Vụ tiền tỉ phơi mưa nắng: Phát hiện dấu hiệu bớt xén?
Trong khi hàng đống thiết bị có giá trị hàng tỷ đồng của Dự án Ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam đang bị bỏ mặc phơi sương tại Háng Đồng, Sơn La thì tại xã Sơn Lập, Cao Bằng người dân lại được cung cấp thiếu các thiết bị thuộc dự án này.
Có điện nhưng thiếu trạm thu phát truyền hình
Mái nhà dột nát, loang nổ những vết thủng, những tấm vách tường bằng nứa, gỗ bị bung từng mảng, bàn ghế gẫy chân nằm trỏng gọng trên nền đất, ăm ướt, nước đọng từng vũng ngay sát chiếc bảng xanh. Đó là cảnh tiêu điều của Trường THCS xã Sơn Lập, Bảo Lạc, Cao Bằng.
Trường THCS Sơn Lập được lắp đặt điện mặt trời nhưng thiếu trạm thu phát truyền hình của Dự án Ảnh. Tuấn Linh. |
Trên khu nóc nhà của khu giáo viên Trường Sơn Lập là 2 tấm thu điện của dự án Ứng dụng điện mặt trời
Dự án “ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam” đầu tư hệ thống thiết bị đồng bộ cung cấp điện mặt trời kèm theo các phụ tải: Hệ điện trụ sở xã, trạm y tế, tủ lạnh bảo quản vaccine, nhà văn hoá xã, trạm nạp ắc quy và trạm thu-phát truyền hình qua vệ tinh.
cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo các giáo viên của nhà trường thì dự án điện mặt trời của trường học mới được lắp đặt ở đây cuối năm 2012 nhưng không có điện hoặc có thì điện rất yếu.
“Muốn xem ti vi thì phải lên UBND xã vì trên đó có chảo mới bắt được các kênh truyền hình, còn trạm điện của trường rất yếu và không có trạm thu phát truyền hình nên giáo viên, học sinh không xem được và cũng không có ti vi để xem”, một giáo viên Trường THCS Sơn Lập cho hay.
Sơn Lập là xã mới được tách ra từ xã Sơn Lộ, Bảo Lạc, Cao Bằng từ năm 2007, thuộc diện xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Cao Bằng.
Theo anh Nguyễn Tuấn Linh, người thường xuyên đi du lịch tại miền núi cho biết, để đến với Sơn Lập phải vượt qua 6 km đường rừng, đi bộ đấy là chưa kể từ quốc lộ 34 phải đi hơn 35km đường đèo, dốc rất hiểm trở.
Lớp học của Trường THCS Sơn Lập nước đọng từng vũng lớn. Ảnh Tuấn Linh. |
Cũng theo anh Linh, khi đến với Sơn Lập bất ngờ của anh là cả xã chỉ có duy nhất một chiếc ti vi được đặt tại UBND xã. Từ đầu năm 2013, cả xã mới được lắp đặt thiết bị điện mặt trời tại trường học, trạm xá và
Tin mới:
"Phát khùng" vì mất điện, ngành điện vẫn nói "ổn"
Nụ cười Việt Nam: "Đặc sản" khiến khách Tây mê mẩn
Trảm dự án sai phép: Sợ nói rồi chẳng phạt được ai
"Phát khùng" vì mất điện, ngành điện vẫn nói "ổn"
Nụ cười Việt Nam: "Đặc sản" khiến khách Tây mê mẩn
Trảm dự án sai phép: Sợ nói rồi chẳng phạt được ai
UBND xã, tuy nhiên, hệ thống trạm truyền hình thuộc dự án Ứng dụng điện năng lượng mặt trời thì chưa được triển khai tại đây.
“Khi trao đổi với giáo viên nhà trường thì họ cho biết ở đây chỉ mới được lắp đặt thiết bị điện mặt trời còn trạm truyền hình thì không thấy có. Đây là một nghịch lý bởi dự án này đã được Ủy ban Dân tộc ghi rõ trong báo cáo năm 2012 là công trình Dự án ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam đã được nghiệm thu, hoàn thành”, anh Linh nói.
Ngày 15/6/2010, Ủy ban dân tộc đã ban hành quyết định số 175/QĐ-UBDT, theo đó, 70 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có Sơn Lập được đầu tư đồng bộ với thiết bị thuộc các hệ điện mặt trời của dự án “Ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam” như sau: Trụ sở các UBND xã: Công suất: 600w; Trạm Y tế xã: Công suất: 400w; Tủ bảo quản Vaccine: Công suất: 200w; Nhà văn hóa xã: Công suất: 400w; Trạm nạp ắc – quy: Công suất: 800w; Trạm thu - phát tín hiệu truyền hình qua vệ tinh, Công suất: 600w.
Hàng đống thiết bị ứng dụng điện mặt trời, thiết bị thu phát truyền hình của dự án bị bỏ hang tại Háng Đồng, Sơn La nhưng trong báo cáo của UBDT khẳng định dự án đã hoàn thành. Ảnh. Tuấn Linh. |
Tổng giá trị của dự án lên tới 197.273.931.255 VNĐ trong đó phần lớn là vay ODA của chính phủ Phần Lan.
Tuy nhiên, trên thực tế ở Sơn Lập, chỉ có trường học, ủy ban xã và trạm y tế xã có lắp hệ thống điện mặt trời, còn toàn bộ các hạng mục khác, đặc biệt là một tháp truyền hình cao 32m và trạm tiếp sóng vệ tinh hoàn toàn không được lắp đặt ở đây không biết lý do tại sao. Dư luận đặt dấu hỏi liệu dự án này có bị bớt xén hay không? Câu trả lời thuộc trách nhiệm Ban quản lý dự án, Ủy ban Dân tộc.
Theo báo cáo số 104/BC – UBDT ngày 3/12/2012, Báo cáo chỉ đạo, điều hành công tác dân tộc năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác dân tộc năm 2013 đã nêu rất rõ “Dự án ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc do Phần Lan hỗ trợ được triển khai xây dựng tại 70 xã đặc biệt khó khăn, dự án đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng, cấp điện cho UBND xã, trường học, các hộ dân xung quanh dự án, đồng thời góp phần tham gia vào chương trình chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam thông qua việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tự nhiên, phục vụ lợi ích cộng đồng. Hiện nay Ủy ban Dân tộc đang xúc tiến thủ tục đầu tư giai đoạn II.
Dự án Ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam do Chủ đầu tư là Ủy ban Dân tộc, được triển khai thí điểm tại 70 xã đặc biệt khó khăn, của 20 huyện, thuộc 8 tỉnh gồm; Sơn La 5 xã, Cao Bằng 7 xã; Nghệ An 8 xã; Điện Biên 7 xã; Quảng Ngãi 5 xã; Quảng Nam 19 xã, Quảng Bình 2 xã. Tổng kinh phí dự án 7,9 triệu EUR, được thực hiện từ năm 2010.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét