Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Chương Mỹ - dân tiếp tục bị đàn áp


Nhiều bà con nông dân đã bị lột quần áo trong lúc công an bắt bớ.


HUYỆN CHƯƠNG MỸ xã Thượng Vực và xã Văn Võ là điểm nóng của cưỡng chế 2013 trong quản lý đất đai nhiều khúc mắc. Tổng số 10 nông dân đã bị bắt giữ vô lý.



vào ngày 11-9-2012 để thông qua Đề án DĐĐT, Tiểu ban DĐĐT thôn Trung Vực Trong đề nghị các hộ dân hiến 30 mét vuông/khẩu để làm giao thông thủy lợi và xây dựng các công trình phúc lợi. Điều này gặp sự phản ứng của người dân vì theo họ quỹ đất công còn rất nhiều, đủ để xây dựng hệ thống tưới tiêu và giao thông đồng nội. Ông Nguyễn Duy Tuấn, một người dân trong thôn bị cắt đến 90 mét vuông cho ba khẩu trong gia đình cho biết: “quỹ đất công của thôn còn hơn 55 nghìn mét vuông, trong khi nếu cắt 30 mét vuông/khẩu của toàn bộ người dân trong thôn thì chỉ khoảng 40 nghìn mét vuông. Nhỏ hơn nhiều so với quỹ đất công. Vậy cắt 30 mét vuông/khẩu của chúng tôi làm gì”. Điều này nhận được sự đồng tình của đa số người dân trong thôn. Tuy nhiên, trong Bảng Kết quả kế hoạch giao ruộng của Tiểu ban DĐĐT lại cho biết Hội nghị ngày 11-9-2012 đã biểu quyết nhất trí 100% của 82 đại biểu. Ông Đặng Đình Yên (74 tuổi) một đại biểu trong buổi họp ngày hôm đó cho biết, cuộc họp chỉ khoảng 40 người đến dự và chỉ nói đến chuyện DĐĐT, không hề nói đến hiến 30 mét vuông/khẩu.





Quá bức xúc vì cho rằng mình bị ép buộc gắp phiếu và hiến 30 mét vuông/khẩu, các hộ dân đã làm đơn lên xã để kiến nghị.



Điều đó dẫn đến vào ngày 31-1-2013, Huyện Ủy Chương Mỹ đã có chỉ đạo UBND tạo một cuộc họp với toàn thể người dân về Đề án DĐĐT. Sau hi lắng nghe các ý kiến của người dân không nhất trí hiến 30 mét vuông/khẩu, ông Trần Đình Vững – Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Chương Mỹ phát biểu, cán bộ cấp thôn làm sai. Ông cho biết chủ trương của Huyện là không lấy một mét vuông đất của người dân sau khi DĐĐT. Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Doanh – Phó chủ tịch huyện có đề nghị tạm giao ruộng cho nhân dân để sản xuất. Sau vụ mùa, cơ quan quản lý sẽ thực hiện chia lại. Ý kiến này không được người dân đồng ý. Họ muốn chính quyền phải sửa sai ngay, thậm chí họ sẵng sang bọ luôn vụ Đông-Xuân để chính quyền có thời gian thực hiện. Tuy nhiên, điều này không được chấp nhận. Cuộc họp kết thúc mà chưa được thông qua biên bản.



Đến ngày 22 và ngày 26, Tiểu ban đã cho máy bừa vào bừa ruộng của dân. Hàng ngàn người đã ra cản trở để phản đối. Bên thôn Trung Vực chính quyền bắt 4 người nông dân.



Không đồng ý về việc chính quyền xã lấy mỗi khẩu 30m2 đất loại I để làm giao thông thủy lợi. Vì theo chỉ đạo của UBND huyện Chương Mỹ, chỉ lấy đất xấu chứ không thể lấy đất loại I. Người dân thôn Trung Vực Trong, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ đề nghị chính quyền địa phương phải giải quyết.



Đồng thời, theo quy định không được dồn ghép ruộng từ thôn này sang thôn khác, thì chính quyền UBND xã Thượng Vực tự ý đổi cho thôn khác.

Nhân dân thôn Trung Vực Trong đã bỏ ruộng không cày cấy.
Ngày 26/2/2013, chính quyền huyện Chương Mỹ xã Thượng Vực đã tiến hành cưỡng chế



Ngày 21/2/2013, trong cuộc cưỡng chế tại xóm Cộng Hòa, thôn Võ Lao, xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, có 6 phụ nữ bị bắt và tạm giữ tại CAH Chương Mỹ để lập hồ sơ trình VKS khởi tố.

Ngày 22/2/2013, 16 người thân của 6 phụ nữ trên mang hồ sơ lên trình các cơ quan chức năng thì bị cơ quan CAH Chương Mỹ bắt giữ lại dọc đường rồi đưa về trụ sở CAH thu giữ toàn bộ các loại giấy tờ liên quan.

CTV .

Lời cảm ơn cộng đồng mạng xã hội và bà con Hà nội.

 Sau khi tôi đăng lời kêu gọi Nhân dân Hà nội hãy khẩn trương giúp đỡ bà con Dack Nong đang bị đói khát, bệnh nặng thì đến ngày hôm nay đã có nhiều bà con đến giúp đỡ họ.
 Cụ thể : hơn hai tạ gạo đã được chuyển đến, số tiền sáu triệu đồng cũng đến tận tay bà con,  để bà con khẩn trương cứu những người già bị bệnh nặng đang chưa được thuốc thang. Bà con Dack Nong vô cùng cảm động và chân thành cảm ơn mọi người đã kịp thời chia sẻ tình cảm và hỗ trợ vật chất cho họ trong lúc khó khăn hoạn nạn này.
 Thay mặt các bà con Dack Nong, tôi xin cám ơn cộng đồng mạng xã hội đã kịp thời loan tin, đồng thời kêu gọi giúp đỡ cho họ nhanh nhất, thiết thực nhất. Tôi cũng xin thay mặt bà con, cám ơn những con người hảo tâm tại Hà nội và khắp nơi - thông qua các bạn bè tại Hà nội - đã gửi tiền, gạo...tới giúp đỡ những hoàn cảnh khốn khó do chính quyền địa phương gây ra cho họ như hôm nay.
  Những tình cảm cao quý, những giúp đỡ thiết thực bằng vật chất của cộng đồng mạng - những người không máu mủ họ hàng với bà con DacK Nong đã được ghi nhận, chúc các bạn và gia đình mạnh khoẻ và tiếp tục tích Phúc cho con cháu mình qua những việc làm tốt như đã làm với bà con Dack Nong.

Lần nữa xin cám ơn tất cả các bạn,

Lê Hiền Đức.

Có kẻ đang " chơi xấu " anh Trọng ?



Ông Nguyễn Hữu Vinh, Chủ trang Anhbasam: TBT Giadinh.net đang bôi nhọ TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng :



Nguồn : Phạm Viết Đào Blog

Hà nội tiếp tục " cưỡng chế", cưỡng hiếp dân !



Chương Mỹ Hà nội - vừa Tết xong đã ăn cướp, đàn áp dân !

  Huyện Chương Mỹ Hà nội đang tiếp tục học và làm theo chính quyền các địa phương khác : giở thói  côn đồ, ngồi trên pháp luật, đàn áp các ông bà chủ của mình khi chuyện đất đai cần được giải quyết thấu đáo bằng luật pháp minh bạch.
 Vấn đề dồn điền đổi thửa cần được bàn bạc, đối thoại minh bạch với dân trước sự công khai của báo chí, cấp trên để đạt được sự đồng thuận trên cơ sở Luật đất đai và đặc thù của từng địa phương. Thế nhưng huyện Chương Mỹ Hà nội lại đang giở trò ăn cướp, đàn áp dân khi chuyện đơn giản là đối thoại, giải quyết theo trình tự chưa được thấu đáo. 
    Ai cho phép họ dám bắt giữ các nông dân, trong đó toàn các phụ nữ quanh năm chân lấm tay bùn, cả đời chưa ra khỏi luỹ tre làng, một chữ luật pháp còn bỡ ngỡ ?. Chính quyền làm việc do dân thuê, nếu chính danh thì sao không mời báo chí, truyền thông và các cơ quan giám sát luật pháp về để chứng kiến mà nhắm mắt điên cuồng ra tay bắt giữ dân, ngăn chặn dân tới các cơ quan luật pháp để khiếu nại ? 


Bắt giữ phụ nữ, còn đòi khởi tố trong ngày ăn cướp được gọi là " cưỡng chế ".

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Lời kêu gọi giúp đỡ dân oan DacK Nong

    Hiện tại, bà con Dack Nong ra Hà nội yêu cầu các cấp bộ ngành trung ương liên quan giải quyết vấn đề địa phương và doanh nghiệp cướp đất của dân từ năm ngoái, họ ở lại ăn Tết với sự giúp đỡ của bà con dân oan các nơi Dương Nội, Văn Giang... một số về địa phương vào ngày 26 tháng chạp do xe của công an tỉnh Dack Nong hợp đồng đưa bà con về. Cũng vì lịch hẹn làm việc với tỉnh sau Tết.
  Tình hình hiện nay rất cần sự giúp đỡ của Nhân dân Hà nội : 5 người già trong đoàn DacK Nong đang bị ốm, cần đi viện nhưng tiền bạc đã hết, lương thực cũng cạn, công an Hà đông liên tục gây rối, gây sức ép với bà con, không cho Dương nội hỗ trợ bà con Dack Nong.

 Văn Giang gói bánh chưng tặng bà con Dack Nong và An Giang hôm 26 Tết.

 Dân oan Dack Nong tại trụ sở tiếp dân của nhà nước tại Ngô Thì Nhậm Hà đông

  Tôi khẩn thiết kêu gọi Nhân dân Hà nội mỗi người hãy bớt đi một kí gạo, một gói mì tôm, vài ngàn để gửi giúp đỡ bà con Dack Nong càng sớm càng tốt. Mọi sự giúp đỡ bằng vật chất và tình cảm của mọi người cho Đồng bào Dack Nong lúc khó khăn thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách của Dân tộc ta từ xưa tới nay, mọi người hãy bớt chút thời gian, chia sẻ với những hoàn cảnh của bà con bị chính quyền địa phương và doanh nghiệp cướp đất, đẩy họ vào cảnh khốn cùng này.

 Lê Hiền Đức.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

DacK Nong - tin khẩn !

 Ngày 26 Tết, công an DacK Nong thuê xe ra trụ sở tiếp dân tại Ngô Thì Nhậm Hà đông để đón dân về ăn tết đồng thời làm việc với tỉnh vào sau Tết.
 Ông Điệp đã đưa công văn, nói rõ : từ nay đến 28/2 ( 19/1  Quý Tỵ) trước khi tỉnh đối thoại với dân thì tuyệt đối không được bắt người, không được đốt rừng, không có cướp đất...vv
 Nhưng dân DacK Nong ở địa phương vừa gọi điện ra báo rằng : Công an bắt anh Tuynh - người vừa nghe lời thanh tra chính phủ về ăn Tết ở địa phương hôm 26 Tết. Họ bắt anh lên tỉnh sáng nay.
  Còn nhóm Dack Nong đang ở nhờ Dương Nội thì công an cho ở hết đêm nay, ngày mai đuổi ra đường. Hiện tại có ba người già bị ốm, hết tiền hết gạo ăn, không có tiền mua thuốc mà thanh tra Chính phủ mai lại nghỉ.

 Vậy đề nghị bà con Hà nội giúp đỡ bà con Dack Nong trong tinh thần là rách ít đùm lá rách nhiều, tôi sẽ kêu gọi cộng đồng mạng và gọi điện đến các lãnh đạo của Dack Nong, Hà nội về việc làm vô pháp luật của các cấp địa phương, thông báo cho cộng đồng báo chí trong và ngoài nước để đưa tin.
 Mọi tin tức liên lạc với đoàn dân oan Dack Nong, hãy gọi cho chị Siêu : 0975 499351.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Hai nhà báo Đại đoàn kết gửi đơn tố cáo


Đơn kêu cứu và giúp đỡ của công dân.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
....

Hà nội, ngày 18 tháng 2 năm 2013

      ĐƠN KÊU CỨU VÀ GIÚP ĐỠ
  Kính gửi :

  Tôi tên là Nguyễn thị Sim, sinh năm 1982, quê quán : Xóm Phú sơn, Xã Phấn Mễ, Huyên Phú lương, Tỉnh Thái Nguyên . Tôi có đơn gửi tới Quý cơ quan tha thiết xin đề nghị được giúp đỡ một việc như sau:

Tôi được sinh ra trong hoàn cảnh mồ côi bố mất từ khi còn trong bụng mẹ, mẹ tôi cũng mất ngay trên bàn đẻ tại Huyện Phú lương, Thái nguyên. Tôi được gia đình cậu ruột tôi nuôi , Không may do bố tôi là một quân nhân từ chiến trường trở về nên tôi sinh ra là một đứa trẻ khuyết tật ngay từ lúc chào đời, cơ thể tôi không lớn được, đến nay tôi chỉ cao 1,1m nặng 25 kg. Với hoàn cảnh và số phận trên tôi luôn mơ ước có được một máy ấm tình thương gia đình, tình mẫu tử và như bao người phụ nữ khác là được làm mẹ.

Mơ ước đó đã trở thành sự thật khi năm 2006, tôi được nhận vào học nghề tại Trung tâm Vì Ngày mai ở Hà nội, Sau một năm học và làm việc tại đây, tối đã có người cùng học nghề tại đây thương và Trung tâm đã đứng ra tổ chức cưới cho chúng tôi, chồng tôi cũng là một người khuyết tật vận động, tuy gia đình nhà chồng phản đối nhưng chúng tôi đã có những ngày hạnh phúc bên nhau và kết quả tôi đã sinh được một con gái. Trong thời gian tôi mang bầu vẫn làm việc tại Trung tâm Vì Ngày Mai, gần đến ngày sinh trước khi từ trung tâm trở về nhà cậu nơi nuôi tôi để sinh con, cũng là lúc tôi được giới thiệu việc làm và được bà Hồ thị Bạch Tuyết , địa chỉ tại nhà B2BIS ngõ 46A phố Phạm Ngọc Thạch quận Đống đa, Hà nội , điện thoại số : 0903294638 , bà Tuyết là một họa sĩ đến trung tâm để tuyển lao động , tôi được bà hứa nhận vào làm việc sau khi sinh con cùng với ba người bạn khác tại Trung tâm.

Ngày 11/5/2009, tôi sinh cháu gái tại bệnh viện đa khoa Thái nguyên, cháu tên là Nguyễn Thu Hà. Chồng tôi là con trưởng vì bị gia đình phản đối cuộc hôn nhân này nên đã bắt về lấy vợ ở quê ( Ninh Bình), đã bỏ tôi khi tôi sinh cháu được 2 tháng. Là một người mẹ đơn thân nuôi con, cuộc sống tại gia đình cậu tôi rất khó khăn, tuy vậy tôi thấy rất hạnh phúc khi được làm mẹ bởi tôi là một người mồ côi từ lúc chào đời nên đứa bé là tất cả niềm vui và hy vọng của tôi.

Trong thời gian tôi nghỉ sinh và nuôi con tại nhà cậu, tất cả số tiền tôi dành dụm được đã cạn kiệt, dường như biết được hoàn cảnh của tôi, bà Tuyết có gọi điện và bảo tôi đến làm cho bà.
Khi con tôi được gần 6 tháng, khoảng 8 giờ sáng ngày 6/11/2009, bà Tuyết gọi điện nói là đã tìm được nơi gửi con cho tôi để tôi về làm việc cho bà, và vẽ ra viễn cảnh cho tôi một tương lai là : sẽ nhận mẹ đỡ đầu cho con tôi, nuôi hai mẹ con tôi suốt đời, cho con tôi đi học và vào đại học để không phải khổ như tôi. vì con tôi còn nhỏ nên bà Tuyết đã dụ bảo giúp tôi đưa đứa trẻ vào trại nuôi dưỡng trẻ mồ côi một thời gian sau ( đến khi đứa trẻ học hết cấp I ) sẽ đón về ở cùng và xin học ở trường Xã đàn gần nhà.. Nếu đây là sự thật thì tôi hàm ơn bà suốt đời.

Vì tôi không hiểu biết gì về lĩnh vực này nên đã nghe theo kịch bản đó và đưa bỏ con tại trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật tại xã Thụy an, Ba Vì, Hà nội. Điện thoại 0433965087 , 0433965149, Giám đốc Trung tâm là Ông Hồng điện thoại số 0913260560.
Ngày 7/11/2009, tôi đưa cháu về Hà nội,và bà Tuyết vì bận không đi cùng được nên đã nhờ bà Ngọc là em gái bà Tuyết cùng bà Trâm là chị chồng bà Ngọc cùng đi vào trại. Bà Tuyết do đã liên hệ trước với Giám đốc Hồng nên đã cùng các bà Ngọc và Trâm dàn ra một kịch bản là tôi phải đem bỏ con trước của trung tâm coi như là một đứa trẻ bỏ rơi và trung tâm ra đón vào.
Khi mang con bỏ trước cổng trung tâm chúng tôi đã bỏ nhầm trước của một trung tâm cũng ở Thụy an nhưng là trung tâm phục hồi chức năng , người ở đây đã hướng dẫn địa chỉ cho chúng tôi là ở cách đó 1 km, Bà Ngọc có gọi điện cho ông Hồng để dẫn đường đến, khi đoàn đến nơi là giữa trưa, Ông Hồng nói qua điện thoại của bà Ngọc là lúc này vắng người nên thực hiện là đặt con nằm ở của trung tâm , sau đó người nhà lùi ra xa và đợi một lúc thì trung tâm cho người ra cổng bế cháu vào.
Sau đó chúng tôi ra nhà người quen của bà Ngọc ngồi chờ ông Hồng gọi điện lại.Tầm khoảng 1 -2 giời chiều, bà Ngọc có nói chuyện với ông Hồng qua điện thoại và bà còn hỏi có cần mang đồ dùng vào cho cháu không, Ông Hồng nói không cần và nếu bây giờ vào sẽ bị lộ chuyện. lúc này tôi chỉ biết nghe theo lời bà Ngọc và ông Hồng .Cả đoàn đi về nhà bà Tuyết.

