Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Dân liên tiếp biểu tình vì bị cướp đất !


Từ ngày 28/3/2014 đến hôm nay là 30/3/2014 :chỉ trong vài ngày thôi mà đã có tới 6 cuộc biểu tình lớn...(chỉ toàn là chuyện "Cướp đất" của dân!)
1-) Ngày 28/3/2014:Nhân dân Đồng nai dã kéo hàng trăm người về biểu tình ở Sài gòn phản đối thu hồi đất ở Sông Ray.
2-) Ngày28/3/2014: Tại Quỳnh lưu Nghệ an:Hàng ngàn người dân tập trung biểu tình "Phản đối cưỡng chế"
3-) 28/3/2014: Tại Ninh thuận cũng hàng ngàn người dân biểu tình phản đối khai thác Titan.
4-) 28/3/2014 : Tại Đại từ Thái nguyên hàng ngàn người dân kéo ra "Giữ đất" ở dự án Núi pháo...Có người dân đã "khỏa thân" để tỏ sự Uất ức căm thù !!!
5-) 28/3/2014 : Nhân dân Dương nội (Hà đông) đã kéo đến trụ sở của thanh tra Bộ công an và đến công an quận Hà đông để đòi trả lời về ông Miên và ông Sang bị bắt cóc ,rồi đưa đến bệnh viện và công an đã nói là 2 ông đã "Cắn Lưỡi tự tử"???
6-) Đêm 29/3/2014 :Toàn dân Dương nội lại tập trung ở trụ sở công an quận Hà đông để đòi trả lời về tính mạng của 2 người dân Dương nội bị bắt cóc.???
Nhân dân cứ nhịn đói mà lao động ,"còng lưng đóng thuế" nuôi cán bộ để chúng thả sức đi "CƯỚP ĐẤT" !!! Chúng ta có thể ngồi yên mà bưng bát cơm được nữa không???

Hàng trăm dân Dương nội đang bao vây đồn công an quận Hà đông !

   Bà con Dương nội cho biết : hiện có hàng trăm người đang bao vây đồn Hà đông sau khi chiều nay công an báo cho gia đình hai ông già bị bắt cóc hôm kia - như tôi đã đưa tin - họ báo rằng hai ông này "tự tử " nên phải đưa đi viện cấp cứu !
  Đồn công an Hà đông từng đánh chết người của làng Cầu đơ cách đây mấy năm khi anh này bị cáo buộc là " bẻ gương xe ô tô " ở Văn quán.
 Hiện dân đang bao vay đồn để làm rõ vụ việc, người nhà hai ông già bị bắt cóc này cũng đang kéo đến để yêu cầu làm rõ.

Tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức về vụ việc nghiêm trọng này...

Hình ảnh mới cách đây vài ngày, tiếp tục cướp đất ...

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Vụ VTV vẫn tiếp tục chìm xuồng ?

  Một số cán bộ, cựu cán bộ công nhân viên thuộc VTV gửi hồ sơ tố cáo, khiếu nại về vụ việc tham nhũng, sai phạm tiêu cực tại dự án Đài truyền hình Việt nam, nhờ chủ blog đăng tải để công luận được rõ.
  Vụ việc kéo dài đã lâu nhưng chưa được giải quyết thấu đáo, các công dân vẫn đang tiếp tục gửi đơn từ, hồ sơ khiếu nại, tố cáo đến nhiều nơi để yêu cầu được giải quyết.


CÂU CHUYỆN TÂY NGUYÊN Phần 2/2: GIA TÀI CỦA MẸ (!)


 Sau 15 năm thành lập, Nông trường Đăk Ngo đã thu về từ 300 hộ dân hàng trăm tỷ đồng.
Đọc con số ấy, những ai chưa từng đặt chân tới nơi này hẳn nghĩ một vùng đất màu mỡ với những vườn cà phê, điều đem lại cho 300 hộ dân này một cuộc sống không đến nỗi nào. Nhưng với những hình ảnh này, bạn nghĩ gia tài của họ, cuộc sống của họ thế nào?
  Hãy hình dung khoản thu hàng trăm tỷ với âm mưu cướp nốt những "gia tài: này để đẩy 300 hộ dân vào cảnh "sống vô gia cư, chết vô địa táng" thì Tổng công ty Cà phê Việt Nam cùng chính quyền Đăk Nông đã và đang đại diện cho ai? 
 Hơn một ngàn con người nơi đây đang rất cần sự lên tiếng của bạn chỉ để mong giữ lại chốn nương thân, hi vọng tìm được lối thoát để sống qua ngày!

FB Nhat Nam

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Nóng - dân Dương nội bao vây viện kiểm sát vì công an bắt người trái luật !

  Từ 3 giờ chiều nay, gần năm chục bà con Dương nội đã kéo đến viện kiểm sát chỗ Cầu đen Hà đông để yêu cầu làm rõ vụ việc hai công dân Dương nội là Trần Văn Miên, Và Trần Văn Sang bị công an Hà đông bắt cóc chiều hôm qua khi đang trên đường đi làm. Hai ông này đi bằng xe đạp điện.
  Mãi tận 9 giờ đêm thì công an  tới nhà ông Sang gửi thông báo cho chính quyền và gia đình ông sang biết ông ...Miên đã bị bắt theo lệnh của phó trưởng cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Hà đông là Nguyễn Duy Hùng ký.
 Bắt cóc hai ông già ngoài đường, sau đó tới nhà ông Sang để thông báo việc bắt ông Miên - cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Hà đông làm ăn bởi những người có trình độ, có hiểu biết pháp luật, có làm đúng pháp luật ?
  Chiều nay bà con Dương nội kéo đến công an quận thì họ đuổi, bà con kéo sang viện kiểm sát để làm rõ thì đại diện của viện này lại yêu cầu bà con phải ...có đơn !

 Đó là cách mà chính quyền đang làm thuê cho dân thời nay đó : lén lút, bắt cóc dân, lấp liếm, trốn tránh trách nhiệm và thái độ "ăn cháo đá bát " với dân.

   Hiện bà con vẫn đang tập trung ở cổng viện kiểm sát, gần truyền hình Hà đông, tôi sẽ theo sát và làm rõ vụ này, nhưunxg việc làm ngang ngược và coi thường dân của công an Hà đông phải được đư ra ánh sáng và công luận để nhân dân thấy rõ. 
 Dạo trước, họ còn ký lệnh bắt cả trẻ em sơ sinh vào tù với mẹ, báo chí phải vào cuộc thì hai mẹ con cô ở Hoà Bình  mới được về sau khi đã ở trong trại giam mấy tháng, thật bỉ ổi !


Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Tham nhũng nghiêm trọng về đất đai tại Phương tú ( tiếp theo )

   Kể từ khi chúng tôi nhận được văn bản của UBND TP Hà nội do Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh ký ngày 20 tháng 11 năm 2013 tới nay đã hơn ba tháng nhưng chưa hề nhận được văn bản nào của huyện Ứng hoà trả lời Thành phố và các công dân xã Phương tú về kết quả điều tra, làm rõ những sai phạm nghiêm trọng về đất đai tại xã này. 
  Mới đây, chúng tôi lại tiếp tục nhận được đơn tố cáo của công dân tại thôn Dương Khê gửi nhờ đăng tải về các nội dung sai phạm, có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng tại thôn đang gây nóng dư luận, các nội dụng cơ bản như sau :
 - Thôn Dương Khê không rõ được bảo kê của cấp nào, đã bán rất nhiều đất đai khu đất của nhà trẻ, ao qui hoạch ao sen khu nghĩa trang liệt sỹ của xã.
- Bán đất canh tác lấy danh nghĩa lấy tiền để xây nhà văn hoá thôn. Tính đến thời điểm này, nhà văn hoá thôn đã được đưa vào sử dụng gần 4 năm mà chính quyền vẫn chưa có thông báo công khai về quyết toán chi phí xây dựng cho nhân dân biết. Trong khi cùng lúc với việc xây nhà văn hoá thì trưởng thôn và chủ nhiệm cũng xây nhà tầng với đầy đủ tiện nghi !
  Chúng tôi cũng được các công dân xã Phương tú cho biết : mới đây công an huyện Ứng Hoà đã về các thôn để điều tra về các nội dung đã được công dân tố cáo, trong đó có việc sai phạm lớn về thu tiền số lùi của các hộ trong xã đang sử dụng đất mặt đường 75.
 Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải các kết luận đièu tra của công an Huyện sau khi có văn bản chính thức của Ứng Hoà trả lời công dân và UBNDTP Hà nội .




   Phó chủ tịch Hà nội Vũ Hồng Khanh chỉ đạo huyện Ứng Hoà điều tra làm rõ vụ tham nhũng đất đai nghiêm trọng tại xã Phương tú : 847 xuất đất bị cán bộ xã lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm dụng, bán trái phép ...

Mời xem thêm bài phóng sự điều tra trên báo của Thành uỷ Hà nội :

Bán đất trái thẩm quyền: Không lẽ phép vua vẫn thua lệ làng? 

  (HNM) - Là một vùng quê thuần nông yên bình, song vài năm gần đây, dư luận ở xã Phương Tú (Ứng Hòa) lúc nào cũng râm ran bàn tán chuyện hàng trăm suất đất công đã bị cán bộ thôn, xã ngang nhiên bán trái thẩm quyền.

Nghiêm trọng hơn, phần lớn số tiền thu được, lãnh đạo xã đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới để ngoài sổ sách để "giao dịch". Ao lớn, ao nhỏ, thùng vũng và cả đất canh tác… miễn là có vị trí bám mặt đường đều đã bị các cán bộ này tìm cách "bán" đứt cho người dân. Không chỉ vi phạm về quản lý đất đai và tài chính ngân sách, các cán bộ này còn có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Tiền bán đất để... tiếp khách

Địa giới hành chính xã Phương Tú nằm liền kề thị trấn Vân Đình, có trục đường liên huyện chạy qua nên đất đai ở đây có giá trị khá cao. Cũng chính vì thế, nơi đây đã nảy sinh hàng trăm sai phạm trong công tác quản lý đất đai. Vụ việc chỉ thực sự vỡ lở khi một số trưởng thôn liên quan trực tiếp đến việc bán đất trái thẩm quyền đã tố cáo các vi phạm trên địa bàn toàn xã. Chỉ riêng thôn Ngọc Động, nơi đất được coi là có giá trị thấp hơn so với 6 thôn khác của xã nhưng việc bán đất diễn ra khá rầm rộ.
 
Khu Ao Ươm, thôn Ngọc Động không có vi phạm, nhưng được hợp thức để xử lý theo Nghị định 84.
Khu Ao Ươm, thôn Ngọc Động không có vi phạm, nhưng được hợp thức để xử lý theo Nghị định 84.

Qua thông tin do ông Lê Hồng Phung, nguyên Trưởng thôn Ngọc Động (từ năm 1996 đến 2011) và một số trưởng thôn khác của xã Phương Tú cung cấp cùng với việc thu thập thêm những tài liệu liên quan, chúng tôi được biết: Tháng 8-2008, UBND xã Phương Tú mở hội nghị với nội dung xây dựng Nhà văn hóa thôn Ngọc Động, kinh phí lấy từ nguồn xử lý vi phạm đất ở thôn theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ. Sau cuộc họp này, ông Phung báo cáo với Ban Chi ủy thôn Ngọc Động, sau đó Chi bộ thôn họp, ra nghị quyết về việc rà soát để xử lý các trường hợp lấn chiếm đất, cho hợp thức việc sử dụng đất ở khu Ao Ươm. Điều đáng nói là trên thực tế, khu Ao Ươm vẫn là ao đang cho người dân nhận thầu để thả cá, không ai lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích. Sau đó, Trưởng thôn Ngọc Động đọc công khai trên hệ thống loa truyền thanh việc bán đất, với giá từ 380.000 đồng đến 500.000 đồng/m2. Kết quả, 28 hộ bốc thăm được 29 suất với tổng diện tích 4.483m2 và số tiền phải thu là hơn 2,2 tỷ đồng. Sau khi bán đất ở khu Ao Ươm, thôn Ngọc Động tiếp tục chuyển sang bán đất ở khu Lưỡi A. Cũng bằng cách ra nghị quyết, thông báo trên loa truyền thanh, thôn Ngọc Động đã tổ chức đấu thầu và xét giao 17 suất đất ở khu Lưỡi A có diện tích 1.192m2 với số tiền thu về hơn 2,1 tỷ đồng. Điều rất lạ là trong số 17 hộ này có suất 43m2 được "biếu" cho một cán bộ địa chính xã dưới hình thức mượn tên người khác để che mắt người dân (lô đất đứng tên ông Nguyễn Văn Oanh - hiện chưa nộp tiền sử dụng đất). Với hàng nghìn mét vuông đất ở hai khu Ao Ươm và Lưỡi A đã chia thành hơn 40 suất đất ở và hiện nay diện tích này vẫn là đất canh tác, không ai lấn chiếm nhưng vẫn được UBND huyện Ứng Hòa phê duyệt phương án thu tiền sử dụng đất đối với 33 suất để hợp thức thành đất ở theo Nghị định 84? Trên thực tế, tổng số tiền thu được từ việc bán đất là hơn 4,3 tỷ đồng, trong đó thu về Quỹ HTX Nông nghiệp Ngọc Động hơn 3,5 tỷ đồng, số còn lại nộp về UBND xã hơn 837 triệu đồng.

Trong khi số tiền thu về quỹ HTX đã được chi dùng để xây nhà văn hóa, làm đường… thì số tiền thu về UBND xã đã bị các ông Lê Văn Tú - Chủ tịch UBND xã (nhiệm kỳ 2004-2011), ông Nguyễn Đức Nhị - Phó Chủ tịch UBND xã (nhiệm kỳ 2004-2011), ông Lê Văn Lân - cán bộ địa chính xã, Vũ Xuân Tiệp - nguyên kế toán ngân sách xã bàn nhau chỉ ghi phiếu thu 61.150.000 đồng, số tiền còn lại hơn 776 triệu đồng, 3 cán bộ này để ngoài sổ sách và sử dụng hết để "tiếp khách, giao dịch"?!

Ghi lệch hồ sơ để hợp thức hóa việc bán đất

Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ lấn chiếm, cấp đất trái thẩm quyền. Tại xã Phương Tú, mặc dù việc bán đất trái thẩm quyền diễn ra từ năm 2000 đến 2009, nhưng để hợp thức thời gian lấn chiếm đất trước ngày 15-10-1993 và từ 15-10-1993 đến 30-6-2004 như quy định Nghị định 84, lãnh đạo xã chỉ đạo các thôn lập hợp đồng giao khống đất ở lâu dài cho các hộ. Các hợp đồng này ghi thời điểm từ đầu những năm 2000 và phiếu thu tiền được viết lùi thời gian về năm 2000. Thậm chí, để phù hợp với đơn giá đất quy định của Nhà nước, số tiền ghi trong các phiếu thu đều thấp hơn nhiều lần so với số tiền các hộ đã nộp trên thực tế. Dựa trên các hồ sơ khống đó, ngày 14-11-2008, Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa ban hành Quyết định 89/2008/QĐ-UBND, phê duyệt phương án thu tiền sử dụng đất của 921 hộ là những hộ lấn chiếm, cấp trái thẩm quyền đất ở xã Phương Tú theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Dư luận nhân dân cho rằng, ngoài các suất đất các thôn bán công khai, sẽ còn không ít các suất đất do cán bộ và lãnh đạo xã "âm thầm" bán mà người dân không biết. Do đó, 33/45 hộ được lập hồ sơ khống để đủ điều kiện hợp thức theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP ở thôn Ngọc Động chỉ là phần nổi so với hàng trăm suất đất đã bị bán.
 
Hàng trăm suất đất "cho mượn", bám mặt đường 428A ở thôn Động Phí đã thành nhà kiên cố.
Hàng trăm suất đất "cho mượn", bám mặt đường 428A ở thôn Động Phí đã thành nhà kiên cố.

Việc bán đất trái thẩm quyền không chỉ xảy ra ở riêng thôn Ngọc Động mà còn tồn tại ở hầu hết các thôn còn lại trên địa bàn toàn xã. Dẫn chứng cho việc này, một bản danh sách "cho mượn đất 20 năm, thời hạn từ năm 1994-2014" ở thôn Động Phí của UBND xã Phương Tú đã được cung cấp cho phóng viên. Theo đó, trên thực tế, trong hợp đồng mượn đất các hộ chỉ được sử dụng khoảng 20m2 đất bám mặt đường 428A và được xây dựng tạm thời để mở dịch vụ nhưng đến nay tất cả các diện tích này đều đã tăng lên hàng chục mét vuông do người dân lấn chiếm và xây nhà cao tầng. Hiện tại, cả một diện tích lớn đất ao, dài hàng trăm mét bám mặt đường đã thành khu dân cư sầm uất từ lâu. Nhưng để được sử dụng vượt số diện tích giao theo hợp đồng, UBND xã đã thu tiền của các hộ và số tiền này được sử dụng ra sao, vào túi của ai thì chỉ "người trong cuộc" mới biết.

