gia đình tôi, một gia đình chính sách.
- Theo quy định của pháp luật việc đăng ký theo chỉ thị 02/CT-UB và đóng thuế đầy đủ chỉ nói lên một điều là thời điểm đó ai sử dụng là người đó đăng ký và đóng thuế; hai điều này không phải là cơ sở pháp lý đúng và đủ để thừa nhận quyền sử dụng đất hợp pháp. Bởi vì theo quy định của pháp luật, đất đai cứ 03 tháng một lần chính quyền địa phương (cấp phường, xã) phải cập nhật biến động sử dụng đất 1 lần và báo cáo cấp trên (nội dung biến động cập nhật gồm: chủ sử dụng, mục đích sử dụng, diện tích sử dụng ...). Như vậy, nếu cơ quan có thẩm quyền xem xét công tâm (bởi trong những năm này tôi đều có gửi đơn khiếu nại đến UBND xã lúc chưa tách quận và UBND phường sau khi tách quận, các đơn gửi và biên nhận
tôi đều có lưu giữ đầy đủ, đồng thời đều có gửi đến các cơ quan thẩm quyền cấp trên trong quá trình tranh chấp, khiếu nại).
Nếu tôi cũng làm ngang, làm ẩu, chiếm lại đất gia đình đã đưa vào Tập đoàn để sử dụng như nhiều người khác đã làm thì ông Cư không thể đăng ký đất theo Chỉ thị 02/CT-UB. ( Đăng ký theo CT02 và đóng thuế … kẻ gian tham rất dễ thực hiện. Có người mượn đất canh tác (nói miệng) cũng đăng ký, đóng thuế được, thì có phải cơ sở pháp lý để cấp GCN QSD đất? ( loạn? ). 
Như vậy, Quyết định số 216/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 của UBND quận 9 đã căn cứ hàng loạt các yếu tố không đúng, không chính xác để công nhận quyền sử dụng đất cho ông Huỳnh Văn Cư , từ đó cho rằng ông Cư có cơ sở pháp lý và bác đơn khiếu nại của tôi. Đây là QĐ sai trái của UBND Quận 9 do ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND Quận  9 ký.
Kính thưa ông Thủ tướng chính phủ, ông Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường!
Một lần nữa tôi kính đệ đơn khiếu nại khẩn cấp đến quý ông về việc UBND Quận 9 ban hành Quyết định 216/QĐ/UBND ngày 23/9/2013 là không đúng với quy định của pháp luật. Kính mong quý cấp lãnh đạo Trung ương Đảng không nên chỉ dựa vào báo cáo của UBND Quận 9 vốn đã mang tính áp đặt, không chính xác, thiếu khách quan, không trung thực, mà phải dựa vào cơ sở, dựa vào quần chúng nhân dân.
Thời gian khiếu nại của tôi đã quá dài, hơn 25 năm! và đã có 03 văn bản của Văn phòng Chính phủ nhưng UBND Thành phố, UBND Quận 9 đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, cố tình làm ngơ. Điều này nói lên sự thiếu quan tâm giải quyết dứt điểm của UBND Thành phố, gia đình tôi quá bức xúc với cách giải quyết như đá bóng, buộc tôi phải chạy lòng vòng vượt cấp lên Trung ương để mong được sự sớm giải quyết dứt điểm vụ việc của tôi. 
   Một lần nữa tôi tiếp tục đệ đơn này đến quý cấp lãnh đạo Trung ương Đảng sớm giải quyết trả lại đất cho gia đình tôi là gia đình liệt sĩ, bản thân tôi đã bị địch bắt tra tấn tù đày, gia đình và bản thân tôi trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đã đổ mồ hôi, xương máu nhằm đóng góp để giành thắng lợi giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, nhưng đến nay gia đình tôi chưa hưởng được chế độ ưu đãi nào của chính quyền địa phương, điển hình là Quận 9 và phường Tăng Nhơn Phú A nơi thờ cúng 02 liệt sĩ và mẹ của 02 liệt sĩ, bà mẹ này hiện nay tôi đang làm hồ sơ truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Nơi thờ cúng của những người đã đổ xương máu cho Tổ quốc quanh năm ngập nước, nhà xuống cấp trầm trọng gần sập vẫn chưa được sự giúp đỡ về thủ tục hành chính để sửa chữa, mà đất của tôi đưa vào làm ăn tập đoàn tôi chỉ xin trả lại để canh tác đảm bảo đời sống gia đình lại không được giải quyết, trong khi ông Cư là thành phần lính ngụy chế độ cũ khi giải thể tập đoàn, Chính quyền đã trả lại đất cho ông mà ông còn cố tình bao chiếm trái phép đất của gia đình tôi.
 Do vậy tôi kính đề nghị ông Thủ tướng Chính phủ, ông Chánh Thanh tra Bộ tài nguyên và Môi trường cho điều tra, xác minh làm rõ vấn đề và quan tâm trả lại đất cho gia đình tôi.
Rất mong ông Thủ tướng Chính phủ và ông Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường dành thời gian quý báu quan tâm giải quyết thấu tình, đạt lý; nhằm chỉ đạo các cơ quan thẩm quyền quan tâm đến yếu tố lịch sử của quá trình sử dụng đất, sớm ra Quyết định giải quyết cuối cùng một cách khách quan, công tâm, minh bạch để kết thúc một vụ việc kéo dài hơn 1/4 thế kỷ đối với một gia đình liệt sỹ, gia đình chính sách… 
Chân thành cám ơn và trân trọng kính chào!
                                    Kính đơn



