CĂN CỨ VÀ DIỄN BIẾN VỤ VIỆC MANG TÊN ÔNG NGUYỄN LÂM SÁU:
1.
Nội dung của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 của
Trung ương Đảng;
2.
Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ
Chính trị
3.
Nội dung chỉ thị của Bộ chính trị về việc thực hiện
Nghị quyết Hội nghị TW 4;
4.
Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 16/05/2012 về kết luận
của Thủ tướng tại Hội nghị về công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC;
5.
Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày
18/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả giải
quyết KN, TC;
6.
Thông báo về kế hoạch 1130/KH-TTCP ngày 01/05/2012 của
Thanh tra Chính phủ về việc kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố
cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài (528 vụ);
7.
Công văn số 1644/TTCP-VP của
Thanh tra Chính phủ ngày 02/07/2012 về việc hướng dẫn xử lý các vụ việc phức
tạp, tồn đọng, kéo dài;
8.
Tinh thần lãnh đạo và chỉ đạo của Tổng bí thư Đảng
SCVN trong các kỳ họp và Đại hội Đảng;
9.
Các công văn chỉ đạo và văn bản đôn đốc của Chính phủ
bắt buộc UBND tỉnh Đăk Lăk khẩn trương giải quyết vụ việc này đã nêu trên;
10.
Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 của Quốc Hội khóa XIII;
11.
Các văn bản và lời thừa nhận các sai phạm do các cá
nhân và tổ chức đã gây ra cho tôi và gia đình tôi của Công an tỉnh Đăk Lăk và
Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk;
12.
Những kiến nghị chính đáng của công luận, báo chí, Đài
truyền hình Việt Nam;
13.
Tình hình mới về sự chuyển biến mạnh mẽ của Trung ương
Đảng và Nhà nước trong việc chống tham nhũng - giải quyết KN, TC. Đã thật sự
chống tham nhũng là phải giải quyết KN, TC.
14.
Thanh tra chính phủ đã
đến Đăk Lăk để tiến hành rà soát các vụ trong 528 vụ khiếu kiện bức
xúc, kéo dài (Xin xem báo cáo gửi kèm số 235/BC-UBND ngày 7/11/2012
về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, đảm
bảo quốc phòng an ninh tháng 10/2012 và các nhiệm vụ trọng tâm tháng
11/2012 (Trang đầu, dòng 27: Tiếp và làm việc với Thanh tra Chính phủ
về việc rà soát, xử lý các vụ khiếu kiện kéo dài, phức tạp tồn
đọng trên địa bàn tỉnh...)
Nguồn báo cáo: http://daklak.gov.vn/portal/page/portal/daklak/chinh-quyen/bao-cao-ktxh?folder_id=2708627&item_id=9752407&p_details=1
15.
(Xin xem báo cáo gửi kèm công văn số 274/BC-UBND
ngày 4/12/2012 về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế,
xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh tháng 11/2012 và các nhiệm vụ
trọng tâm tháng 12/2012 (Trang 12: Thanh Tra, trang 13: Vụ ông Nguyễn Lâm
Sáu: Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ và Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột
đang thực hiện.)
Nguồn báo cáo: http://daklak.gov.vn/portal/page/portal/daklak/chinh-quyen/bao-cao-ktxh?folder_id=2708627&item_id=10081454&p_details=1
16.
Căn cứ báo cáo và chỉ đạo của Thanh tra Chính
phủ, trong quý I năm 2013 giải quyết xong 258 vụ (http://www.thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/TinNongMoi/View_Detail.aspx?ItemID=102
Xem đoạn Công tác giải quyết
khiếu nại tố cáo), nhưng nay kéo dài thêm đến giữa tháng 4/2013 đã
giải quyết xong 430/528 vụ việc KNTC phức tạp, tồn đọng, kéo dài (http://thanhtravietnam.vn/vi-VN/News/tintucsukien/2013/04/29579.aspx
); Và “Từ nay đến cuối
tháng 4 cần tập trung giải quyết được 50% số vụ việc còn lại. Các cục, vụ phải
giải quyết được 487/528 vụ việc. Đầu tháng 5 sẽ tổ chức Hội nghị kết thúc Kế
hoạch 1130”, Tổng thanh tra nhấn mạnh:
CÁC CÔNG
VĂN MỚI CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG:
17.
Căn cứ công
văn số 755-CV-TƯ ngày 21/8/2012 của Văn phòng tỉnh Ủy Đăk Lăk chuyển đơn
của ông Sáu, đồng thời thông báo cho biết Văn phòng TƯ Đảng có công
văn số 3023/CV-VPTW/TT ngày 6/8/2012 chỉ đạo giải quyết vụ việc.
18.
Căn cứ công văn số 7001/UBND-NC ngày 8/11/2012 của
UBND tỉnh Đăk Lăk về việc kiểm tra, rà soát, xử lý và báo cáo các
vụ khiếu kiện phức tạp, tồn đọng kéo dài theo đề xuất của Thanh tra
Chính phủ, tỉnh Đăk Lăk giao Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Công an
tỉnh, Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND TP báo cáo kết quả UBND tỉnh trước
25/11/2012. (Công văn này không gửi cho ông Sáu)
19.
Thanh tra tỉnh có công văn
số 413-TTr-TCD&XLĐT về việc đôn đốc công văn số 7001/UBND-NC ngày
8/11/2012 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc kiểm tra, rà soát, xử lý và
báo cáo các vụ khiếu kiện phức tạp, tồn đọng kéo dài. (Công văn này
không gửi cho ông Sáu)
20.
Căn cứ giấy
mời số 123/TTr ngày 17/12/2012 và biên bản làm việc với Thanh tra TP
BMT ngày 25/12/2012: Thanh tra TP BMT yêu cầu cung cấp bản chính báo cáo
số 172/BC-XKT của ông Nguyễn Ngọc Cung, trưởng phòng Thanh tra xét
khiếu tố Ủy ban Thanh tra Nhà nước tỉnh Đăk Lăk. Việc này chẳng khác
gì Công an tỉnh yêu cầu cung cấp hồ sơ gốc bắt giam, vi phạm Nghị
định 97/2007/NĐ-CP, và ý kiến của ông Sáu trong biên bản làm việc với
TT TPBMT như sau: báo cáo số 172/BC-XKT đã được lưu trữ ở nhiều cơ quan
ban ngành của tỉnh, do vậy nếu cung cấp sẽ vi phạm nghị định
97/2007/NĐ-CP.
Từ đó đến nay, nhiệm vụ được giao giải quyết
đất đai của Thanh tra TPBMT (đáng ra là của TT tỉnh) không được thực
hiện, cách đây vài ngày, ông Sáu gặp ông Tý, Chánh TT TP thì ông Tý
nói chưa giải quyết được là do “vướng” báo cáo 172 (?!).
Ông Tý tiết lộ đã có biên bản thống nhất giải
quyết giữa Thanh tra chính phủ và các cơ quan của tỉnh Đăk Lăk.
VỀ PHÍA CÔNG AN TỈNH:
Sau khi mời ông Sáu lên Công an
tỉnh “làm việc” ngày 16/7/2012 (theo giấy mời số 154 ngày 13/7/2012),
thì ông Nhạc phát biểu trên báo Tuổi trẻ ( http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/517524/Gan-nua-doi-mang-than-phan-bi-can.html
)những điều không đúng sự thật và bị phản bác tơi bời và từ đó
không trả lời phản bác của ông Sáu, kể cả báo Tuổi trẻ cũng chỉ đăng ý kiến một chiều (trái
với chỉ thị 14 14/CT-TTg ngày 18/05/2012 của Thủ tướng Chính phủ) của
công an tỉnh, mà không đăng phản hồi của ông Sáu, ví dụ:
Ông Phạm Hữu Nhạc, PGĐ CAT
|
Ông Nguyễn Lâm Sáu
|
“Việc khám xét và bắt giữ ông Nguyễn Lâm Sáu
là thực hiện đúng những quy định
của sắc luật số 02 về thẩm quyền và thủ tục bắt giam những phần tử cần tập trung cải tạo do Hội đồng chính
phủ lâm thời Miền nam Việt Nam ban hành ngày 15/03/1976”.