Khi vào Trung tâm con gái tôi được đặt tên là Uyển Nhi, với danh phận là đứa trẻ mồ côi, và tôi về làm việc cho bà Tuyết, một năm tôi sẽ được đi thăm con 2 lần theo danh nghĩa là người đi theo bà Tuyết vào tặng quà cho trẻ mồ côi tại Trung tâm và tuyệt đối không được lộ chuyện này với ai, việc này trong trung tâm chỉ có ông Hồng biết tôi là mẹ cháu.

Sau khi gửi con, tôi làm việc tại nhà bà Tuyết, vì đã đâm lao theo bà Tuyết nên tôi phải theo lao, tại đây tôi phải mang ơn bà Tuyết và chịu sự quản lý sai khiến của bà, làm việc bị ngăn cấm như người tù giam lỏng 24/24 tại gác lửng khép kín tầng 3, ngoài 2 lần cửa khóa kể cả ngày nghỉ chủ nhật và lễ tết, bà Tuyết đi chợ và tôi tự nấu ăn không được giao tiếp, không được đi ra ngoài, những người được bà tuyển đến làm việc do không chịu được cảnh o ép đối xử nên đã bỏ hết, tôi vì con nên gắng chịu đựng. Tại đây tôi làm quần quật từ sáng đến tối, và bị bà Tuyết mắng chửi thậm tệ, bà luôn lấy con tôi ra đe dọa để uy hiếp tôi. Có lần do áp lực và mệt mỏi tôi tôi xin phép về quê vài ngày bà nói : “ cháu mà về thì đừng nghĩ đến chuyện gặp con “ lúc này tôi đã hiểu sự việc là đã bị bà Tuyết lừa lấy tình mẹ con để trói buộc tôi làm việc.Vì thương và sợ mất con mà tôi đã phải chịu đựng sự ngăn cấm và đối sử của bà Tuyết trong suốt 3 năm 3 tháng.

Từ khi gửi con vào trung tâm tôi được đi thăm con7 lần,và lần nào cũng có bà Tuyết người nhà trong gia đình bà Tuyết đi cùng, mỗi lần đi bà dặn là đi thăm với danh nghĩa đi tặng quà cho trẻ mồ côi. mỗi lần lên có đưa tặng tiền khoảng từ 500000 đến 1 000 000 đồng và quà bánh kẹo, thục tế tôi chỉ nhìn thấy 1 lần bà Tuyết đưa phong bì cho Ông Hồng và ông Hồng gọi người lên ghi vào sổ, lần 2 đưa ông Hồng thì ông cho thẳng luôn vào túi áo , còn các lần khác tôi không nhìn thấy việc đưa tiền. Mỗi lần đi thăm con, tôi chỉ được chơi với con khoảng nửa tiếng rồi về. Mỗi lần tặng quà như vậy là tôi đều bị bà Tuyết tính trừ vào lương từ 1 đến 2 triệu một lần đi thăm.

Tôi được bà Tuyết trả lương vào cuỗi mỗi năm, làm cho bà tính đến ngày 5/2/2013 là 3 năm 3 tháng, tổng số tôi được bà trả tiền công là 26 triệu ( tính ra môi tháng tôi chỉ còn khoảng 600 000 sau khi đã trừ các khoảng sinh hoạt và tiền đi thăm con, sau khi đã vắt kiệt sức lao động và o ép về tinh thần.Tôi có lẽ sẽ cam phận sống như thế nêu như không có lần thăm con ngày 25 tết vừa qua .
Trước khi về nghỉ tết, ngày 5/2/2013 tức 25 tết, tôi lên thăm con, tại đây tôi không còn được gặp cháu, người tại trung tâm nói đã cho con đi làm con nuôi ở Pháp cách đây 4 tháng, Tôi thật sự choáng váng và đau khổ , quay trở về nhà bà Tuyết, vì thấy tôi vật vã đau khổ, tôi kể chuyện với bạn cùng học nghề với tôi tại rrung tâm Vì Ngày Mai năm xưa và đã rủ đến ngủ cùng trước khi về tết. Tại đây bà Tuyết mắng tôi là : “đã bảo không được kể cho ai biết cơ mà, sao lại kể chuyện lung tung” và khác hẳn lời hứa trước đây bà nói : “con mày được ra nước ngoài sống sung sướng, mày còn muốn gì nữa .”

Ngay buổi tối hôm đó, tôi nhờ bạn tôi gọi điện cho Ông Hồng hỏi về con tôi, ông ta quát át đi và bảo : “nó là đứa trẻ bỏ rơi, tao thích cho ai thi cho”. Bạn tôi còn hỏi : thế khi cho ông có hỏi và nói chuyện với bà Tuyết không, thì ông ta chối phắt ngay không biết bà Tuyết nào cả. Tôi thấy rất vô lý vì từ trước tới nay ông Hồng và bà Tuyết vẫn liên lạc nói chuyện về con tôi, biết rõ tôi là mẹ nhưng vì hoàn cảnh nên mới gửi con đi như vậy, nay ông ta chối bỏ, tôi thấy trong chuyện này có uẩn khúc không đàng hoàng nhất là với cương vị Giám đốc và là một trung tâm bảo trợ của nhà nước, tôi lo cho số phận của con tôi, hiện có tin đồn đang bán nội tạng trẻ em nên tôi càng lo sợ điều này đến với con tôi. Cháu cũng là người khồng bình thường như tôi.

Với sự việc như trên, tôi không biết nên như thế nào để biết được sự thật, tôi gửi đơn này tới Quý Cơ quan điều tra tìm hiểu giúp tôi để tôi yên tâm . Nếu con tôi còn sống được nhận làm con nuôi thật sự thì tôi cũng biết để an tâm và tôi sẽ theo dõi bước trưởng thành của con từ xa rằng tôi vẫn còn là bà mẹ có một đứa con gái , đến một lúc nào đó, con tôi sẽ về với tôi và tôi mang ơn người nuôi dướng con tôi suốt đời, tôi nghĩ rằng với ngươi nhân từ vị tha nhận một đứa trẻ khuyết tật về nuôi lại thấy hoàn cảnh tôi như vậy chắc cũng không ích kỷ ngăn cấm tôi tìm con và con gái tôi cũng hưởng hạnh phúc đã vì có 2 bà mẹ.

Dù không muốn nghĩ tới nhưng tôi rất lo sợ khi việc làm không minh bạch và sự chối bỏ trở mặt của ông Hồng Giám đốc Trung tâm và bà Tuyết, tôi rất sợ về số phận xấu rủi ro đến với con tôi. Tôi vì không hiểu luật pháp nên đã bị Bà Tuyết và ông Hồng lừa để tôi vứt bỏ con, dụ dỗ hứa để tôi yên tâm làm việc cho bà Tuyết, nay sự việc đã rồi bị họ chối trả lời không biết, tôi chỉ còn tha thiết nhờ các cơ quan bảo vệ pháp luật giúp tôi – giúp một bà mẹ bất hạnh khổ đau không nơi nương tựa luôn chỉ có một mong ước nhỏ nhoi là được sống như người công dân bình thường được hưởng quyền con người, quyền làm mẹ, quyền được pháp luật bảo vệ .
Một lần nữa tôi kêu gọi vì lòng nhân từ để giúp đỡ một bà mẹ bất hạnh, trách nhiệm bảo vệ công lý và pháp luật, kính đề nghị các cơ quan giúp tôi tìm ra được sự thật về con gái tôi .
Mọi liên lạc, xin liên hệ với tôi số điện thoại : 01685260726
Hoặc Trung tâm Vì Ngày mai: điện thoại 0422426664, 0904446640 ( bà lê Minh Hiền Giám đốc trung tâm)
Hãy cứu giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn.

Người viết đơn
NGUYỄN THỊ SIM

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Nông dân Văn giang đồng loạt ra đồng.

 Hôm nay, nông dân Văn Giang gồm 3 xã : Cửu cao, Xuân Quan, Phụng Công đồng loạt ra đồng làm ruộng cấy lúa.
 Trên mảnh ruộng của họ đang còn bị dự án nhăm nhe "cưỡng chế", cướp đi của họ cũng như đa số ruộng bị cướp còn đang bỏ hoang, san ủi lổng chổng, bất kỳ chỗ nào có thể làm ruộng được thì đều được nông dân cho nước vào để làm, cấy lúa.





Như ngày hội xuống đồng thời hợp tác xã.




Mồ hôi của nông dân Văn giang đổ xuống, hứa hẹn mùa gặt bội thu.

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Cảnh sát phường " làm tiền" cả người lái ba gác.


Làm tiền” cả người chở thuê

Nửa đêm bắt xe ba bánh giữ giấy tờ, hù dọa mức phạt cao, sau đó đòi chủ xe ra quán cà phê chung chi tiền. Nhận đủ tiền, viên trung úy công an dẫn chủ xe ba bánh về biệt thự của mình để... trả giấy tờ.

Chặn xe lúc rạng sáng
 
Rồi, kiếm 1 triệu nữa đi, tao giảm cho mày triệu đấy, tao chích sang cái xe khác, không thì phải chịu thôi chứ biết làm sao
Trung úy Lê Thanh Nghị
Khoảng 1 giờ sáng 14.1, anh Nguyễn Đức Toàn (38 tuổi, làm nghề lái xe ba bánh chở thuê, hiện đang ở trọ thuộc P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM) điều khiển xe ba bánh chở hàng thuê từ chợ đầu mối Thủ Đức đi giao cho khách hàng, khi đi tới ngã tư Bình Phước đã bị hai cảnh sát cơ động (CSCĐ) chặn lại và một trung úy công an P.Hiệp Bình Phước tên Lê Thanh Nghị kiểm tra và thu giữ giấy tờ gồm đăng ký xe ba bánh, CMND, giấy phép lái xe và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nhưng không lập biên bản. Sau khi cầm toàn bộ giấy tờ của anh Toàn, trung úy Nghị yêu cầu anh Toàn có 5 triệu đồng thì ra quán cà phê Nhà Xưa (P.Hiệp Bình Phước) để nhận lại giấy tờ. Cả tuần chạy vay mượn khắp nơi anh Toàn cũng chỉ mượn được 2 triệu đồng, ông  Nghị đồng ý và hẹn anh Toàn trưa 19.1 ra quán cà phê Nhà Xưa đưa tiền để nhận giấy tờ.
Đúng hẹn, ông Nghị chạy xe Honda vào quán. Vừa ngồi xuống bàn, anh Toàn năn nỉ “cho em xin lại hai trăm đi xếp”. “Đã nói là không có được, mấy thằng kia đi đông, tôi nói với nó một lời chứ đâu nói nhiều được” - trung úy Nghị cương quyết. Biết không thể xin được nên vừa lấy tiền ra đưa cho ông Nghị anh Toàn vừa than thở. Sau khi đếm đủ hai triệu, ông Nghị đưa lại cho anh Toàn một tờ 100.000 đồng, nói: “Thôi cầm lấy 100 đi, lát về nói tụi nó là uống cà phê  rồi”. Ông Nghị nói tiếp: “Uống cà phê đi rồi chạy theo tôi đi lấy giấy tờ”.
Đợi anh Toàn trả tiền cà phê xong, ông Nghị dẫn anh về nhà mình là căn biệt thự trên đường 18, khu phố 4, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức. Anh Toàn đứng ngoài cổng đợi. Khoảng 5 phút sau, ông Nghị cầm đủ giấy tờ đã thu giữ vào rạng sáng 14.1 trả lại cho anh Toàn.
“Làm tiền” cả người chở thuê
“Làm tiền” cả người chở thuê
“Làm tiền” cả người chở thuê
“Làm tiền” cả người chở thuê
“Thấy xe ba gác nghèo nên lách luật cho”
Anh Toàn không là trường hợp duy nhất mà trung úy Nghị giữ giấy tờ sau đó ép phải chung chi. Khoảng 3 giờ 15 phút sáng 20.1, anh Đoàn Văn Trắng (42 tuổi, hiện đang thuê nhà ở khu phố 2, P.Hiệp Bình Phước) điều khiển xe ba bánh đến ngã tư Bình Phước cũng bị hai CSCĐ yêu cầu dừng xe để ông Nghị kiểm tra giấy tờ. Do anh Trắng không có giấy phép lái xe nên ông Nghị lập biên bản tạm giữ đăng ký xe và CMND, yêu cầu ngày 22.1 phải nộp phạt 5 triệu đồng thì sẽ trả lại giấy tờ. Sau khi giữ giấy tờ của anh Trắng, ông Nghị cho luôn số điện thoại của mình và dặn “có gì cứ điện thoại cho tôi”. Đến ngày hẹn lên làm việc, anh Trắng chỉ mượn được 3 triệu đồng nên điện thoại cho trung úy Nghị hỏi mức phạt không có giấy phép lái xe là bao nhiêu, thì được trả lời "mức phạt là 5 triệu đồng". “Em khổ lắm, anh cho em xin bớt được không” - anh Trắng nài nỉ. “Không được, quy định của pháp luật phạt đâu phải mua bán đâu mà nói giá chú, không bằng lái phạt từ 4 đến 6 triệu, là phạt 5 triệu, chú cứ đi hỏi đi sau đó điện cho anh, hôm đó nói chú rồi, lập biên bản rồi là căng lắm, nếu không lập biên bản thì sao cũng được” - ông Nghị giải thích.
 
Thượng tá Nguyễn Hữu Toàn (Trưởng công an Q.Thủ Đức) cho biết: “Ngay sau khi thẩm tra chứng cứ của PV cung cấp, ông đã ký quyết định đình chỉ công tác trung úy Nghị ngay trong ngày. Ngày 31.1 ông đã báo cáo toàn bộ vụ việc đến Công an TP.HCM. Quan điểm của BCH Công an quận sẽ xử lý nghiêm theo quy định của ngành, của pháp luật”. Còn trung tá Biên thì cho biết, ông đã chỉ đạo đích thân phó công an phường đến phòng trọ để lấy lời khai của anh Toàn và anh Trắng ngay trong đêm 30.1.
Anh Trắng năn nỉ tiếp: “Anh cho em đi, em hỏi mượn nhiều quá họ không đưa, hôm nay là ngày anh hẹn mà em không có đủ”. Ông Nghị hỏi lại: “Mày có mấy triệu rồi?”. Anh Trắng nói mới có 3 triệu đồng, thì trung úy Nghị ra chiều thông cảm: “Rồi, kiếm 1 triệu nữa đi, tao giảm cho mày triệu đấy, tao chích sang cái xe khác, không thì phải chịu thôi chứ biết làm sao, nếu được điện cho anh liền, không anh đi công tác mất đấy”. Anh Trắng tiếp tục năn nỉ thêm: “Anh bớt cho em 1 triệu nữa đi là còn 3 triệu, em khổ lắm mới đi làm chuyện này”. “Không, không được, vì xe ba gác nghèo tao mới lách, còn ô tô tao khỏi lách luôn, đúng luật mà làm, mày mà nói thêm câu nữa tao khỏi lách luôn…” - ông Nghị cương quyết.
Năn nỉ hết cách nhưng không được, anh Trắng đành chạy khắp nơi, rồi cũng mượn đủ 4 triệu đồng; điện thoại cho ông Nghị thì được hẹn ra quán Nhà Xưa để lấy giấy tờ. Tại đây ông Nghị đếm đủ 4 triệu đồng, cho tiền vào túi quần xong mới lấy giấy tờ ra trả cho anh Trắng.
Hoàn toàn sai
Làm việc với chúng tôi, trung tá Nguyễn Văn Biên, Trưởng công an P.Hiệp Bình Phước cho biết, hằng đêm có 6 CSCĐ phối hợp với công an phường tuần tra trên địa bàn phường để trấn áp tội phạm và xử lý những dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật. “Việc trung úy Nghị bắt xe ba bánh đang lưu thông là hoàn toàn sai. Để CSCĐ ra đường dừng phương tiện đang lưu thông lại càng sai. Còn hành vi không có giấy phép lái xe mức phạt là 1 triệu đồng, làm gì có mức phạt từ 4 đến 6 triệu đồng. Từ rất lâu rồi tôi không ký các quyết định xử phạt liên quan đến xe ba bánh, vì vậy tôi sẽ cho kiểm tra toàn bộ những quyển biên bản xử phạt vi phạm hành chính của công an phường để có cơ sở xử lý” - trung tá Biên khẳng định.
Cũng theo trung tá Biên, năm 2011 khi còn làm CSKV trung úy Nghị đã bị kỷ luật khiển trách vì có dấu hiệu nhũng nhiễu người dân, sau đó được điều chuyển về công tác ở Tổ Phòng chống tội phạm của Công an phường. Còn trung tá Huỳnh Kim Thanh (Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ, Công an TP.HCM) thì bức xúc: “Công an phường để CSCĐ thổi phạt vi phạm giao thông là hoàn toàn sai. Khi CSCĐ phối hợp với công an phường thì công an phường chịu trách nhiệm chính. Lần nào họp tôi cũng nhắc nhở, vậy mà vẫn để anh em CSCĐ vi phạm”.
Trong một diễn biến khác, ngay sau khi PV Thanh Niên thông báo vụ việc đến Ban Chỉ huy Công an P.Hiệp Bình Phước, thì ngay sau đó trung úy Nghị tìm tới phòng trọ của anh Toàn, anh Trắng xin lỗi và trả lại 6 triệu đồng cho hai anh (anh Toàn 2 triệu, anh Trắng 4 triệu), đồng thời xin hai anh làm đơn bãi nại nhưng cả hai anh đều không đồng ý.
Hoài Nam - Thanhnien.com.vn

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Tin vui từ Văn Giang



  Sau chặng đường gian khó đấu tranh với thế lực đầu gấu xã hội đen được bảo trợ của chủ đầu tư và chính quyền, hôm nay 1-2-2013 bà con Văn Giang làm đồng trên diện tích giữ thêm được 10ha đất nữa - một thửa đất đẹp và màu mỡ. 

  Hình ảnh bà con làm đất chuẩn bị cấy lúa. Trước đó, năm 2012 sau cưỡng chế hồi tháng 4 bà con đã giữ được 6ha đất khu đồng ngoài. Người đội mũ bảo hiểm xe máy đang kéo đất bằng tay giữa ruộng là ông Đàm Văn Ngọc bố vợ của Chủ tịch xã, ông luôn đi đầu trong đấu tranh giữ đất. 