                                                                              Nguyễn Thị Lan

Gia đình con trai Anh hùng bắt sống tướng Đờ cát cũng đi kiện !

Vì sao gia đình Anh hùng bắt sống Tướng Đờ Cát đi kiện?    
Cập nhật: 21/11/2013 07:38
(Thanh tra)- “Đất ở thì quy là đất nông nghiệp, thu hồi đất không có quyết định vẫn tổ chức cưỡng chế, đất không nằm trong dự án (D.A) vẫn bị thu hồi, khiếu nại (KN) thì không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, kiện ra tòa thì tòa lại bao che cho chính quyền…” - đó là hàng loạt bức xúc của bà Tạ Thanh Bình, con gái Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tạ Quốc Luật - người dẫn đầu tổ xung kích bắt sống toàn bộ Bộ Chỉ huy địch và Tướng Đờ Cát ở Điện Biên Phủ…
  • Vì sao gia đình Anh hùng bắt sống Tướng Đờ Cát đi kiện?
Bà Bình và người em trai đang công tác trong quân đội trình bày bức xúc liên quan đến việc UBND quận Thanh Xuân cưỡng chế thu hồi đất gia đình.Ảnh: Đinh Lê
Nhà, đất hợp pháp quy thành đất nông nghiệp
    
Vợ chồng ông Tạ Quốc Luật sinh được 4 người con, trong đó có 3 người con công tác trong quân đội. 
Khi còn sống, năm 2000, bà Nguyễn Thị Nghĩa (vợ ông Tạ Quốc Luật), sau khi gom góp tiền của toàn thể gia đình đã đứng ra đặt cọc với ông Phạm Đình Chọi để nhận chuyển nhượng thửa đất có diện tích 335,2m2 tại 534 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 
Trước khi giao hết tiền cho ông Chọi, do tuổi cao, sức yếu, ngày 30/12/2000, bà Nghĩa đã làm di chúc với di nguyện là giao cho con gái cả là bà Tạ Thanh Bình cùng các em trai sử dụng đất (SDĐ) này để làm nơi thờ cúng tổ tiên, cha mẹ…
   