|
Việc bắt giam tôi xảy ra
vào năm 1985 mà sắc luật số 02 ấy đã có Nghị Quyết của Hội đồng nhà nước
CHXHCN VN số 241-NQ/HĐNN7 ngày 30/10/1982 sửa đổi sắc luật số 02-SL/76 – Quyết Nghị bãi bỏ sắc luật số 02-SL/76
ngày 15/03/1976, do Cố chủ tịch HĐNN Trường Chinh Ký.
Công an Đăk lăk sử dụng một sắc luật
đã bị bãi bỏ trước đó 03 năm để bắt giam một người vô tội mà dám cho là
đúng?! quả là không còn gì để nói! Nguyễn
Lâm Sáu hoàn toàn không phải là đối tượng những phần tử nguy hiểm cần tập
trung cải tạo
|
“Trong biên bản bắt và khám xét nhà ông Sáu
đã ghi sai lệch ngày bắt giam”
…
|
Làm
sao ông Nhạc biết và chứng minh được đó là do ghi sai lệch khi ông ấy không
phải là người trong cuộc?
Vậy theo ông Nhạc, ngày chính xác mà
Bùi Văn Hóa ghi phải là ngày nào, sai lệch bao nhiêu ngày mới đúng? Trong biên
bản bắt, khám xét, Bùi Văn Hóa phải ghi 2 lần ngày này nên không thể nào sai
lệch được! Theo ông Nhạc, ngày bắt, khám xét là ngày 14 tháng 12 năm 1985,
tức là sau đó 1 tháng để trùng với
“lệnh bắt giam và lệnh khám xét” để
cho rằng công an bắt, khám xét là có lệnh để lừa tôi và lừa cấp trên mới là
không sai lệch? Nếu như vậy mới đúng thì cái lệnh tạm tha kia cũng là cái
lệnh ảo, lại bị sai lệch ngày? Vì ngày tạm tha là ngày 21 tháng 11 năm 1985,
chẳng lẽ việc tạm tha lại xảy ra trước 23 ngày sau khi khám xét, bắt giam,
chẳng lẽ tôi bị giam -23 (âm 23) ngày? Hơn nữa, cũng chính ông Nhạc đã nói: “Đồng thời căn cứ vào việc ông bị bắt giam
quá bảy ngày để bồi thường về vật chất và tinh thần cho ông trong thời gian
này...”. Như vậy, nếu ngày bị
sai lệch thì không có chuyện tôi “bị
bắt giam quá bảy ngày” như ông Nhạc nói, mà con số 7 này phải là -23.
Chính con số “7 ngày” mà ông Nhạc
công nhận đã chứng minh điều trái ngược với lời ông Nhạc nói, rõ ràng ngày
khám xét, bắt giam không bị sai lệch!
|
“Khi vụ tàng trữ chất cấm của ông Sáu không cần
thiết phải khởi tố thì phải trả tự do cho ông kèm với các yêu cầu xử phạt
hành chính, giao địa phương kiểm điểm...”
|
Tôi
không tàng trữ chất cấm như công an cáo buộc, và nếu tàng trữ, buôn bán chất
cấm thì việc công an bắt đã đúng. Và không buôn bán, tàng trữ chất cấm nên
việc gì mà xử phạt hành chính, việc gì mà giao địa phương kiểm điểm?
|
Cơ quan Công an “ký lệnh tạm tha là áp dụng sai biểu mẫu”.
|
Chỉ
là áp dụng sai biểu mẫu thôi ư? chứ không phải là hành vi trái pháp luật?!
nếu biểu mẫu “Tạm tha” được lấy biểu mẫu “tử hình” để thay thế thì có phải là
do áp dụng sai biểu mẫu không? Công an bắt giam không biết đọc và không biết
viết mà có thể là người thi hành pháp luật?
|
“Chúng tôi không thể thực hiện được những yêu cầu bồi thường này của
ông Sáu vì ông bị bắt giữ là đúng luật thời đó và ông chưa từng bị khởi tố bị
can”...;
|
Như đã phân tích ở
trên, công an đã bắt tôi sai luật. Vậy sai luật thì công an tỉnh có thực hiện được những yêu cầu bồi thường này
của tôi được không?