  Mặc dù phải làm bằng tay do thuê máy không được bởi sự uy hiếp của thế lực đen, nhưng Bà con vừa làm vừa tươi vui bàn chuyện tin thắng trận từ những nông dân cùng cảnh ở Dương Nội - Hà Đông trong những ngày vừa qua.



Cụ Ngọc - bố vợ chủ tịch xã luôn sát cánh với bà con xóm làng giữ đất








  Hàng chục hec ta ruộng màu mỡ đang hứa hẹn một mùa bội thu, từng thửa ruộng đã nhuốm đầy mồ hôi và máu của nhân dân Văn Giang sẽ cho những cây trái và lương thục nuôi sống họ chứ không phải là những toà chung cư mọc lên từ ruộng màu ngàn năm mới có được kia.

Đây bọn cường hào TP HCM



LỜI TOÀ SOẠN
Anh Phạm Chánh Trực thân mến,
Tôi với anh từng là bạn thân, từng là đồng chí từ thời kháng chiến chống Mỹ, nay – với tư cách là chủ biên một trang web – tôi vừa nhận được một bài tường thuật khá chi tiết về vụ “lấy đất của dân” ở quận 9. Vụ này có liên quan tới anh từ khi anh còn làm trưởng ban quản lý dự án Khu Công nghệ cao Tp HCM. Vậy anh nên bỏ chút thì giờ xem xét lại vấn đề thực hư ra sao và góp phần tìm cách giải quyết hợp tình, hợp lý và hợp pháp để cho nhân dân được nhờ và cũng để lấy lại niềm tin vốn đã sứt mẻ quá nhiều.
Trong bài tường thuật này, người dân nói rằng họ đã gởi khiếu kiện đi khắp nơi nhưng không ai trả lời, còn báo chí thì họ cũng chẳng hy vọng gì, nên tôi phải giúp họ nói lên tiếng nói của mình.
Website Lề Bên Trái không chịu trách nhiệm về mức độ chính xác của các sự kiện
Lời lẽ trong bài tường thuật này có vài chỗ hơi quá khích nhưng tôi đăng nguyên văn, không sửa chữa gì, cốt là để anh thấy được sự phẫn nộ của quần chúng.
Thân mến,
Đào Hiếu
nhà văn, chủ biên website LỀ BÊN TRÁI và Blog LỀ BÊN TRÁI
Địa chỉ truy cập: http://daohieu.wordpress.com/
ĐÃ SAI LẠI CÀN QUẤY
From: “Thép Bút” <butthep.ss404@gmail.com>
Nhận được tin một số CA phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp HCM trong lúc trấn áp người dân giữ đất đã có hành vi thô bạo. Dã man hơn, có kẻ đã dùng chân đá vào bụng một phụ nữ đang mang bầu, tôi vội vàng thu xếp công việc để tìm hiểu rõ vụ việc.
NHÂN VIÊN CÔNG VỤ HAY XÃ HỘI ĐEN?
Sự việc xảy ta tại địa chỉ 207, đường Man Thiện, khu phố 5, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Tp Sài Gòn. Đây là khu vực nhà cũ của bà Nguyễn Thị Gái, đã bị chính quyền quận 9 dùng quyền lực và sức mạnh công vụ cưỡng chế trái phép ngày 14 tháng 10 năm 2008. Vụ cưỡng chế trái phép này đã được tường thuật trong bài “Hình ảnh cưỡng chế nhà chị Gái”.
Gia đình bà Gái cho rằng chính quyền quận 9 cưỡng chế thu hồi đất của gia đình bà là trái với pháp luật. Vì vậy bà cùng con cháu kiên quyết bảo vệ mảnh đất tổ tiên để lại, cũng là bảo vệ quyền sử dụng đất mà nhà nước đã trao một cách hợp pháp cho gia đình bà. Sau khi chính quyền cưỡng chế, cào nát ngôi nhà cấp bốn mà gia đình bà phải mất hơn mười năm dành dụm mới xây dựng được, bà che một túp liều dưới bụi tre già để ở giữ đất. Được chừng hơn tuần lể sau thì chính quyền đem công an vào phá luôn túp liều của bà. Sau đó Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao cho xe ủi phá tận gốc bụi tre và cho xe ben đổ đất san lắp mặt bằng bất chấp sự phản đối trong tuyệt vọng của bà Gái. Họ tự ý phân lô trên đất của bà, bán lại cho chính quyền quận 9 để họ bán lại cho dân tái định cư.
Sáng ngày 12/03/2009, Ông Phan Thế Truyền, và ông Hiếu (không đeo bảng tên nên không rõ họ), đại diện cho công ty Cổ Phần Phát Triển Khu Công Nghệ Cao dẫn đến một nhóm công nhân cho triển khai xây dựng trên đất của gia đình bà Gái. Bà Gái ra giải thích với việc chính quyền cưỡng chế trái luật pháp và can ngăn những người thi công một cách ôn hòa. Bất chấp những lời lẽ phải trái của bà Gái, ông Truyền vẫn lệnh cho công nhân tiến hành thi công và gọi công an đến trấn áp tinh thần gia đình bà. Hôm đó, những công an đến làm nhiệm vụ “bảo kê” cho công ty  Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao gồm có các ông Phạm Minh Hiếu, Đặng Thanh Tâm, cùng 4 công an viên và 1 dân quân không đeo bảng tên. Tất cả họ điều là cán bộ chiến sĩ công an của phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Tp Sài Gòn. Ngoài ra còn có ông Trần văn Tiên, là  trưởng khu phố 5 của phường Tăng Nhơn Phú A cũng có mặt. Ông già hơn 70 tuổi này nổi tiếng “Việt gian” bởi câu nói bất hủ hồi năm 2005: ”Cứ đổ đất bao vây cho nước  mưa ngập nhà chúng nó (nhà của dân khu phố 5) là chúng phải bỏ đi ”. Ông ta nói câu này khi người dân không chịu di dời giao đất, giao nhà cho chính quyền vì giá đền bù quá thấp.
Trước một lực lượng công an hùng hậu như thế “bảo kê” cho nhóm công nhân của công ty Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao thi công, bà Gái đành bất lực nhìn kẻ khác xâm phạm đất đai gia mình trong nước mắt. Biết làm gì bây giờ khi công lý không thuộc về những người dân yếu đuối như gia đình bà? Tuy vậy bà vẫn kiên quyết phản đối hành vi xâm phạm tài sản hợp pháp của gia đình bà một cách ôn hòa. Bởi bà biết đây là cái bẫy của bọn vô lại nhằm tìm cách ám hại gia đình bà. Chỉ cần họ có hành vi dùng vũ lực chống lại là sẽ bị công an chính quyền khép vào tội “gây rồi trật tự công cộng” hoặc “chống người thi hành công vụ”. Đây là hai tội danh rất hữu hiệu trong việc ứng dụng đễ cướp đất người nông dân nghèo khổ ở Việt Nam hiện tại.
Thế nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Bà Gái kể: sáng ngày 16/03/2009, một lần nữa ông Truyền lại tiếp tục gọi công an  phường Tăng Nhơn Phú A đến đất của gia đình bà để “bảo kê” cho công nhân thi công. Có lẽ với quyết tâm cao độ muốn trấn áp gia đình bà  Gái một phen cho xong nên lần này dẫn đầu nhóm công an là ông Trần Văn Thắng, phó CA phường Tăng Nhơn Phú A. Khi bị gia đình bà Gái can ngăn không cho thi công, ông Thắng hùng hổ nhào vô chửi bới gia đình bà, đòi bắt giam gia đình bà. Gia đình bà Gái hôm ấy ngoài bà còn có ông Đước là chồng của bà, và con gái bà là cô Nguyễn Ngọc Hạnh đang mang thai và một đứa con 3 tuổi của cô Hạnh.
Tôi hỏi: “Diễn biến cụ thể sự việc ngày 16/03/2009 như thế nào, bà có thể kể lại rõ hơn không? “
Bà Gái kể:  “Lúc đó khoảng 10 giờ. Ông Truyền cho công nhân đem máy đến đóng cọc (máy ép cọc làn nền móng công trình – BT) trên đất của tôi. Tôi giải thích với công nhân đất tôi chưa giao cho nhà nước, còn đang khiếu kiện. Thấy tôi cản ngăn ôn hòa công nhân họ cũng không muốn làm. Lúc đó ông Truyền dùng điện thoại di động gọi cho công an phường. Một lúc sau thì họ đến chừng chục người, vừa công an mặc áo xanh, dân quân tự vệ và có mấy người mặc đồ dân sự không rõ là ai. Họ đến bằng xe bán tải hiệu Ford của công an phường và có người đi xe gắn máy.
Khi công an tới, thấy tôi và con gái tôi đang ngồi trên chỗ họ định đóng cọc ông Thắng vung tay đuổi cả nhà tôi ra khỏi đất của tôi. Ông ta ra lệnh: Đứa nào không cho làm thì bắt hết về phường. Tôi hỏi: Ông làm công an bảo vệ lẽ phải hay bảo vệ kẻ cướp? Ổng nói:Tôi học luật hết rồi, biết luật rõ lắm. Tôi mới hỏi: Anh học luật nào? Ổng nói học luật đất đai. Con gái tôi mới hỏi: Anh học luật nhiều mà anh biết được bao nhiêu? Anh có biết nghị định 84 không? ( Nghị định 84/2007 về bồi thường đất đai theo giá thị trường). Chắc là ổng không biết nên im lặng không trả lời mà nói với con gái tôi: Tôi không nói chuyện với cô. Con gái tôi vặn lại: Đất của tôi ông lấy được mà sao không nói chuyện với tôi?”.