Bà Bình nói: “Khi hoàn tất chuyển nhượng giữa hai bên thì mẹ tôi qua đời. Trong lúc tang mẹ chưa xong thì ông Chọi cũng bất ngờ lâm bệnh qua đời. Việc làm thủ tục sang tên đổi chủ và xin cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ đành phải tạm gác lại và chờ giải quyết từ phía chính quyền. Nhiều lần gặp các lãnh đạo UBND phường Thanh Xuân Trung để đề nghị giải quyết thì họ đều cho biết: Phải chờ có đợt làm sổ đỏ sẽ thông báo, vả lại đã có giấy xác nhận của các hộ liền kề, của tổ trưởng tổ dân phố và xác nhận của UBND phường về nhà, đất tại 534 Nguyễn Trãi là đất ở sử dụng lâu dài, ổn định, đã đóng thuế nhà ở, đất ở vị trí 1 từ năm 1993, không có tranh chấp gì thì khi nào có điều kiện, UBND phường sẽ xác nhận làm sổ đỏ. Trước đó, UBND phường Thanh Xuân Trung cũng xác nhận cho chủ hộ Phạm Đình Chọi (bên bán) tại Đơn xin xác nhận ngày 21/2/2001 như sau: “Ông Phạm Đình Chọi và gia đình có sử dụng mảnh đất thuộc danh pháp tờ bản đồ 5E.II.37 thửa đất số 56 nằm trong địa giới phường Thanh Xuân Trung quản lý là đúng”. 
Trong quá trình SDĐ, các chủ sử dụng đều nộp thuế nhà ở, đất ở đầy đủ. Hơn 30 năm qua các chủ SDĐ và xây dựng nhà ở nơi đây không hề xảy ra tranh chấp và vi phạm nào liên quan đến SDĐ hay lấn chiếm… Có điều, trong lúc đang chờ làm các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ thì gia đình bà Bình nhận được thông báo rằng nhà, đất của mình nằm trong diện giải tỏa để phục vụ cho D.A xây dựng đường vành đai 3. “Thậm chí, chính quyền phường, quận đã rất “tiền hậu, bất nhất” khi cho rằng nhà, đất này đã vi phạm chỉ giới của D.A và là đất có nguồn gốc nông nghiệp…” - bà Bình cho hay! 
   
Tự đi thu thập tài liệu, chứng cứ, bà Bình phát hiện D.A xây dựng đường vành đai 3 được thực hiện theo Quyết định 597/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Theo sơ đồ D.A đã được duyệt thì gia đình của bà không thuộc diện rơi vào đất D.A. 
Bà Bình khẳng định việc chính quyền cố tình quy đất gia đình vi phạm chỉ giới D.A đường vành đai 3 là có “ý đồ” vì khi nhà, đất của gia đình bà bị giải tỏa thì khu đất trống của một số “quan chức” nằm đằng sau nhà bà sẽ ra mặt đường!
Bà Bình nhiều lần KN lên các cấp nhưng gặp phải sự im lặng kéo dài không được giải quyết, trả lời thỏa đáng… ngay cả khi có ý kiến của một số cơ quan Trung ương (Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Quốc hội…) đề nghị giải quyết dứt điểm…

   Nhà đất ở số nhà 534 đường Nguyễn Trãi đất bị cưỡng chế thu hồi năm 2009. Ảnh: Tư liệu  
Sự im lặng kéo dài cho đến khi UBND quận Thanh Xuân ra phương án bồi thường nhà xây dựng với diện tích là 539,71m2 (nhà 2 tầng bê tông cốt thép) chỉ được bồi thường hỗ trợ gần 870 triệu đồng. Về đất ở 335,2m2 được bồi thường tổng là 810 triệu đồng (được chia làm 3 khúc: 60m2 phía mặt đường bồi thường 540 triệu đồng; 60m2 tiếp theo được bồi thường 216 triệu đồng; còn lại 215m2 được bồi thường 54 triệu đồng với giá 252.000 đồng/m2…
   
Gia đình không đồng ý và tiếp khiếu. 
Ngày 30/9/2009, UBND quận Thanh Xuân ban hành Quyết định số 2618 về việc điều chỉnh phê duyệt bổ xung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư… 
Tuy phương án này đã điều chỉnh bổ sung tăng thêm một số tiền đền bù cho gia đình bà Bình, nhưng vẫn tiếp tục cho rằng đất này có nguồn gốc đất nông nghiệp và bồi thường hỗ trợ theo giá đất nông nghiệp…