Chúng tôi được biết, trước khi Quyết định 89/2008/QĐ-UBND được ban hành đã có một tổ công tác của huyện Ứng Hòa về kiểm tra, rà soát hồ sơ các trường hợp được xử lý theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Vậy tại sao những vi phạm với khối lượng đồ sộ đến vậy lại được bỏ qua? Để làm rõ những nghi vấn này, chúng tôi đã liên hệ với ông Lê Đình Trường, Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa, song ông Trường chỉ dẫn phóng viên liên hệ với ông Lê Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa vì "ông Hà đang chỉ đạo việc này". Tuy nhiên, khi liên hệ với ông Hà, ông Hà lại lảng tránh: "Vụ việc ở xã Phương Tú đã chuyển cơ quan điều tra, phóng viên liên hệ làm việc với anh Hiền là Chánh Văn phòng UBND huyện, là người phát ngôn với cơ quan báo chí". Rất tiếc, khi chúng tôi đến UBND huyện Ứng Hòa thì ông Trần Văn Hiền không có ở phòng làm việc, khi gọi điện và nhắn tin đến số điện thoại của ông Hiền, "người phát ngôn" cũng không trả lời.

Được biết, những vi phạm trong công tác quản lý đất đai đối với 45 suất đất bán trái thẩm quyền ở thôn Ngọc Động đã được huyện Ứng Hòa chuyển cơ quan điều tra. Kết luận số 03/KL-UBND của UBND huyện Ứng Hòa ngày 9-1-2014 cũng khẳng định: "Việc giao đất trái thẩm quyền của thôn Ngọc Động, xã Phương Tú tại hai khu Ao Ươm và Lưỡi A, việc quản lý sử dụng số tiền thu từ việc giao đất trên có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý đất đai và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Người dân cho rằng, số vi phạm chuyển cơ quan điều tra chỉ là một phần rất nhỏ và hơn 900 suất đất được hợp thức theo Nghị định 84 cũng chưa đầy đủ so với số đất bị bán trên thực tế.

Để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, xóa bỏ định kiến "phép vua thua lệ làng" bấy lâu nay, chúng tôi kiến nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Ứng Hòa) nhanh chóng điều tra và sớm đưa ra kết luận về vụ việc này.
Minh Thúy - Duy Biên
http://m.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phong-su-Ky-su/669588/ban-dat-trai-tham-quyen-khong-le-phep-vua-van-thua-le-lang

Sao mà nhục mãi thế này ?

http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/599986/tiep-vien-vietnam-airlines-bi-bat-tai-nhat.html

Tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật

26/03/2014 17:59 (GMT + 7)
TTO - Ngày 26-3, truyền thông Nhật Bản dẫn lời cảnh sát nước này nói cảnh sát đã bắt giữ một nữ tiếp viên hàng không 25 tuổi của Vietnam Airlines với nghi ngờ cô xách lậu hàng ăn cắp về Việt Nam.
Hãng tin Kyodo cũng cho biết văn phòng của Vietnam Airlines ở Tokyo cũng bị lục soát.
Sở cảnh sát thủ đô nói họ nghi ngờ khoảng 20 nhân viên của Vietnam Airlines liên quan đến vụ xách hàng lậu và đã yêu cầu 5 trong số các nhân viên trên đến sở trình diện. Năm người (bao gồm 1 cơ phó và 4 tiếp viên) hiện đang không có mặt ở Nhật.
Cảnh sát cho biết tiếp viên bị bắt (tên Nguyen Bich Ngoc) đã bác bỏ mọi cáo buộc, nói rằng cô không biết những món hàng quần áo là đồ ăn cắp. Vào tháng 9 năm ngoái, tiếp viên này cũng bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp trị giá 125.000 yen trên chiếc xe buýt chở phi hành đoàn từ một khách sạn ở Osaka đến sân bay quốc tế Kansai. Nữ tiếp viên bị cáo buộc xách hàng lậu theo yêu cầu của một phụ nữ người Việt (30 tuổi) ở Nhật, đã bị truy tố vì mua hàng ăn cắp.
Kyodo cho biết, tiếp viên Nguyen Bich Ngoc bị cáo buộc xách lô hàng lậu trị giá tổng cộng 3 triệu yen lên máy bay và nhận tiền công vận chuyển từ tháng 6 năm ngoái.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, người phát ngôn của Vietnam Airlines xác nhận VNA đã được thông báo thông tin này và sẽ phản hồi.
VIỆT PHƯƠNG - LÊ NAM

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

“Tiền bôi trơn, lại quả đang rút ruột đường sá Việt Nam”

http://dantri.com.vn/su-kien/tien-boi-tron-lai-qua-dang-rut-ruot-duong-sa-viet-nam-853935.htm

(Dân trí) - “Do bị rút ruột lấy tiền bôi trơn, lại quả nên đường sá Việt Nam đắt gắp đôi, gấp ba Mỹ, Trung Quốc. Điều đó cho thấy dù bộ máy rất đồ sộ, hệ thống luật pháp rất ghê nhưng vẫn bất lực trước tham nhũng!”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá cao phản ứng nhanh của Bộ GTVT qua việc đình chỉ cán bộ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để làm rõ những lùm xùm liên quan đến nghi án “lại quả” hơn 16 tỷ đồng thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội (Yên Viên - Ngọc Hồi).
Dự án càng to tham nhũng càng lớn

" Bôi trơn" - bằng mấy chục cây cầu treo ?

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/167088/vu--boi-tron--2-8-trieu-do--ban-noi-chinh-se-vao-cuoc.html

Vụ 'bôi trơn' 2,8 triệu đô: Ban Nội chính sẽ vào cuộc

Cơ quan điều tra cần chủ động vào cuộc ngay mà không đợi UBND TP.HCM chuyển hồ sơ.
Ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng ban Nội chính Trung ương cho biết đã nhận được thông tin qua đọc báo Pháp Luật TP.HCM và sẽ khẩn trương chỉ đạo xác minh. Trong khi đó, một lãnh đạo UBND TP.HCM nói đây là thông tin “động trời”.
Ban Nội chính sẽ khẩn trương vào cuộc
Chiều tối 24-3, trao đổi với PV báo Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại liên quan đến thông tin một công ty nói đã bôi trơn 2,8 triệu USD cho các cơ quan tại Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương cho biết: “Tôi đã đọc thông tin trên báo Pháp Luật TP.HCM về vụ việc “bôi trơn” trên. Hiện tôi đang đi công tác các tỉnh và sẽ khẩn trương về Hà Nội để yêu cầu các cơ quan liên quan làm rõ tính xác thực vụ việc được cho là có dấu hiệu “bôi trơn” nghiêm trọng này! Báo chí cứ bình tĩnh, Ban Nội chính Trung ương sẽ vào cuộc và đề nghị các cơ quan liên quan vào cuộc xác minh, giải trình”.
Khi PV đặt câu hỏi về việc Ban Nội chính Trung ương đã nhận được thông tin nào về vụ việc này từ trước đó chưa, “Tôi chưa nhận được, mới đọc trên Pháp Luật TP.HCM thôi nhưng đây là cơ sở và tôi sẽ yêu cầu các cơ quan liên quan vào cuộc khẩn trương vụ việc này. Tôi đã nói là nhà báo cứ bình tĩnh, Ban Nội chính Trung ương sẽ vào cuộc ngay” - ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh.
dự-án-sing-việt, khu-đô-thị, tham-nhũng, ban-nội-chính-trung-ương, diều-tra, hối-lộ,
Dự án Sing Việt mới chỉ là… mô hình nhưng đã kéo theo nó một vụ kiện hành chính và nghi án động trời “bôi trơn” 2,8 triệu USD. Ảnh: ÁI NHÂN 

Đây là thông tin “động trời”
Ngày 24-3, liên quan đến việc UBND TP bị kiện và thông tin “bôi trơn” 2,8 triệu USD cho các cơ quan ở Hà Nội, khoản phí tư vấn 300.000 USD mà Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Chánh nhận, một lãnh đạo UBND TP chia sẻ quan điểm cá nhân:
“Vụ việc “lùm xùm” này có thể nói phát sinh từ việc thay đổi người đại diện công ty. Khi tháng 12-2011, UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ hai thì người đại diện Công ty Sing-Việt bị đổi từ người Singapore sang người Malaysia. Công ty thành viên là St. Martin’s Properties (viết tắt SMP, công ty Singapore) khởi kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP.HCM cho rằng sự điều chỉnh này là bất hợp pháp vì không được sự đồng ý từ các công ty thành viên.
Vị lãnh đạo này cho biết: “Việc điều chỉnh giấy phép thì trình tự không có gì khuất tất. Tuy nhiên, khi thay đổi người đại diện công ty thì quyền lợi của các cá nhân liên quan bị ảnh hưởng. Về thông tin chi phí gửi cho các cơ quan ở Hà Nội 2,8 triệu USD thực hư thế nào cần phải làm rõ. Có thể họ đã bỏ tiền ra để lo nhưng giờ thay đổi người đại diện nên họ thiệt hại rồi tố ngược. Việc này phải chờ cơ quan chức năng xác minh làm rõ thì mới kết luận cụ thể.
Trong những năm qua TP.HCM đã có rất nhiều chính sách và tạo điều kiện tối đa cho các DN đầu tư, không có gì cản trở hay làm khó DN kinh doanh đúng theo quy định pháp luật. Việc “bôi trơn” là một thông tin “động trời” cần phải làm rõ để đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch” - vị này chia sẻ.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân: Sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc
Liên quan đến phản ánh của báo Pháp Luật TP.HCM về việc xuất hiện tài liệu nghi vấn “2,8 triệu USD đã gửi các cơ quan ở Hà Nội” “bôi trơn” trong dự án đô thị Sing Việt, ông Lê Hoàng Quân cho biết vụ việc trên thuộc lĩnh vực phân công quản lý của hai phó chủ tịch UBND TP.HCM là ông Nguyễn Hữu Tín và ông Lê Mạnh Hà.
Pháp Luật TP.HCM đặt câu hỏi về trách nhiệm của UBND TP.HCM vừa là bị đơn trong vụ án hành chính, vừa phải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chống tham nhũng, thất thoát trong đầu tư, khi tòa án kiến nghị UBND phải làm rõ nghi vấn “bôi trơn” (liên quan đến một số cơ quan ở Hà Nội) thì UBND xử lý ra sao? Ông Lê Hoàng Quân cho biết hiện nghi vấn trên mới chỉ là tài liệu, lời khai một phía nhà đầu tư. Thành phố sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành làm rõ, nếu có chứng cứ, cơ sở thì vụ việc tiếp tục trải qua quy trình điều tra, tố tụng theo quy định.
PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng (CECODES): Môi trường đấu thầu chưa lành mạnh
Tham nhũng vặt xuất hiện thường xuyên ở cấp cơ sở và thường do người dân phát hiện. Còn tiêu cực, tham nhũng xảy ra ở cấp cao hơn chủ yếu do từ bên trong phát hiện ra. Chẳng hạn như ở vụ việc này thông qua vụ khiếu kiện hành chính mới bị lộ nghi vấn “bôi trơn”. Hay như trường hợp công ty Nhật hối lộ quan chức Việt Nam thông tin lộ ra từ phía bên Nhật.
Qua câu chuyện này cho thấy môi trường đầu tư, đấu thầu của chúng ta hiện không được lành mạnh, chưa sòng phẳng. Ở Nhật hay một số nước cũng có câu chuyện như vậy nhưng chỉ mang tính cá biệt còn ở ta đây không phải là lần đầu, chỗ này chỗ kia đều có câu chuyện “bôi trơn”, “hoa hồng”, “lại quả” nên không có gì ngạc nhiên.
Câu chuyện này trở thành hệ thống cũng giống như ở một số trường hợp muốn học phải đưa phong bì cho cô giáo, muốn chữa bệnh phải có phong bì cho bác sĩ. Có điều người ta sửng sốt là vì giá trị “bôi trơn” ở tham nhũng vặt chỉ vài trăm, vài triệu đồng còn “bôi trơn” làm dự án lên đến tiền tỉ.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam: Có “bôi trơn” do giám sát kém
Thực tế hiện nay để giành được một hợp đồng thầu trong các dự án không phải là không có những trường hợp tiêu cực kể cả đấu thầu trong nước và quốc tế. Vì vậy qua vụ kiện hành chính nhưng lại xuất hiện tài liệu và lời khai nghi vấn có hiện tượng “bôi trơn” như vậy cũng không có gì bất ngờ. Thông qua các khảo sát người dân và doanh nghiệp của các tổ chức quốc tế và trong nước gần đây cũng nổi lên câu chuyện tiêu cực trong quá trình đầu thầu, làm dự án.
Để hạn chế tình trạng “bôi trơn” trong đấu thầu dự án, hiện chúng ta đã có Luật Đấu thầu sửa đổi với các tiêu chí minh bạch, công khai, bình đẳng. Vấn đề để thực thi đúng các nguyên tắc đó cần có sự giám sát chặt chẽ. Giám sát từ trong nội bộ cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án liên quan đến vốn ngân sách, ODA. Đồng thời phải có giám sát cộng đồng, trong đó bản thân các nhà thầu cần có kênh cho họ có ý kiến, các nhà thầu có thể giám sát lẫn nhau tránh thông thầu. Ngoài ra cũng cần sự giảm sát của báo chí, truyền thông.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM: Đủ cơ sở để tiến hành điều tra
Từ vụ án hành chính, lời khai của đương sự và tài liệu trong vụ án thể hiện “khoản 2,8 triệu USD” để “bôi trơn” trong quá trình thực hiện dự án. Đây không phải lời khai của người dồn tới chân tường, khai để được giảm nhẹ tội, mà lời khai vì quyền lợi của các bên và ở trạng thái bình thường, không bị sức ép. Và không chỉ là lời khai mà là các văn bản tài liệu kèm theo do chính các đương sự cung cấp tại tòa. Rõ ràng có dấu hiệu hình sự nhưng do thẩm quyền của HĐXX trong vụ án hành chính và sự thận trọng nên HĐXX đã kiến nghị trong bản án. Theo tôi, với vai trò quản lý nhà nước, UBND TP.HCM buộc các bên liên quan giải trình “khoản 2,8 triệu USD” và đường đi của số tiền này.
Việc báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh nghi vấn trên, phải được xem là kênh thông tin tố giác tội phạm. Thay vì đợi UBND TP.HCM chuyển hồ sơ thì cơ quan điều tra chủ động thu thập chứng cứ, tài liệu để xem xét khởi tố vụ án. Đây là cơ hội để UBND TP.HCM, cơ quan điều tra vào cuộc để làm rõ và cũng là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường đầu tư.
(Theo PLO)

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Quan chức đường sắt ăn hối lộ của Nhật bản - Họp gấp !

http://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/166852/hop-gap-vu-quan-chuc-duong-sat-an-hoi-lo-nhat-ban.html

Họp gấp vụ quan chức đường sắt ăn hối lộ Nhật Bản

Cập nhật: 14:56 | 23/03/2014

Nghi án hối lộ 16 tỷ: Đình chỉ trưởng ban quản lý

 - Chiều tối 23/3, trao đổi với VietNamNet ông Trần Ngọc Thành, cho biết: đã đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban quản lý Dự án đường sắt, đồng thời lập tổ điều tra nghi án nhận hối lộ hơn 700.000 USD.
Ông Thành cho hay, ngay trong chiều 23/3, lãnh đạo Tổng công ty đã họp để tìm hướng giải quyết vụ việc. Trước mắt, tổng công ty quyết định thành lập một tổ công tác để xác minh vụ việc do ông Nguyễn Đạt Tường, Tổng Giám đốc làm trưởng ban; tổ viên là trưởng các phòng ban chuyên môn.

 Mặc dù vào chủ nhật nhưng chiều 23/3, cuộc họp để xác minh thông tin vụ công ty Nhật khai hối lộ 80 triệu yên cho quan chức Việt Nam vẫn được tổ chức.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đường sắt VN cho biết chiều nay 23.3, Tổng công ty này sẽ họp với Ban quản lý dự án đường sắt và các đơn vị liên quan về thông tin một công ty Nhật hối lộ cho một số lãnh đạo ngành đường sắt.
Ông Thành trao đổi với Thanh niên cho biết, đã nắm được thông tin Công ty JTC thừa nhận lại quả cho một số cán bộ ngành đường sắt, để được nhận hợp đồng dự án ODA.
“Chiều thứ 6 (21.3) ngay khi nắm được thông tin này, tôi đã yêu cầu các đơn vị liên quan như ban quản lý triển khai xác minh, báo cáo lại sự việc có liên quan. Chiều nay chúng tôi sẽ họp để nghe các báo cáo này, xác minh lại vụ việc đảm bảo khách quan, trung thực. Nếu có hành vi vi phạm ,Tổng công ty đường sắt cam kết sẽ xử lý nghiêm. Tùy thuộc vào thông tin có được, có thể sẽ thành lập đoàn kiểm tra độc lập để điều tra”, ông Thành nói.
80-triệu-yên, báo-Nhật, công-ty, Nhật, đường-sắt, hối-lộ, oda, quan-chức, Việt Nam
Trong khi đó, chiều 22-3 tả lời ngay sau khi có thông tin từ Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ GTVT đã tiếp nhận thông tin báo nêu về việc đưa hối lộ có liên quan đến ngành đường sắt VN.
“Thông tin báo nêu thì lãnh đạo bộ cũng đã nắm được. Bộ GTVT cũng đã yêu cầu rà soát lại đối với các đơn vị có liên quan” - ông Đông nói. Theo ông Đông, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu phải rà soát cụ thể về thời gian, thời điểm, những người theo dõi, phụ trách trong thời gian đó.
Theo tìm hiểu, JTC có tên trong khá nhiều dự án về cơ sở hạ tầng ở VN. Năm 2005, liên danh của công ty này với Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) và Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JTC - PCI - JARTS) đã cung cấp gói dịch vụ tư vấn về nâng cao an toàn cầu, đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP.HCM cho Tổng công ty Đường sắt VN.
Hợp đồng tư vấn trị giá gần 150 tỉ đồng có nội dung liên danh JTC - PCI - JARTS sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn cả gói bao gồm khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật; giám sát thi công các công trình và hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cơ sở hạ tầng của Tổng công ty Đường sắt VN. Hợp đồng được thực hiện trong 56 tháng.
Năm 2009, liên danh tư vấn VN - Nhật Bản (VJC) gồm Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải (TRICC) cùng ba đối tác của Nhật là JTC, Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) và Công ty Nippon Koei (NK) đề xuất lựa chọn công nghệ Shinkansen của Nhật để xây dựng đường sắt cao tốc ở VN.
Trao đổi về vị việc này, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, chúng ta đã có kinh nghiệm từ vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ nên lần này Việt Nam cần phải vào cuộc ngay, phối hợp với Nhật Bản điều tra làm rõ.
“Việc tờ nhật báo lớn nhất nước Nhật Yomiuri Shimbun, là cơ quan đăng tải thông tin, chứng tỏ vụ việc rất nghiêm trọng. Việt Nam cần phải vào cuộc ngay để tổ chức điều tra. Chúng ta cũng cần hợp tác với phía Nhật, đề nghị giao hồ sơ liên quan trong đó có lời khai chủ tịch Tập đoàn JTC. Qua vụ việc trên, một lần nữa cần có tiếng chuông cảnh tỉnh về việc hợp tác, giám sát thi công các dự án ODA”, ông Doanh nói.
Theo TS Lê Đăng Doanh, vụ việc lần này tương tự với vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ, năm 2008, đã nhận hối lộ 20 triệu Yên của Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI, trụ sở chính tại Nhật). Nhờ vậy, PCI đã thắng thầu trong dự án đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TP.HCM.
“Có kinh nghiệm rồi, hy vọng vụ việc lần này sẽ được làm sớm làm tốt, không nên làm lâu như vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Làm sáng tỏ vụ việc sẽ chứng tỏ với các nhà đầu tư trên thế giới tinh thần hợp tác, không bao che, thái độ quyết liệt trong chống tham nhũng của Việt Nam”, ông Doanh nói.
Vị chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, “ Rõ ràng, nhà thầu Nhật đã phải hối lộ một số tiền khá lớn. Chúng ta nên nghiêm túc nhìn lại, xem xét chất lượng của các dự án từ vốn ODA, và việc sử dụng nguồn vốn này từ trước tới nay ra sao?”, ông lê Đăng Doanh nói.
Ban Nội chính TƯ chưa nhận được thông tin
Trước thông tin tờ báo Nhật tố quan chức cấp cao của ngành đường sắt Việt Nam đã nhận hối lộ 80 triệu Yên của Tập đoàn JTC, chiều 22/3 trả lời Báo Chất lượng Việt Nam, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TƯ cho biết: “Tôi chưa nhận được bất cứ thông tin nào liên quan tới vụ việc trên. Tôi cho rằng, khi tiếp nhận thông tin xuất phát từ báo nước ngoài, chúng ta cũng cần thận trọng để xử lý”.
(Theo VietQ)

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Báo Nhật đưa tin công ty Nhật hối lộ lớn quan chức đường sắt Việt nam

Bộ GTVT yêu cầu rà soát thông tin đưa hối lộ 782.000 USD

23/03/2014 11:22 (GMT + 7)
TT - Bộ Giao thông vận tải cho biết đã tiếp nhận thông tin chủ tịch Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ cho một vài lãnh đạo ngành đường sắt VN hơn 700.000 USD trên báo Yomiuri Shimbun.
Đồ họa của Yomiuri Shimbun
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 22-3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ GTVT đã tiếp nhận thông tin báo nêu về việc đưa hối lộ có liên quan đến ngành đường sắt VN.
“Thông tin báo nêu thì lãnh đạo bộ cũng đã nắm được. Bộ GTVT cũng đã yêu cầu rà soát lại đối với các đơn vị có liên quan” - ông Đông nói.
Theo ông Đông, lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu phải rà soát cụ thể về thời gian, thời điểm, những người theo dõi, phụ trách trong thời gian đó.
Theo tìm hiểu, JTC có tên trong khá nhiều dự án về cơ sở hạ tầng ở VN. Năm 2005, liên danh của công ty này với Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) và Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JTC - PCI - JARTS) đã cung cấp gói dịch vụ tư vấn về nâng cao an toàn cầu, đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP.HCM cho Tổng công ty Đường sắt VN.
Hợp đồng tư vấn trị giá gần 150 tỉ đồng có nội dung liên danh JTC - PCI - JARTS sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn cả gói bao gồm khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật; giám sát thi công các công trình và hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cơ sở hạ tầng của Tổng công ty Đường sắt VN. Hợp đồng được thực hiện trong 56 tháng.
Năm 2009, liên danh tư vấn VN - Nhật Bản (VJC) gồm Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải (TRICC) cùng ba đối tác của Nhật là JTC, Công ty Dịch vụ kỹ thuật đường sắt Nhật Bản (JARTS) và Công ty Nippon Koei (NK) đề xuất lựa chọn công nghệ Shinkansen của Nhật để xây dựng đường sắt cao tốc ở VN.
M.LOAN - X.LONG - H.GIANG - C.V.K

Đại biểu quốc hội bị tố cáo.

ại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga bị tố cáo gì?

