Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Biệt phủ của quan thời loạn xứ quân !

Nóng nhất tuần: Những dinh thự, biệt phủ "ồn ào" dư luận

Chủ Nhật, ngày 02/07/2017, 13:37

Hình ảnh những ngôi biệt thự của quan chức và được cho là của quan chức tại một số địa phương được nhiều người quan tâm vì sự bề thế, vì nằm tại vị trí đắc địa, "đất vàng" hoặc do nằm trên đất nông nghiệp... Nhiều biệt thự trong số này đã "ồn ào" dư luận trong suốt quãng thời gian dài...

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Báo cáo kiểm toán nhà nước 2016 .

(VNF) – Kiểm toán Nhà nước chỉ ra thua lỗ lớn ở nhiều doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước; nợ quá hạn, nợ khó đòi tại nhiều DNNN phát sinh lớn; cảnh báo việc sử dụng đòn bẩy tại nhiều “ông lớn” nhà nước. 

Thua lỗ lớn ở nhiều DNNN trực thuộc

Theo báo cáo kiểm toán 2016 của Kiểm toán Nhà nước, hiệu quả kinh doanh của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước giảm sút so với năm 2014. Cụ thể, lợi nhuận năm 2015 của Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) giảm 13%; TCT Cấp nước Sài Gòn giảm 6,7%; TCT Địa ốc Sài Gòn giảm 40,1%; TCT Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam giảm 16%.
Nhiều doanh nghiệp trực thuộc thua lỗ lớn, tiêu biểu nhất là trường hợp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT). Lỗ lũy kế đến 31/12/2015 của các công ty con trực thuộc VNPT gồm: Công ty Cổ phần Vật liệu Bưu điện Việt Nam 53,28 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Phát triển Dịch vụ Học tập và Giải trí trực tuyến VDC 26,86 tỷ đồng; Công ty TNHH Sản xuất thiết bị viễn thông - TELEQ 22,49 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật viễn thông 16,65 tỷ đồng.
Thêm vào đó là Công ty TNHH MTV Cáp quang FOCAL 13,15 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Cáp quang Việt Nam 13,62 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Phát triển công trình viễn thông 8,18 tỷ đồng; Công ty CP Bất động sản Bưu chính Viễn thông 6,35 tỷ đồng; Công ty CP Vật liệu xây dựng Bưu điện Việt Nam 6,11 tỷ đồng; Công ty CP Dịch vụ Du lịch trực tuyến 4,52 tỷ đồng
Ngoài ra, nhiều DNNN trực thuộc khác cũng lỗ lũy kế lớn như: Vicem (Vicem Tam Điệp 1.156 tỷ đồng, Vicem Hải Phòng 359 tỷ đồng); VRG (Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su 317,9 tỷ đồng); Handico (Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội số 68 là 52,30 tỷ đồng); Lilama (Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Vàng 94,30 tỷ đồng).
VNPT

Nhiều doanh nghiệp trực thuộc VNPT rơi vào tình trạng thua lỗ

Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn âm vốn chủ sở hữu, như TCT Vận tải Hà Nội (Công ty liên doanh Sakura Hà Nội Plaza 168,74 tỷ đồng - lỗ trước khi bàn giao về TCT); Petrolimex (Công ty TNHH MTV Petrolimex Singapore 1.335,23 tỷ đồng); Vietnam Airlines (Công ty Cổ phần Hàng không Jestar Pacific Airlines 129 tỷ đồng); TCT Du lịch Hà Nội (Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hoàn Kiếm 79,2 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Dân chủ 51,83 tỷ đồng); VNPT (Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện 43,14 tỷ đồng).
Nghiêm trọng hơn, một số công ty có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc giải thể như: Samco (Công ty Xây dựng Giao thông Sài Gòn); UDIC (Công ty Liên doanh Xây dựng Hà Nội - Bắc Kinh dừng hoạt động từ năm 2009).
Bên cạnh đó, một số đơn vị hoạt động đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, tiền gửi rủi ro cao, chậm được thu hồi; chậm thoái vốn các khoản đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không phù hợp với Điều 21, Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ; tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp không phù hợp với Điều 189, Luật doanh nghiệp 2014 .

Nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh lớn

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, nhiều doanh nghiệp quản lý nợ phải thu chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ quá hạn. Những cái tên được Kiểm toán Nhà nước đề cập đến gồm: Petrolimex 889,65 tỷ đồng; Becamex 813,17 tỷ đồng; TCT Xây dựng Hà Nội 245,97 tỷ đồng; Satra (Công ty mẹ 226,33 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng Công nghiệp 14,19 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Quận 3 là 12,87 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Satra Tây Nam 5,56 tỷ đồng.
Cùng với đó là Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 6,19 tỷ đồng); UDIC (Công ty mẹ 215,66 tỷ đồng); TCT 319-BQP (Công ty mẹ 115,31 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại 319 là 16,80 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc 12,35 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV 319 miền Trung 8,22 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV 319.2 là 8,13 tỷ đồng); Licogi (Công ty mẹ 58,31 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Lắp máy và Điện nước 32,55 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Cơ khí Đông Anh 14,5 tỷ đồng); TCT Cấp nước Sài Gòn (Công ty mẹ 74,03 tỷ đồng).
Petrolimex

Petrolimex dẫn đầu danh sách nợ quá hạn với 889,65 tỷ đồng, đồng thời, Kiểm toán Nhà nước cũng cảnh báo Petrolimex Singapore âm vốn chủ sở hữu tới 1.335,23 tỷ đồng

Không chỉ nợ quá hạn, nợ khó đòi tại nhiều DNNN cũng phát sinh lớn, như: VRG 2.077,37 tỷ đồng, chiếm 49% nợ phải thu; VNPT 1.455,31 tỷ đồng, chiếm 19,5%; TCT Địa ốc Sài Gòn 233,23 tỷ đồng; Samco 114,69 tỷ đồng; TCT Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai (Công ty mẹ 122,79 tỷ đồng, chiếm 62,75%; Công ty Cổ phần Tổng hợp Gỗ Tân Mai 37,28 tỷ đồng); Vicem 97,57 tỷ đồng; TCT Du lịch Hà Nội 49,42 tỷ đồng.
Song song là những cái tên: Petrolimex (Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco 18,66 tỷ đồng; TCT Gas Petrolimex 7,62 tỷ đồng; Công ty Xăng dầu Long An 7,14 tỷ đồng; Công ty Xăng dầu Khu vực 2 là 3,71 tỷ đồng); TCT Cấp nước Sài Gòn (Công ty mẹ 14,68 tỷ đồng); Vietnam Airlines (Một số đơn vị trực thuộc phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Công ty mẹ 36,81 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam 29,09 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Hàng không Jestar Pacific Airlines 7,05 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Cung ứng Xuất nhập khẩu lao động hàng không 6,32 tỷ đồng).
Ngoài ra, nhiều DNNN tạm ứng nội bộ tồn đọng nhiều năm chưa thu hồi được; cho vay, bảo lãnh, hỗ trợ vốn trong nội bộ tiềm ẩn nguy cơ khó đòi, mất vốn; quản lý, sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả, để ứ đọng không còn nhu cầu sử dụng , chậm luân chuyển…

Cảnh báo việc sử dụng đòn bẩy tài chính

Theo Kiểm toán Nhà nước, tình trạng doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, tiềm ẩn rủi ro mất cân đối tài chính chưa được khắc phục chưa được khắc phục.
Một số doanh nghiệp có thể kể đến như: Vicem (Vicem Tam Điệp 57 lần); TCT 319 - BQP (Công ty TNHH MTV 319.5 là 38,54 lần; Công ty TNHH MTV 319.2 là 26,27 lần; Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc 26,48 lần; Công ty TNHH MTV 319.1 là 15,08 lần; Công ty TNHH MTV 319 Miền Trung 14,08 lần).
Thêm vào đó là TCT Xăng dầu Quân đội - BQP 17,13 lần; Vietnam Airlines (Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam 6,83 lần; Công ty mẹ 5,75 lần; Công ty Cổ phần Cung ứng Xuất nhập khẩu lao động Hàng không 4,05 lần); Becamex (Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương 5,15 lần).
Mipeco

Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của TCT Xăng dầu Quân đội lên đến 17,13 lần

Trong khi đó, một số đơn vị chưa được góp đủ vốn điều lệ như: VNPT (TCT Dịch vụ Viễn thông  - VNPT Vinaphone thiếu 2.473 tỷ đồng; TCT Truyền thông thiếu 1.594 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính viễn thông thiếu 187,5 tỷ đồng); TCT Cấp nước Sài Gòn (Công ty mẹ thiếu 256,98 tỷ đồng); TCT 319-BQP (Công ty TNHH MTV 319.3 thiếu 130 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại 319 thiếu 41,30 tỷ đồng); TCT Xăng dầu Quân đội - BQP thiếu 91,16 tỷ đồng.
Một số đơn vị lại có vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý như Vicem (Công ty mẹ 829,5 tỷ đồng); TCT Xăng dầu Quân đội - BQP (Công ty TNHH MTV 165).