Không có quyết định thu hồi vẫn cưỡng chế
Ngày 26/10/2009, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi đất số 2763 đối với gia đình bà Bình trong khi gia đình không hề nhận được quyết định thu hồi đất. 
Bà Bình đã làm nhiều đơn kêu cứu lên các cấp… nhưng ngày 19/11/2009, chính quyền quận Thanh Xuân vẫn tiến hành cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ nhà, đất tại 534 đường Nguyễn Trãi.
Khiếu tố hành chính mãi cũng chẳng thấu, cực chẳng đã, bà Bình phải khởi kiện UBND quận Thanh Xuân ra tòa yêu cầu hủy Quyết định số 2618 ban hành ngày 30/9/2009. 
Bản án hành chính sơ thẩm ngày 25/6/2013 của Tòa Hành chính quận Thanh Xuân đã bác yêu cầu của bà Bình. 
Ở phiên tòa hành chính phúc thẩm ngày 25/10/2013, Tòa Hành chính TAND TP Hà Nội đã tuyên hoãn xử vì lý do: Tại phiên tòa, bên bị kiện là UBND quận Thanh Xuân xuất trình tài liệu mới liên quan đến vụ án mà Hội đồng xét xử không thể thực hiện xác minh ngay tại tòa.
    
Dư luận đang chờ một phán quyết công tâm, đúng pháp luật đối với quyền lợi hợp pháp của gia đình có công với cách mạng. PV Báo Thanh tra sẽ thông tin tiếp khi vụ án được đưa ra xét xử.
Đinh Lê

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Dân oan khiếu kiện khắp nơi !

Sáng nay dân Văn Giang tiếp tục đến trụ sở tiếp dân Nhà nước khiếu kiện, tại đây cũng luôn có nhiều dân oan đến từ nhiều tỉnh về túc trực khiếu kiện, chủ yếu là về đất đai:

Dân oan Lâm đồng.



Trên phố cũng có dân mua nhà tố cáo dự án liên quan đến ĐBQH 

Dân Văn Giang tại trụ sở tiếp dân

Các thày giáo tại Hà nội họp mặt và yêu cầu tự do cho thày giáo Đinh Đăng Định đang bị bắt giam vì chống tham nhũng, ngắn chặn khai thác Bô xít Tây nguyên.

  Ngày hôm qua, khách mua nhà tại dự án Plendora cũng đệ đơn khởi kiện, tố cáo lên các cơ quan chức năng về việc chủ dự án đã xây dựng dự án sai hồ sơ được duyệt gây thiệt hại cho khách hàng, chất lượng nhà bán cho khách cũng không đạt yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn như đã chào bán cho khách hàng mặc dù đã thu 70% số tiền của khách.


Thành ủy Hà Nội chưa biết cư dân Đại Thanh bị đánh


(Bất động sản)- Đã 25 ngày sau khi sự việc cư dân Đại Thanh (Hoàng Mai, Hà Nội) phản đối nhà đầu tư bị đánh phải nhập viện, UBND TP Hà Nội vẫn chưa nắm bắt được thông tin về vụ việc.

Bộ Xây dựng chưa được báo cáo, TP Hà Nội chưa biết 
Ngày 19/11, chia sẻ với báo Đất Việt, ông Đỗ Đức Duy - Chánh văn phòng, Bộ xây dựng cho biết: "Hiện tại, tôi đang đi họp Quốc hội nên chưa nắm thêm thông tin nào mới về sự việc". 
 
Cùng ngày, tại buổi họp báo giao ban thành ủy HN, ông Phan Đăng Long - Phó ban tuyên giáo Thành ủy nói: "Hiện nay, chúng tôi chưa nắm được thông tin vụ việc này". 
 
Bên cạnh đó, ông Lê Bá Dục – Phó giám đốc Sở xây dựng Hà Nội cũng chia sẻ: "Tôi không phụ trách mảng này nên không nắm được thông tin". 
 
Trong khi, ngày 31/10, sau khi sự việc xảy ra, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội yêu cầu báo cáo việc thực hiện dự án và tranh chấp giữa khách hàng với chủ đầu tư Dự án Chung cư Đại Thanh.
Chị Nguyễn Thị H (đường Bưởi - Cầu Giấy) bị đánh rách trán phải đi cấp cứu ngày 26/10
Chị Nguyễn Thị H (đường Bưởi - Cầu Giấy) bị đánh rách trán phải đi cấp cứu ngày 26/10
Trong công văn gửi UBND TP Hà Nội, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban chỉ đạo Sở Xây dựng và các sở, ngành có liên quan khẩn trương tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện dự án, tình hình kinh doanh tại dự án theo quy định pháp luật, xử lý tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư. Báo cáo kết quả gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 10/11/2013.
Thế nhưng, cho đến nay, đã 20 ngày kể từ khi Bộ xây dựng gửi công văn cho UBND TP Hà Nội thì Bộ vẫn chưa nhận được công văn giải trình sự việc. Đặc biệt, TP Hà Nội và Sở xây dựng Hà Nội còn chưa nắm bắt được thông tin về sự việc này. 
 