quan-chin-ca-bat-co-hanhCó lẽ đuối lý nên ông Thắng lệnh cho lính nhào vô xốc cô Hạnh lôi đi. Có khoảng sáu bảy thanh niên lực lưỡng nhào vô cùng một lúc.Hai người xốc nách kéo tay cô Hạnh lại không phải là công an đang mặc sắc phục. Một người mặc đồ dân quân kè bên trái, một tên mặc áo thun màu đen không rõ họ tên kéo tay phải. Tên mặc áo thun đen vung tay mạnh đến nỗi cái đống hồ đeo tay của hắn đập vào miệng cô Hạnh làm mẻ mất một cái răng. Cô Hạnh thét lên chửi tên mặc áo thun đen: “Mày là ai mà bắt tao? Mày là xã hội đen hả?”.
Mọi việc trở nên rối loạn. Lúc này nhiều người dân trong xóm cũng như người đi đường hiếu kỳ đứng lại xem khá đông.
Đứa con của cô Hạnh mới 3 tuổi khi thấy công an nhào vô lôi mẹ nó đi thì sợ quá khóc thét lên rồi chạy lại ôm bà Gái. Ông Đước thấy con gái mình bị lôi đi thì chạy đến ngăn lại. Cô Hạnh  dù bị kéo lôi đi sền sệt nhưng vẫn giãy giụa không ngừng. Đột nhiên có một người dân la lên: “Trời ơi, nó đang có bầu mà mấy ông lôi nó như vậy có gì mấy ông chịu trách nhiệm đó”. Nghe mấy tiếng “chịu trách nhiệm” bọn công an vội buông tay. Cô Hạnh bị thả bất ngờ nên té ngược về phía sau. Ngay lúc cô chưa kịp ngồi dậy thì Đào Khánh Nam, công an phường Tăng Nhơn Phú A, mặc đồng phục xanh, nhào vô vung chân đá mạnh vào bụng cô Hạnh. Cô Hạnh ôm bụng giãy giụa.
quan-chin-namÔng Đước thấy con mình bị đá vào bụng nóng ruột thét lớn:“Con tao có bầu mà tụi bây làm gì  vậy hả? ”. Mấy công an vừa buông cô Hạnh ra liền nhào lại bao vây ông Đước như chuẩn bị lôi ông đi. Lúc đó nhiều người dân lên tiếng phản đối dữ quá nên công an có phần giãn ra bớt. Bà Gái cũng nhào vô đỡ cô Hạnh, vừa chỉ mặt tên Nam mắng: “Con tao có bầu sao mày đá nó?”. Ông Đước nhào lại phía gã tên Nam, đọc bảng tên trên ngực hắn rồi quay lại nói với bà Gái: ”Bà nhớ tên nó nghen. Nó là Đào Khánh Nam”. Rồi ông quay lại nói với Nam: “Con tao có chuyện gì là mày chết”. Thấy nhiều người dân lớn tiếng mắng tên Nam vì tên này vừa đá vào bụng cô Hạnh nên ông Thắng kéo tên Nam ra ngoài nói nhỏ điều gì đó. Tên Nam vội vã ra ngoài lên xe bỏ đi. Có lẽ hắn sợ đứng đấy thêm một chút nữa thì dân họ  nỗi điên sẽ đánh hắn nên chạy trốn trước cho chắc.
Một người dân ở khu phố 5 có chứng kiến sự việc kể lại với tôi: “Lúc đó lộn xộn lắm, đám công an xáp lại cô Hạnh lôi cổ đi, nhiều người lên tiếng phản đối, la ó um xùm. Khi họ buông cô Hạnh ra thì cổ bật lùi té ngược ra sau. Không hiểu tại sao thằng Nam công an lại nhào đến đá vô bụng cô Hạnh. Tội nghiệp, đang bụng mang dạ chửa mà bị đá như súc vật. Thằng Nam công an trẻ trông đẹp trai mà lòng dạ độc ác, dã man hơn lang sói ”. Tôi hỏi: “Chị có thể ra tòa làm nhân chứng tố cáo tên Nam không?”. Chị ngập ngừng trả lời đại ý là chị sợ thế lực của họ mạnh lắm, mình đang sống trong chế độ cộng sản mà, mình kiện không lại đâu. Có khi lại còn bị họ thù vặt mà trù dập thì phiền lắm. Nhiều người dân khác cũng nghĩ như chị. Nhưng nhìn cách biểu hiện tình cảm của họ, tôi biết khi cần họ cũng rất sẵn sàng đứng ra làm nhân chứng vạch trần tội ác bọn côn đồ mặc áo công vụ này.
Thấy tình hình căng thẳng và khó có thể thắng lại ý chí quyết tâm giữ đất của gia đình bà Gái. Ông Truyền dẫn đám công an vô quán cà phê gần đó vừa uống nước giải lao vừa bàn tính kế sách đối phó. Đến khoảng 11 giờ 30 phút thì rút quân.
Mấy bữa sau nữa thì bà Gái làm đơn tố cáo các hành vi côn đồ như trên của công an phường Tăng Nhơn Phú A do ông Trần Văn Thắng cầm đầu. Đơn của bà đã gửi cho công an quận 9, công an Tp HCM, bộ trưởng công an, và nhiều cơ quan khác.
Việc ông Trần Văn Thắng đem lực lượng công vụ đến hiện trường đất nhà bà Gái nếu chỉ nhằm mục địch ngăn ngừa sự bức xúc của người dân dẫn đến xô xát, đánh nhau mất trật tự là rất cần thiết. Tuy nhiên gia đình bà Gái chỉ tranh đấu ôn hòa, giải thích nhẹ nhàng với công nhân thi công. Gia đình bà Gái không có các hành vi quá khích. Trong khi đó cách thực thi công vụ như đã nêu ở trên của các cán bộ, nhân viên công vụ như ông Thắng, tên Nam,…. là lạm dụng quyền lực công. Họ làm thế  khiến cho người dân nghĩ họ đem quân đến “bảo kê” cho công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao,  “bảo kê” cho kẻ mạnh. Nhiều người dân quá bức xúc mắng chửi họ là bọn “chó săn” cho kẻ có thế lực. Phải chăng đó là cách mà ông Thắng, tên Nam,… thực hiện nhiệm vụ: “Bảo vệ quyền tự do, dân chủ, tính mạng, tài sản của nhân dân” như “Luật công an nhân dân” quy định. Hành vi của của ông Thắng, tên Nam,… có thể nào phù hợp với tôn chỉ: “Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép”. Hành vi của ông Thắng, tên Nam,… vi phạm quá rõ  các quy định của “Luật công an nhân dân”, “Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân” và “Pháp lệnh cán bộ công chức”. Đó là chưa kể dùng người không có sắc phục để bắt người dân vô tội là vi phạm pháp luật. Làm như vậy sẽ khiến cho người dân nghĩ công an chính quyền dùng bọn lưu manh xã hội đen để trấn áp dân, hoặc là người ta sẽ cho rằng nhân viên công lực mà lại hành xử như xã hội đen. Tạo nên dư luận không tốt đối với công an quận 9 nói riêng cũng như lực lượng công an nhân dân nói chung.
Tôi hỏi: “ Sự việc đã xảy ra như thế, chắc cũng chỉ là hành vi cá biệt của một số cán bộ chiến sĩ công an ở phường Tăng Nhơn Phú A mà thôi. Theo bà thì bà muốn xử lý thế nào? ”.
Bà Gái trả lời nhẹ nhàng nhưng cương quyết: ” Tôi thấy công an đối xử với gia đình tôi như vậy là không đúng. Mấy ông công an này không có ý thức vì dân. Lẽ ra họ phải bảo vệ pháp luật, bảo vệ những người dân bị những kẻ có chức, có quyền, có tiền chà đạp mới đúng. Tôi muốn các cấp có thẩm quyền phải xử lý nghiêm mấy người công an có hành vi cốn đồ này. Nhất là thằng Nam, phải đuổi ra khỏi ngành công an những kẻ hung hãn, dã man như vậy. Chứ nếu không thì dân tụi tui chắc chết. ”.
Bà Gái đã có đơn yêu cầu phải xem xét và có hình thức kỷ luật ông Thắng, tên Nam, … theo điều 39 của “Pháp lệnh cán bộ công chức”.
Đến nay đã hơn một tháng nhưng chưa cơ quan bảo vệ pháp luật nào của chính quyền có động thái hồi âm.
ĐÃ SAI KHÔNG SỬA LẠI LÀM CÀN?
Mọi việc bắt đầu từ khi ông Phạm Chánh Trực còn làm trưởng ban quản lý dự án khu công nghệ cao Tp HCM. Ông ta chủ trương “đi tắc đón đầu” mà cố tình quên đi các  quy định của pháp luật trong công tác quy hoạch đất đai nói chung cũng như các quy định về trình tự, thủ tục cho một khu công nghệ cao nói riêng. Có lẽ ông ta nghĩ rằng với thế lực đàn anh của nhiều cán bộ lãnh đạo ở Sài Gòn thì chỉ cần có ý chí là có thể xây dựng nên khu công nghệ cao. Từ đó mà ban quản lý dự án khu Công Nghệ Cao do ông ta lãnh đạo không làm việc gì đến nơi đến chốn.