- Tôi chưa bao giờ bàn bạc hoặc thương lượng về bồi
thường thiệt hại với Công an tỉnh. Bởi lẽ công an tỉnh chưa làm các thủ tục
pháp lý cần thiết để làm cơ sở cho việc bồi thường đó (Các thủ tục đó bao
gồm: văn bản nhận sai, không thể chỉ nhận sai bằng miệng, quyết định hủy bỏ
vụ án vì đã nhận sai thì phải hủy bỏ) nếu không có các thủ tục pháp lý ấy thì
không biết vì sao nhà nước phải bồi thường và bồi thường cho ai. Do đó ý kiến
từ chối bồi thường của ông Nhạc là vô căn cứ. Báo Công Lý số 14 (611), ngày
18/02/2009 của tác giả Đỗ Văn Chỉnh (Nguyên Chánh Thanh tra Tòa án Nhân dân
tối cao) với tự đề: “Công an tỉnh Đăk Lăk: Cần làm tiếp thủ tục
pháp lý để bồi thường cho ông Nguyễn Lâm Sáu” đã phân tích rất rõ vụ
này.
Đã đúng luật thì sao không xét xử?
Đúng luật sao không có lệnh bắt? Sao không có phê chuẩn của viện kiểm sát?
Sao không có chính quyền địa phương
xác nhận?
-
Đúng luật thời đó là luật nào? Luật rừng hay luật riêng của bọn tham nhũng đề
ra? Như trên đã nói, sắc lệnh 02-SL/76
đã bị bãi bỏ.
Thời
điểm năm 1985 đã có hiến pháp năm 1980 và bộ luật hình sự năm 1985. Các điều
69,71,72,73 của hiến pháp này đã quy định rất rõ ai có thể bị bắt giam. Hành
vi phạm pháp của Công an tỉnh Đăk Lăk là đơn phương một mình muốn bắt ai thì
bắt, muốn giam ai thì giam, muốn tịch thu tài sản là tịch thu, muốn giết ai
là giết, không cần Viện kiểm sát, không cần ai cả
|
“Ông Sáu chưa từng bị khởi tố bị can”
|
Can
tội gì mà có thể khởi tố? “Bị can” là do cơ quan công an đơn phương tự mình
cáo buộc cho tôi. Chưa từng khởi tố sao công an lại dám gọi tôi là “bị can”,
và chưa từng khởi tố bị can sao lại bắt giam tôi? Trong hai văn bản hồ sơ gốc
(biên bản bắt, khám xét và lệnh tạm tha) có tất cả 13 (mười ba) từ “bị can”
được nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại, thế không phải “bị can” thì là gì? Từ năm
1985 đến nay 2012 không phải là 27 năm thì là bao nhiêu? Và có thể vụ việc
còn kéo dài hơn nữa, phải chăng vì chống tham nhũng mà tôi sẽ là kẻ bị can
suốt đời. Như thế thử hỏi ở Việt Nam có ai còn dám chống tham nhũng?!
|
“Vụ việc đã diễn ra quá lâu nên hết thời hiệu”
|
Căn
cứ luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước năm 2010, thời hiệu được quy định như
sau: Là 2 năm kể từ ngày có văn bản
xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Công an tỉnh
và Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk đã nhận sai nhưng chưa hề có văn bản xác định
hành vi trái pháp luật về việc bắt giam tôi do đó chưa có giây phút nào khởi
đầu cho thời hiệu bồi thường thiệt hại trong vụ việc này, làm sao có thể nói
là hết thời hiệu được?
|
“...Đồng thời căn cứ vào
việc ông bị bắt giam quá bảy ngày để bồi thường về vật chất và tinh thần cho
ông trong thời gian này...”
|
Trái với Luật trách nhiệm bồi thường của
nhà nước, Thông tư liên tịch số: 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-
BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 2/11/2012 về việc hướng dẫn thực
hiện Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng
hình sự
|
|
Xem thêm
phản bác của ông Sáu
|
VÀ VỤ VIỆC VẪN CHƯA HỀ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT.