Trước đó, ngày 5/11, ông Duy khẳng định: "Chúng tôi chưa nhận được thông tin nào từ UBND TP Hà Nội, các bên liên quan vẫn đang tiến hành xem xét sự việc này".
 
Chủ đầu tư coi là chuyện vặt vãnh
 
Ngày 14/11, trao đổi với Đất Việt, ông Lê Thanh Thản, giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân Số 1 Lai Châu cho biết: "Tôi không nắm bất kì thông tin nào về sự việc, cái này bên Ban quản lý chịu trách nhiệm. Sự việc xảy ra thì chúng tôi phải tìm hiểu thông tin nên thời gian qua mới không lên tiếng, muốn lấy thông tin cứ đến Ban quản lý để tìm hiểu".
 
Nhận định về sự việc cư dân biểu tình bị đánh đổ máu, ông Thản nói: "Chuyện này có gì đâu mà tôi phải nắm thông tin, toàn chuyện vớ vẩn, linh tinh, nắm rõ làm gì chuyện vặt vãnh chỉ tổ đau đầu, vì nó không quan trọng nên tôi không quan tâm".
 
Trong khi đó, PV đã nhiều lần liên hệ với Ban quản lý của dự án nhưng vẫn chưa nhận được sự hồi đáp về trao đổi thông tin.
 
Cơ quan công an vẫn chưa tìm ra danh tính những kẻ hành hung
Cơ quan công an vẫn chưa tìm ra danh tính những kẻ hành hung
 
Theo lời chị Nguyễn Thị H (ở dốc Bưởi, đường Bưởi, Cầu Giấy, Hà Nội), người bị đánh rách trán, khiến máu chảy nhiều trên mặt trong hôm xảy ra xô xát, đến ngày 31/10, sau 5 ngày sự việc xảy ra, phía chủ đầu tư đã ra một văn bản trả lời đơn kiến nghị của các cư dân để xoa dịu dư luận nhưng nội dung được đánh giá là không giải quyết vấn đề gì.
 
Về phía công an, ngày 14/11, khi được hỏi về tiến độ điều tra vụ án, ông Nguyễn Văn Vực - Trưởng công an phường Đại Kim cho biết: "Chúng tôi đã chuyển lên Đội điều tra công an quận thụ lý, hiện tại chúng tôi chỉ làm những việc mà trên quận chỉ đạo xuống, bảo lấy giấy tờ ở đâu thì chúng tôi đưa đến đó, còn việc tiến độ điều tra thì chúng tôi không nắm được".
 
Khi đề cập đến việc hiện nay đã có hình ảnh chỉ đích danh lực lượng đàn áp, hành hung dân, cơ quan công an có phối hợp không thì ông Vực lại đẩy trách nhiệm lên Công an quận Hoàng Mai. 
 
Liên hệ với Công an quận Hoàng Mai thì được biết công an vẫn đang trong quá trình điều tra dù sau gần 20 ngày và thông tin, hình ảnh đã được công khai trên các phương tiện truyền thông.
 
Cho đến nay, 5 ngày sau khi cư dân Đại Thanh, đã chỉ rõ ra diện mạo những người hành hung ngày 26/10, các cơ quan chức năng vẫn chưa nắm được thông tin sự việc, phía chủ đầu tư cũng chưa có câu trả lời xác đáng, công an cũng chưa hề có kết luận điều tra. 
 
Vũ Lan - Thanh Huyền

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Đồng tiền có mùi gì ?

 

Lao Động  - 17/11/2013 12:32 3 tin đăng lại

 Một câu chuyện có thật vừa được đưa lên báo đang gây sự phẫn nộ cực điểm trong dư luận.Đại ý là vào một buổi trưa, bà L - nhân có việc đi ngang trường Hùng Vương - đã tá hỏa khi nhìn thấy cháu nội là Lã Thị Th V đang đứng bơ vơ trước cổng trường đóng kín. Hỏi cơ sự thì cháu V nói không được ăn cơm vì chưa nộp tiền.