Việc đầu tiên là hoàn chỉnh bản đồ quy hoạch khu Công Nghệ Cao để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, từ đó mới có căn cứ để tiến hành ra quyết định thu hồi đất của các hộ dân. Trong quyết định 989/QĐ-TTg, Thủ Tướng Chính Phủ cũng nói rõ là giao cho UBND Tp HCM chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan để xây dựng quy hoạch tổng thể, trình thủ tướng chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành thu hồi đất. Một công việc quan trọng nhưng rất đơn như vậy mà ông Trực cũng như UBND Tp HCM không làm được. Chưa có bản đồ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà ông lại thúc ép UBND Tp vội vã ra quyết định thu hồi đất cho dự án khu Công Nghệ Cao (Ông chủ tịch UBND Tp HCM trước đây đã từng than vãn với một tổng biên tập báo nổi tiếng đại ý là: Nghe lời Năm Nghị ( tức ông Phạm Chánh Trực ) “đi tắc đón đầu” ở dự án Khu Công Nghệ Cao ra quyết định thu hồi đất vội quá nên bây giờ dân kiện rối quá). Chưa có bản đồ hợp pháp nên việc tiếp theo là xác định ranh mốc hợp pháp  của khu Công Nghệ Cao không xác định được. Thêm vào đó, cán bộ thừa hành ở quận 9, cụ thể là ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 9, vừa yếu năng lực vừa thiếu bản lĩnh. Do đó chính quyền quận 9 đã tiến hành thu hồi đất của cả những hộ dân ngoài ranh dự án khu công nghệ cao. Nhiều người dân quận 9 đã và đang khiếu nại, tố cáo việc này.  Họ cho rằng có sự cấu kết giữa cán bộ chính quyền với ban quản lý dự án khu Công Nghệ Cao, cố tình không xác định rõ ranh mốc dự án nhằm mục đích thu hồi thêm đất của dân ngoài dự án. Đây là cách làm việc “dối trên gạt dưới” chẳng những của ban quản lý dự án Khu Công Nghệ Cao mà còn có sự tiếp tay nhiệt tình của nhiều cán bộ ở quận 9 và ở UBND Tp HCM. Thanh tra chính phủ cũng đã ra kết luận về nhiều sai phạm của Ban quản lý dự án khu Công Nghệ Cao nói chung cũng như của ông Phạm Chánh Trực nói riêng. Về việc này chúng tôi sẽ có một chuyên đề riêng trong tương lai gần đây.
Theo điều tra của chúng tôi, khu vực nhà bà Gái không thuộc dự án khu công nghệ cao, mà thuộc một dự án “ăn theo” khu công nghệ cao, không rõ ràng về các cơ sở pháp lý, được gọi là khu tái định cư 18.75ha, nằm dọc đường Man Thiện ( Mặc dù trong quyết định thành lập khu Công Nghệ Cao đã có quy hoạch khu tái định cư riêng 23ha nhưng ban quản lý dự án Công Nghệ Cao không làm, lại lấy thêm đất ngoài ranh khu công nghệ cao). Dự án này do công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao làm chủ đầu tư, công ty này phân lô bán nền lại cho chính quyền quận 9 tái bố trí dân cư cho các hộ dân bị giải tỏa. Ngoài ra còn có  một số chung cư từ 5 đến 15 tầng, cũng nhằm mục đích bán lại cho chính quyền quận 9 là khu tái định cư cho người dân bị giải tỏa, di dời bởi dự án khu công nghệ cao. Bên cạnh đó có khoảng 100 căn biệt thự chắc chắn không dành cho người dân.
Vấn đề sai trái là ở chổ: Dự án này cho đến nay vẫn chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng trình tự luật pháp quy định. Dự án được bắt đầu bởi một văn bản thỏa thuận quy hoạch kiến trúc của sở quy hoạch kiến trúc Tp HCM về quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực 18.75ha (Văn bản số 2051/QHKT-D9B2 ngày 18/6/2004 của sở quy hoạch kiến trúc Tp HCM). Văn bản này không đủ cơ sở pháp lý để thu hồi đất. Biết không đủ cơ sở pháp lý nên ban quản lý dự án Khu Công Nghệ Cao và cán bộ chính quyền quận 9 toa rập với nhau mượn quyết định 2193/QĐ-UB là quyết thu hồi đất bổ sung của dự án Khu Công Nghệ Cao để công bố quy hoạch. Một việc làm lừa đảo người dân, làm cho dân tin rằng đó là quy hoạch hợp pháp mà phải giao đất cho chính quyền. Đến lúc người dân phát hiện sự lừa dối này kiện ra tòa án Thành phố vì họ lại lấp liếm đảo ngược lại. Giải thích là nhầm lẫn, đổi lại dùng quyết định 2666/QĐ-UB là quyết định thu hồi đất ban đầu của dự án Khu Công Nghệ Cao. Việc này sai lại càng sai. Bởi lẽ theo nội dung của cả hai quyết định 2666/QĐ-UB và 2193/QĐ-UB điều không xác định được khu 18.75ha n82m trong dực án Khu Công Nghệ Cao. Bị người dân tố cáo lên Thủ Tướng Chính Phủ, chính quyền từ quận 9 đến thành phố sửa sai bằng cách “chạy thuốc” để hợp thức hóa chuyện đã rồi. “Thuốc” thì đã chạy nhưng “bệnh” vẫn không hết. Đến nay vẫn chưa có quyết định phê duyệt hợp pháp chính thức của Thủ Tướng Chính Phủ. Cho nên khu vực này hiện nay vẫn bị nhân dân xem là “quy hoạch lậu”. Ai lỡ bị lừa gạt giao đất rồi thì đành chịu, ai chưa giao thì kiên quyết đấu tranh tìm công lý đến cùng. Gia đình bà Gái thuộc số những người dân kiên trì tranh đấu đòi công lý. Chính quyền quận 9 cũng ra “đòn độc” bằng cách bắt giam gần chục người khiếu kiện dự án Khu Công Nghệ Cao hồi đầu tháng 3 năm 2008, trong một vụ án hình sự với tội danh “Gây rối trật tự công cộng”. Dù vậy, người dân vẫn kiên cường tranh đấu. Nhiều người tuyên bố hồi kháng chiến chống Mỹ họ không sợ bom đạn, vũ khí tối tân của Mỹ, lẽ nào bây giờ họ lại sợ đám “Việt gian” ăn theo cộng sản. Lẽ ra với những sai phạm có hệ thống như trên thì một số cán bộ của ban quản lý dự án Khu Công Nghệ Cao cùng với các cán bộ liên quan ở quận 9 và UBND Tp HCM phải bị truy tố ra tòa. Nhưng cho đến nay họ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, còn nhiều người dân vô tội thì phải chịu cảnh tù ngục. Bản chất bất công của xã hội đã bộc lộ rõ qua các sự việc nêu trên.
Tháng tư 2008, Thanh tra chính phủ công bố kết quả thanh tra dự án khu công nghệ cao. Trong đó nêu rõ nhiều tố cáo của người dân là có căn cứ và yêu cầu các cấp chính quyền từ quận 9 đến thành phố nhanh chóng khắc phục các sai phạm. Sau đó Thủ Tướng Chính Phủ cũng có văn bản yêu cầu chính quyền thành phố kiểm điểm, sửa chữa. Không biết chính quyền có sửa chữa các sai phạm đến đâu, chỉ biết họ tiếp tục tiến hành thu hồi đất kể cả các khu vực ngoài dự án như khu 18.75ha. Ai không giao đất cho chính quyền thì họ dùng công an, quân đội, xe pháo đủ bộ đến cưỡng chế tước đoạt. Ngày 14 tháng 10 năm 2008 chính quyền quận 9 cũng tổ chức một cuộc cưỡng chế hoành tráng như vậy. Gia đình chị Gái lập tức phát đơn tố cáo hành vi cưỡng chế trái pháp luật của chính quyền quận 9. Tuy nhiên đến nay vẫn không có kết quả gì. Bà Gái kể, ông Phan Thế Truyền đã từng đắc chí tuyên bố với bà:”Bà đi kiện đi, thắng tôi chặt bàn tay tôi đền cho bà”. Có lẽ ông ta quá biết một khi  người dân sống trong chế độ cộng sản độc tài toàn trị thì không bao giờ tìm được công lý và lẽ phải nên giọng ông ta khá hùng hồn. Ông ta không hiểu một khi chế độ này không còn tồn tại trong lòng nhân dân thì có chặt cả trăm cái đầu như ông ta cũng không đền được.
Cũng cần nói rõ thêm về công ty Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao mà ông Phan Thế Truyền làm đại diện. Vốn xưa kia ( hơn mười năm về trước) là công ty xây lắp dầu khí, thuộc ban kinh tài của thành ủy (Kinh tế đảng). Làm ăn thế nào mà thua lỗ đến phá sản. Sau đó được UBND Tp HCM “hóa kiếp” thành Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao. Tiếng là “Cao” nhưng lại rất “Thấp”. Công ty này chẳng có gì để gọi là “phát triển khu Công Nghệ Cao” cả, bởi họ có biết gì về “Công Nghệ Cao” đâu mà “Phát Triển”. Đây chỉ là một công ty kinh doanh địa ốc đơn thuần mà thôi, cái tên đặt ra chỉ để “ăn theo” dự án khu Công Nghệ Cao của nhà nước. Hiện tại họ chỉ làm dự án phân lô bán nền lại cho chính quyền để chính quyền bán lại cho dân tái định cư.
ĐÃ “ĂN THEO”, “ĂN CHỰC” LẠI CÒN MUỐN “ĂN GIỰT”, “ĂN DƠ”
Gia đình bà Gái là gia đình có truyền thống cách mạng từ thời kháng chiến chống Pháp. Ông bà nội của bà Gái là cơ sở cách mạng của các cán bộ kháng chiến. Cha bà Gái, ông Trần Văn Xê, là một du kích quân khét tiếng diệt ác ôn thời chống Mỹ, ông hy sinh hồi Mậu Thân. Hai người chú của bà Gái là các ông Trần Văn Hoảnh, ông Nguyễn Văn Xích cũng đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Bà nội bà Gái là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng Lê Thị Lãnh đã mất trong nghèo khó hồi năm 1990.
Gia đình bà Gái thuộc diện nghèo ở địa phương. Vợ chồng bà có 4 người con, hai trai hai gái. Tuy nghèo nhưng ông bà vẫn nuôi con đến nơi đến chốn. Mấy người con lớn hồi trước nghèo quá không có tiền ăn học lên cao nhưng cũng có người hết cấp hai, nay có nghề nghiệp làm công nhân nên cuộc sống cũng tạm ổn. Cô con gái út thì nay đang học cấp 3, chuẩn bị lên đại học. Bà Gái được ông Nội bà chia cho một phần đất có diện tích 1600 mét vuông ở mặt tiền đường Man Thiện. Bình thường, bà nuôi gà vịt, trồng rau để tự cung tự cấp phần nào cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày nên cũng tạm ổn. Kể từ ngày bị cưỡng chế vô “khu tạm cư”, một nơi chỉ hơn “trại tập trung” là được tự do ra vào, gia đình bà sống vô cùng khó khăn vì mất đi nguồn sản xuất. Nếu không bị quy hoạch, vợ chồng bà dự định sẽ chia cho mấy người con mỗi người một nền nhà để họ riêng an cư lạc nghiệp. Phần còn lại vợ chồng bà có thể bán hoặc cho thuê kiếm tiền an dưỡng tuổi già. Với giá đất theo thị trường khu vực này dù thời điểm nhà đất đóng băng vẫn trên 10 triệu đồng một mét vuông. Vậy mà chính quyền tính ngang tính dọc thế nào chỉ đền bù cho gia đình bà có hơn 650 triệu, một cái nền tái định cư 110 mét vuông thì phải mua lại với giá 1,2 triệu một mét vuông. Với giá đền bù rẻ mạt như vậy gia đình bà không thể tái ổn định cuốc sống. Không chấp nhận thì chính quyền đem quân đến trấn áp cưỡng chế. Cách làm như vậy tránh sao người dân không gọi là dùng súng “cướp đất“của dân?  Dùng sức mạnh công vụ tước đoạt lợi ích hợp pháp của người dân hiền lành là một tội ác không thể nào dung thứ.
Thế hệ các cán bộ cách mạng được nhân dân yêu thương che chở, nuôi dưỡng như người thân của họ. Người làm cách mạng ngày xưa chỉ biết chấp nhận hy sinh bản thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Họ không đi làm cách mạng để cầu mong vinh hoa phú quý. Họ được nhân dân cho ăn khi đói nhưng lại rất tự hào là mình “ăn chực” của dân. Bởi cái ăn đó là tình cảm yêu thương của người dân, thậm chí là xương máu. Biết bao người dân ở vùng “Bưng Sáu Xã” này bị bom đạn Mỹ là cho tan xương nát thịt khi tiếp tế cho cán bộ cách mạng? Biết bao nghiêu người dân vì tiếp tế cho cộng sản mà phải chịu tù đày mang bệnh tật? Họ có đòi hỏi sự bù đắp nào đâu? Vậy mà thế hệ tiếp nối sau này, chỉ là những kẻ “ăn theo” như ông Thắng, tên Nam,… đã làm được gì cho nhân dân lại còn tiếp tay cho bọn “ăn giựt”? Hay là họ cho rằng “ăn theo” chưa đủ nên tập tành theo thói “ăn giựt” để mau giàu, mau tiến thân? Lạm dụng quyền lực công vụ để bảo vệ lợi ích cho những kẻ “ăn giựt” của nhân dân nhằm kiếm ăn thì lại thêm tội “ăn dơ”.
Đối với Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao cũng thế. Bản chất chỉ là một công ty “ăn theo” dự án Khu Công Nghệ Cao của nhà nước mà thôi. Họ có thể đầu tư kinh doanh địa ốc để đón đầu các cơ hội mang lại từ dự án Khu Công Nghệ Cao. Nhưng họ phải sòng phẳng và rõ ràng đối với việc đền bù đất đai của người dân. Có tiền chi trả đàng hoàng cho dân thì mới gọi là đầu tư. Không tiền mà lại móc nối với các thế lực núp bóng chính quyền, lạm dụng công lực của chính quyền để tước đoạt quyền lợi hợp pháp của người dân thì gọi là “ăn giựt”, “ăn dơ” (một cách gọi nhẹ hơn của “ăn cướp”) chứ không thể gọi là đầu tư. Trong một nền kinh tế thị trường mà đất đai không bồi thường cho người dân theo cơ chế thị trường, lại dùng quyền lực công để tước đoạt thì dù có lấy được đất của họ thì cũng là “đất dơ”, không phải “đất sạch”. Người dân dù có bị tước đoạt nhưng hàng trăm năm sau chủ quyền vẫn thuộc về họ và con cháu họ. Nhà đầu tư nào sử dụng “đất dơ” thì sản phẩm họ làm ra cũng bị xem là “hàng hóa dơ” đối với thị trường thế giới. Các sản phẩm sẽ đó bị tẩy chay ở mọi nơi. Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao chắc cũng hiểu điều này. Nhưng thực chất họ có đầu tư gì đâu nên họ vẫn cứ nhắm mắt làm bừa. Sản phẩm của họ chỉ là chung cư tái định cư hoặc nền đất tái định cư được chính quyền bao tiêu có bị tẩy chay đây mà sợ. Chính vì vậy mà mới có chuyện phối hợp “ăn ý” giữa công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao và chính quyền quận 9 trong việc trấn áp nhân dân nhằm tước đoạt tài sản hợp pháp của họ như trường hợp gia đình bà Nguyễn Thị Gái nêu trên.
XỬ LÝ NGHIÊM ĐỂ TRẢ LẠI NIỀM TIN CHO NHÂN DÂN
Chính quyền hiện tại xuất phát điểm sinh ra từ xương máu của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu phục vụ. Do đó yêu cầu nghiêm ngặt đối với mọi cán bộ, nhân viên công chức là phải biết tôn trọng nhân dân. Không được phép lạm dụng công vụ để bảo kê cho kẻ mạnh, kẻ có tiền, có thế lực. Cách đối xử “cạn tàu, ráo máng” của chính quyền quận 9 đối với gia đình bà Gái, một gia đình có truyền thống cách mạng, con cháu của những liệt sĩ đã hy sinh xương máu xây dựng nên chế độ này, là cách xử sự của kẻ “ăn cháo đá bát”, kẻ phản phúc, kẻ vô ơn bội bạc. Không đúng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Cung cách đó còn mang tính phản bội lợi ích nhân dân, mãi mãi bị người đời nguyền rủa. Những sai phạm trọng việc lạm dụng quyền lực công vụ do ông Trần Văn Thắng, phó công an phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 dẫn đầu  là không thể chấp nhận. Đặc biệt là đối với Đào Khánh Nam, cần phải đuổi ra khỏi ngành công an. Hành vi côn đồ dã man của hắn chẳng những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức công chức, vi phạm quyền con người. Hành vi đá vào bụng phụ nữ đang mang thai còn vi phạm thêm “Pháp lệnh bảo vệ bà mẹ và trẻ em”, có thể truy tố hình sự. Các hành vi đó tạo nên vết nhơ cho công an quận 9. Làm xấu đi hình ảnh của người công an tận tâm tận lực phục vụ đối nhân dân. Dư luận nhân dân quận 9 đang chờ đợi các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh để trả lại niềm tin cho nhân dân đối với chính quyền quận 9 nói chung cũng như công an quận 9 nói riêng.
BÚT THÉP
(Đại diện cho các nạn nhân phường Nhơn Phú A, Quận 9, TPHCM.)