Published on January 20, 2014   ·   1 Comment
CHAUTHITHUNGA-QUOCHOI

TỐ CÁO Bà Châu Thị Thu Nga, Đại biểu quốc hội TP HÀ NỘI, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TẬP ĐOÀN ĐTXD NHÀ ĐẤT

Bà Nguyễn Thị Nương, trưởng Ban công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xác nhận thời gian qua có nhiều người dân, đối tác làm ăn của bà Châu Thị Thu Nga (doanh nhân – đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) viết đơn tố cáo bà Nga lợi dụng vốn, không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng và né tránh không gặp khách hàng.
Ông Nguyễn Hồng Chương, một trong những người đại diện cho một nhóm có gần 80 khách hàng đã nộp một phần tiền để mua nhà tại dự án B5 Cầu Diễn (Hà Nội) do Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất Housing Group của bà Nga làm chủ đầu tư, cho biết: “Tôi nộp tiền từ năm 2010, có một số người đã nộp từ năm 2009, người 500 triệu, người 700 triệu, có người đã nộp hàng tỉ đồng với thỏa thuận trong hợp đồng là năm 2015 giao nhà. Nhưng đến nay dự án vẫn là bãi đất trống, cỏ dại mọc đầy. Hợp đồng ghi là sau một năm nếu khách hàng không có nhu cầu mua nhà thì sẽ được trả lại tiền đặt cọc cộng với lãi suất, nhưng khi chúng tôi đề nghị được trả lại tiền thì bà Nga cứ hứa lần hứa lữa mãi”.
Theo ông Chương, trước khi khai mạc kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, bà Nga đã gọi điện cho ông đến gặp và cam kết sẽ có đối thoại với khách hàng để giải quyết, “nhưng từ giữa tháng 10-2013 đến nay chúng tôi không thể liên lạc với bà Nga, có người đến trụ sở công ty bà ấy ngồi từ sáng đến tối cũng không thể gặp được”.
Ông Nguyễn Văn Tuyến – một khách hàng – cho biết: “Bản thân tôi đang cầm tờ cam kết do chính tay bà Nga ký là sẽ trả lại tiền vào từng ngày rất cụ thể, nhưng quá hạn nửa năm nay rồi mà tôi không được nhận tiền”.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Tuổi Trẻ ngày 17-1, bà Nguyễn Thị Nương nói: “Ngay từ khi nhận được đơn, Ban công tác đại biểu đã mời đại biểu Châu Thị Thu Nga lên để trao đổi, hỏi han và chúng tôi cũng có nhắc nhở đại biểu rằng trong đơn người ta có tố cáo là đại biểu không tiếp dân, thứ hai là không có dấu hiệu khởi công công trình đó, thứ ba là có dấu hiệu lợi dụng vốn”.
Bà Nương nói tiếp: “Chúng tôi nói rằng bà Châu Thị Thu Nga là đại biểu của dân thì phải tiếp dân. Còn việc chưa khởi công dự án mà người dân đang thắc mắc thì phải làm rõ. Đại biểu Châu Thị Thu Nga cũng đã gửi bản giải trình về kế hoạch, tiến độ dự án đó. Trong hợp đồng có ghi năm 2015 giao nhà, bà Nga hứa với Ban công tác đại biểu là sẽ khởi công và trả nhà kịp, thậm chí là còn nhanh hơn. Vì vậy, chúng tôi chưa có căn cứ để đề nghị xử lý hay xem xét đến tư cách đại biểu, vì thời gian giao nhà cho dân trong hợp đồng vẫn còn thời hạn và đây là giao dịch kinh tế giữa hai bên”.
THEO TUỔI TRẺ

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Nóng - Dân Dack Nong bao vây trụ sở , công an đánh nhập viện nhiều người !


 Ngày 4 tháng 3, hơn 300 người dân kéo tới trụ sở UBND Tỉnh Đăk Nông khiếu nại việc bị Tổng công ty cà phê lừa tiền, cướp đất của dân tại Huyện Tuy Đức. Bị công an chặn cửa không cho vào.
Tối nay, bà con "đóng trại" trước cửa cửa UBND Tỉnh để sáng mai chờ trả lời. Bất chấp lời đe dọa của một sếp CA Tỉnh sẽ "hốt hết" nếu tụ tập ở đây.
Có những câu chuyện thật mà nghe cứ như đùa:
- Nông trường cà phê của Công ty 719 (BQP) giải thể, Tổng công ty cà phê tiếp nhận lại, thành lập Nông trường Đăk Ngo. Ký hợp đồng hơp tác với các hộ dân 30 năm. Tự ý đơn phương thay đổi hợp đồng xuống từng năm, lấy đất lại bán cho người khác.
- Công ty cà phê khi ký hợp đồng, mượn của mỗi hộ dân 700-800kg cà phê hạt mấy năm nay nhưng... quên trả (!).
- Nông dân phải nộp Đảng phí dù không phải là Đảng viên !
- Phó công an Huyện xuống làm việc dí súng ngắn vào đầu dân dọa bắn !
- Người dân tập trung tới UBND Tỉnh, ngay trước mặt trụ sở UBMTTQ Tỉnh nhưng không có bất cứ ai ra làm việc ngoài lực lượng CA bảo vệ chẹn cứng cửa không cho vào. Tới hơn 4h chiều thì một cán bộ Văn phòng thường trực UBND Tỉnh ra nói "không thèm làm việc với dân" (!).







Sáng nay, tiếp dân của Dack Nong vẫn chưa cho dân gặp, dân kéo tới ngày càng đông hơn 

 Cảnh sát cơ động được điều tới, đã có vài người bị đánh gục ! Cuộc "vây hãm" bắt đầu dưới cái nắng gay gắt của Tây Nguyện. 11h45, các qun lên xe ra về thì Công An mở cổng. Bà con hò hết đòi cán bộ làm việc. ùa vào trong nhưng bị CA chặn đẩy lui ra. Một công an đánh ngã 2 người đàn bà ngất xỉu ngay trước lằn hàng rào cổng di động của UB Tỉnh.

Dân tràn vào trụ sở, xô xát đã xảy ra.


Hai người bị cảnh sát đánh, xe cứu thương phải tới đưa cấp cứu
Tin và ảnh : NN
Đang cập nhật tiếp...