Sáng hôm sau, bà đưa cháu đến trường và khất cô tài vụ hẹn buổi trưa sẽ đến đóng tiền và được phòng tài vụ đồng ý. Vậy mà trưa hôm đó khi đến trường đóng tiền, bà L một lần nữa lại thấy cháu nội của mình đứng dưới cái nắng chang chang trước cổng trường đang đóng kín…
Hóa ra, nguyên do của việc bị đuổi cổ ra ngoài cổng trường trong giờ các bạn ăn trưa chỉ là vì chậm nộp tiền. Và chậm nộp tiền là vì cha mẹ cháu V đang xảy ra lục đục.
Bạn sẽ có thể có một thứ tình cảm nào khác ngoài sự phẫn nộ. Bạn có bao giờ giật mình mỗi khi lơ đãng nghe chuyện con nhắc nộp tiền?
Người ta có thể trách “cha mẹ cháu đã thiếu quan tâm đến con cái”. Người ta có thể nói “nhà trường không phải là trại tế bần”. Thậm chí, người ta lập luận rằng: “Không có tiền thì không ăn. Thế thôi; để đảm bảo công bằng cho những người nộp tiền ăn”. Nhưng từ bao giờ, dưới mái trường XHCN đã sinh ra cái thứ công bằng bằng cách làm nhục một đứa bé? Từ bao giờ và ai đã nghĩ ra biện pháp sòng phẳng đến lạnh lùng là buộc một đứa bé phải đứng ngoài cổng để gây sức ép thu tiền? Và từ bao giờ, đồng tiền trở thành một tiêu chí cho việc phục vụ trong chính môi trường sư phạm đang dạy dỗ những đứa trẻ rằng đồng tiền không mua được hạnh phúc.
Còn bảo đó là “biện pháp” ư? Liệu có thể gọi sự lạnh lùng đến vô cảm, sòng phẳng đến nhẫn tâm là một biện pháp?
Nhắc lại rằng, cháu V - 7 tuổi, mới đang chỉ là một học sinh lớp 2. Có lẽ cháu còn quá nhỏ để có thể khóc trong tủi nhục.
Đã có một thời, khi buộc học sinh mặc đồng phục, ngành giáo dục đã đưa ra một lý do rất thuyết phục là để tạo ra sự bình đẳng, để tránh sự phân biệt giàu-nghèo trong môi trường giáo dục.
Sự bình đẳng ấy đang hiện diện về mặt hình thức trên những tấm áo đồng phục. Nhưng trong không ít trường hợp, lại thiếu vắng trong chính tư duy của những nhà giáo dục.
Những học sinh ở thủ đô phải ngồi trong lớp, không được ra ngoài xem xiếc cùng các bạn do cha mẹ không đóng 40 ngàn đồng. Lý do được giải thích là “đảm bảo công bằng cho những bạn đóng tiền”.
Và giờ, một đứa trò còn quá nhỏ để biết thế nào là công bằng, còn quá thơ dại để hiểu nổi tủi nhục, bị đối xử như thể hất kẻ ăn mày ra ngoài cửa nhà.
Đồng tiền ngoài chợ có mùi hàng tôm hàng cá. Còn nếu đồng tiền ngay trong nhà trường đang là một thước đo chuẩn mực thì không hiểu đồng tiền đó có mùi gì!
Anton Makarenko - nhà sư phạm vĩ đại người Ukraina - có lần nêu triết lý giáo dục của ông rằng: “Muốn có những đóa hoa đẹp phải kịp thời dùng kéo cắt những cành khô hoặc dùng thuốc sát trùng mà tưới cho hoa”.
Chắc chắn, đó không phải là lưỡi kéo đồng tiền để cắt vào trang giấy tâm hồn còn đang trắng tinh. Bởi thứ mà “lưỡi kéo đồng tiền” nhận được không phải là một đóa hoa đẹp, mà là một tổn thương của người lớn và là một bài học lớn về nổi tủi hổ của những đứa bé.