Để giải quyết riêng việc oan sai, cần có thời gian và thương
lượng, vì vậy thời hạn giải quyết đã hết, và thời gian gia hạn thêm
cũng đã gần hết, mà Công an tỉnh Đăk Lăk chưa hề giải quyết được nội
dung khiếu nại gì!
Các nội dung khiếu nại khác cũng chưa hề được giải quyết!
Ngoài ra, còn phát sinh việc
bồi thường đất đai dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 14. Năm 2011 và
tháng 11 năm 2012, Trung tâm phát triên quỹ đất 3 lần gửi thông báo chỉ
bồi thường cây cối, hoa màu trên đất với số tiền 4.756.120 (cây cối,
hoa màu mọc trên đất của ai, sao lại bồi thường cho ông Sáu???). Ngày
8/4/2013, Trung tâm này lại gửi giấy báo nhận số tiền bồi thường, hỗ
trợ là 173.400.000 đồng mà không nói rõ là bồi thường đất hay hoa
màu. Ngoài ra, TT không hề cung cấp cho gia đình Quyết định thu hồi
đất, gồm biên bản đo đạc có xác nhận của gia đình, diện tích đất,
giá bồi thường... theo Nghị định 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính
phủ. Đất của ông Sáu có đầy đủ điều
kiện để được bồi thường 100% chứ không hỗ trợ.
Căn cứ Quyết định số
01/2012/QĐ-UBND tỉnh Đăk Lăk thì giá đất bồi thường tại thời điểm này, ở khu
vực này là 4.000.000 đồng/m2.
- Theo đó, diện tích đất
bị thu hồi của tôi sẽ là: = 43.35 m2
- Vì chiều dọc (song song
với mặt đường) thuộc đất bị thu hồi của tôi tại hiện trường là đúng 11 mét, do
đó chiều ngang của diện tích đất bị thu hồi theo TTPTQĐ sẽ phải là = 3,94 mét.
Xin được hỏi: Để mở
rộng quốc lộ 14, có phải ở chỗ này chỉ cần mở rộng thêm 3.94 mét???
Trong khi đó các nhân
viên trắc đạc đã cắm mốc thực tế độ sâu ấy là 12 mét (?).
Nếu đường mở rộng 12 mét
thì tổng diện tích đất bị thu hồi sẽ phải là 12m x 11m = 132 m2, từ
đó, số tiền phải bồi thường cho gia đình tôi sẽ phải là:
132m2 x
4.000.000đ = 528.000.000 đồng.
So sánh sự chênh lệch
giữa hai số tiền bồi thường nói trên là:
528.000.000 đ -
173.400.000đ = 354.600.000đ. Đó là một số tiền không nhỏ! Chưa kể bồi thường
cây cối, hoa màu.
KẾT LUẬN
Mặc dù có sự chỉ đạo nhiều lần của các cơ quan chức năng, phó
Thủ tướng đã 2 lần chỉ đạo, và lần này Thủ tướng CP đã chỉ đạo
đích danh (vụ này thuộc 528 vụ tồ đọng, bức xúc, kéo dài), chỉ đạo
của Thanh tra chính phủ giải quyết dứt điểm 528 vụ dứt điểm, hợp
tình, hợp lý, không để công dân tiếp tục khiếu kiện sau khi giải
quyết, và đã có biên bản thống nhất giải quyết, mặc dù công luận
lên tiếng tối đa, mặc dù Nghị quyết 4 của TW Đảng đã và đang được
thực hiện quyết liệt, vụ việc mang tên ông Nguyễn Lâm Sáu, đến thời
điểm này (24/4/2013) vẫn chưa hề được giải quyết, năm nay đã là năm
thứ 28 ông Sáu phải chịu thân phận bị can oan sai.
Nguyễn Lâm Sáu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét