Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Xem dân oan nước tôi đây :

Bịt miệng dân oan, lăn tay...đây là hành vi của những kẻ khủng bố hay bọn cướp ?


Thật khốn nạn và trơ trẽn !

BỊT MỒM DÂN & NHÂN QUYỀN CỘNG SẢN
Một người đàn bà làm nghề nhặt đồng nát (ve chai) không biết chữ bị cả hệ thống chính trị tại Gia Lai cưỡng chế nơi trú ngụ của bà. Trong ảnh, bà bị "các lực lượng chức năng liên ngành" giữ tay, bịt miệng không cho cất lên tiếng nói, bị ép lăn tay vào biên bản (mà bà không biết nội dung). Sự vi phạm trắng trợn nhân quyền của chế độ cộng sản Việt Nam.
Ảnh và thông tin: FB Thanh Luận Nguyễn.

Dân Dương nội tiếp tục biểu tình lớn tại Hà nội !

Sáng nay 29 tháng 4, dân Dương nội tiếp tục biểu tình lớn, đòi chính quyền trả tự do cho các công dân bị công an Hà đông bắt giữ, đánh đập trong ngày cướp đất dương nội 25 tháng 4.

Lien tiếp nhiều ngày nay dân Dương nội áo đỏ phải biểu tình, đòi người tại các trụ sở tieps dân trung ương và Hà nội

Nông dân Dương Nội tiếp tục đòi quyền của mình. Đòi đến bao giờ?
Sang nay 29/4 dân oan dương nôi biêu tinh tại bô công an đê đoi người bi bắt oan trong vu cương chê duong nôi ngay 25/4/2014
Bà con đang tiếp tục đấu tranh đòi lại công lý.- FB Anh Chi

Chính quyền huyện Mỹ đức ngang ngược cướp đất, tòa án xử láo !

 Đã cướp đất của dân không có quyết định thu hồi, đền bù theo luật pháp mà còn bắt dân bỏ tù, chính quyền Huyện Mỹ Đức và Hà nội đang thách thức nhân dân, thách thức công luận rồi !

1 câu nói, 5 năm tù

27/04/2014 08:11 (GMT + 7)
TT - Trong hai ngày 25 và 26-4, hàng trăm người dân đã có mặt trước cổng TAND huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội để theo dõi phiên tòa xét xử 10 người dân phạm tội chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên mọi người không được vào phòng xử.

Vụ "đột kích", tạm giữ 559 lượng vàng: "Công an và UBND quận đều lạm quyền"

Thứ Hai, 28/04/2014 - 15:32
TPHCM:

Vụ "đột kích", tạm giữ 559 lượng vàng: "Công an và UBND quận đều lạm quyền"

(Dân trí) - Cảnh sát kinh tế công an Bình Thạnh khẳng định không có chuyện “cài người”, “gài bẫy” tiệm vàng Hoàng Mai để bắt 100 đô, niêm phong cả triệu đô. Tuy nhiên, theo phân tích của luật sư, không chỉ công an mà UBND quận cũng có dấu hiệu lạm quyền trong vụ này.
 >>  Vụ bắt 100 đô, niêm phong cả triệu đô: Dấu hiệu của sự lạm quyền
 >>  "Đột kích" tiệm vàng, thu hơn 500 lượng vàng nghi “lậu” 
 >>  Vụ "đột kích", tạm giữ 559 lượng vàng: Cảnh sát phủ nhận "gài bẫy"

Ngày 28/4, luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Giám đốc hãng Luật Giải phóng (Đoàn Luật sư TPHCM) đã có cuộc trao đổi, phân tích tính pháp lý với PV Dân trí về việc công an quận Bình Thạnh “đột kích” tiệm vàng Hoàng Mai trên đường Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thạnh.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Theo luật sư Hưng, việc Trung tá Đặng Ngọc Vinh – Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Bình Thạnh khẳng định được Chủ tịch UBND Q.Bình Thạnh ký quyết định khám xét nhà của tiệm vàng Hoàng Mai nhưng do sai sót trong việc đánh máy nên nhầm ngày là thiếu thuyết phục.
Căn cứ vào khoản 2 điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định”. Trong trường hợp này, hành vi mua bán ngoại tệ trái phép được công an quận Bình Thạnh xác định ban đầu là hành vi vi phạm hành chính, nên quyết định khám xét do chủ tịch UBND quận Bình Thạnh ký là phù hợp.
Tuy nhiên, đặc trưng của chức năng, nhiệm vụ của cơ quan công an là đấu tranh, phòng chống tội phạm hình sự, việc công an quận Bình Thạnh phục kích nhiều ngày, như một chuyên án để với mục đích phát hiện và bắt quả tang hành vi vi phạm hành chính, khiến dư luận có nhiều ngờ vực!?
“Thủ tục, trình tự ký và ban hành Quyết định do chủ tịch UBND quận Bình Thạnh được kiểm soát rất chặt chẽ, theo tôi được biết là theo tiêu chuẩn ISO, nên nói có nhầm lẫn trong việc ghi sai ngày ký quyết định là khó thuyết phục”, luật sư Nguyễn Kiều Hưng nói.   

Tiệm vàng Hoàng Mai bị lực lượng chức năng bao vây chiều 24/4 (Ảnh: Trung Kiên)
Tiệm vàng Hoàng Mai bị lực lượng chức năng "bao vây" chiều 24/4 (Ảnh: Trung Kiên)
Về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì ở việc “đột kích” tiệm vàng Hoàng Mai cũng có nhiều vấn đề “khập khiễng”.
Theo luật sư Hưng, tuy Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được ban hành trước ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, nhưng đến nay vẫn chưa có nghị định khác thay thế, nên những nội dung của nghị định này vẫn còn hiệu lực áp dụng.
Căn cứ vào điều 37 sửa đổi, bổ sung thì thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi mua bán ngoại tệ trái phép thuộc về Thanh tra viên ngân hàng, Chánh thanh tra ngân hàng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh …
Căn cứ vào điểm b khoản 2 điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì chủ tịch UBND cấp huyện có quyền xử phạt không quá 50.000.000 đồng. Hành vi mua bán ngoại tệ trái phép theo quy định tại Nghị định 95 sẽ bị xử phạt từ 50.000.000 – 100.000.000 đồng.
Như vậy, chiếu theo các quy định trên, trong vụ việc này, chủ tịch UBND quận Bình Thạnh không có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi này.
“Cho dù lệnh khám xét chổ ở được ký đúng thẩm quyền, thì thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp này không thuộc về cơ quan công an và UBND cấp huyện. Nên, việc công an quận Bình Thạnh tổ chức theo dõi, phục kích nhiều ngày như một chuyên án lớn của đơn vị, chỉ để nhằm phát hiện và đấu tranh với một hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền của mình là chưa phù hợp”, luật sư Nguyễn Kiều Hưng khẳng định.
Công Quang 

Lá thư của một cô giáo xứ Nghệ gửi chủ tịch tập đoàn TH True Milk

http://vitalk.vn/threads/la-thu-cua-mot-co-giao-xu-nghe-gui-chu-tich-tap-doan-th-true-milk.944565/

Mấy hôm nay thấy thiên hạ share bức thư này của cô giáo Hoàng Trân nhiều quá!

"Tôi gửi bài viết này lên face book như một lời kêu cứu của hàng nghìn người dân chúng tôi đang phải mang khẩu trang khi ngủ. Mong rằng các bạn hãy tiếp thêm sứ mạnh để bài viết này có thể tới tận tay người cần tới và hy vọng sẽ có một phép nhiệm màu để cứu rồi những con người hàng ngày đối diện với ranh giới sinh tử. Xin chân thành cảm ơn! “

Đông Lâm ,2h sáng ngày 18/4/2014. Gứi cô Thái Thị Hương_ chủ tịch tập đoàn TH true milk! Thật thất lễ khi chưa một lần gặp mặt cũng như chưa nói chuyện với cô lần nào mà lại gửi bức tâm thư này tới cô. Xin cho cháu xưng hô là vậy bởi cháu năm nay 25 tuổi và đang là 1 giáo viên nên phần nào hiểu về cái quyền tự do ngôn luận. Hẳn là cô sẽ rất thắc mắc khi tại sao cháu lại nhắc tới quyền tư do ngôn luận ở đây ? Bởi lẽ cô hàng xóm – một “dân đen” đúng nghĩa cũng chỉ vì muốn đòi lại quyền lợi khi bị tước đoạt đất đai mà kết quả lại bị tước đoạt quyền công dân khi phải chịu án trong nhà đá nên cháu hy vọng nhưng điều cháu tâm sự sẽ không có kết cục như trên.

Cô Hương thân mến! cháu là người con sinh ra và lớn lên tại môt vùng quê mà trước đây cháu còn nghĩ nếu ở thời chiến tranh thì đây chính là nơi trú ẩn an toàn bởi vì nơi đây bạt ngàn những rừng cao su, rừng tràm, cà phê, cam, mía….và bao quanh là dòng sông nhỏ. Thế nhưng giờ đây mọi nơi đều được trải bê tông để nhường chỗ cho nhưng chú bò nhập ngoại trú ngụ và những nhà máy hoạt động liên tục 24h. cũng chẳng hiểu sao xóm cháu “được”chọn là nơi xây dựng nhà điều hành, lại thêm những trại bò sữa vây quanh, cùng với một trung tâm thức ăn đồ sộ phục vụ cho một trang trại bò sữa có quy mô lớn nhất Đông Nam Á.
Hẳn cô đã phần nào hiểu tại sao cháu không gửi thư cho ai khác mà lại chọn cô _ Người đứng đầu tập đoàn sữa TH true milk. Cháu không viết thư để đòi lại những vườn cam, vườn cao su, vườn mía ……..mà giờ đây bê tông đã trải kín nền, không còn nghĩ đến chuyện người dân xóm cháu thức ngày đêm để đòi quyền bồi thường thỏa đáng, cũng không than vãn hộ chị gái hằng đêm phải trốn hai đứa con nhỏ lúc hai giờ sáng để đi làm kịp ca đặc biệt là những ngày đông giá rét mà lương cơ bản hàng tháng vẫn chỉ 2 triệu đồng, không còn thắc mắc chuyện dân cháu mỗi ngày 24 tiếng đều đặn phải nghe những âm thanh ồn ào của máy móc , của xe tải…….. và những tiếng la hét của đàn bò, lại càng không muốn khóc lóc mà khiếu nại chuyện những chuyến xe chở chất thải cứ tung tăng chạy trên đường để rồi những người tham gia giao thông cùng như cháu lại có những hôm đang trên đường đi làm phải trở về vì phân thải dội khắp người, hậu quả là học sinh nhao nhác chờ cô còn cháu thì chỉ dám nói lí nhí với thầy hiệu trưởng cái lí do đi dạy muộn mà nghe xong chắc ai cũng phải bịt mũi.
Mà nói thật là cũng từ sau cái chuyện ấy cháu lại dạy thêm cho học sinh một văn hóa ửng xử trong giao thông là chữ “ nhường” , để thực hiện chữ “ nhường” đó thì mỗi lần gặp những xe trọng tải lớn của TH là cháu cứ phải tấp hẳn xe vào lề đường rồi nín thở chờ họ đi qua . Ấy vậy mà dù có nép theo chiều thẳng đứng với cột mốc thì mạng sống cũng chỉ xem như trò đùa, khi chiếc xe tải chở phân vẫn lao hầm hập như không phanh và cố tình đánh lái để có thể lao vào trực diện thế rồi tay lái xe có vẻ như đang thể hiện trình độ lái xe của mình khi phanh két trước mặt ,rồi từ từ mở cửa xe hỏi một câu rất chi là lịch sự : “ Đi làm về hả em?”(chắc xe này mua phí bảo hiểm cao lắm)…….và còn lắm lắm những điều mà lúc này đúng 2h30p cháu suy nghĩ tới bởi cho dù đã bịt khẩu trang thì cháu vẫn không tài nào ngủ được khi tất cả mùi hôi thối từ trại bò cứ thi nhau luồn lách để vào trong tận màng phổi.
Cháu nghĩ tới căn bệnh ung thư phổi mà Bố cháu đã chịu đựng và không gào thét bắt TH phải trả lại mạng sống cho Bố cháu, cho Bác ruột của cháu, những người hàng xóm của cháu lần lượt ra đi vì căn bệnh ung thư. Nhưng cháu không thể cầm lòng khi giờ đây những người xung quanh cháu đang thoi thóp từng ngày mong chờ được thêm cơ hội sống dù ai cũng biết là vô vọng. Bác Hồ đã từng nói: “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc”và khi cận kề cái chết thì niềm khao khát được sống lại lớn lao hơn cả. Bởi cách đây không lâu khi chứng kiến Bố chịu đựng những cơn đau giằng xé nội tạng mà không một lời than vãn,suốt 3 tháng ròng chỉ ngồi mà không thể nằm nhưng không muốn tiêm thuốc giảm đau vì Bố nghĩ nếu tiêm thuốc đó thì sẽ mất hết hy vọng và gia đình cháu cũng mong lắm điều diệu kì. 




Ảnh FB Hoàng Trâm

Cho tới hôm nay,một lần nữa chứng kiến cảnh bác xóm trưởng bị căn bệnh ung thư gan hành hạ, chị hàng xóm lại nhận kết quả dương tính với căn bệnh ung thư tử cung, bác bí thư chi bộ bị u não, cô gần nhà lại mắc bệnh hiểm nghèo…lúc nghe tin mà người như rụng rời bởi nỗi đau này cháu và gia đình đã từng chịu đựng,tới nỗi ông nội cháu _ người đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến Pháp – Mỹ _ là một trong những người đầu tiên khai hoang mảnh đất này lại phải đau xót mà thốt lên rằng : “ trời ơi TH đã cướp mất hai người con tôi” khi hai năm liền ông lần lượt chứng kiến hai người con từ giã cõi đời.
Thực lòng cháu không muốn đổ lỗi cho ai nhưng giờ đây nơi cháu ở là một dòng sông chứa đầy chứa đầy chất thải của bò bao quanh phía Đông, là một con đập chứa nước mà mỗi mùa mưa lũ những hồ chứa phân vỡ ra và rồi nó hứng chịu cứ thế ngấm vào nguồn nước ngầm của nhà dân lại nằm ở phía Tây, là những trại bò sữa giáp với khu dân cư trải dài ở phía Nam và một khu trung tâm thức ăn với đủ các loại mùi hôi thối nồng nặc án ngự phía Bắc.
Đã bao giờ cô phải mắc màn để ăn cơm chưa ạ ? dân chũng cháu phải mắc màn mỗi khi ăn cơm vì quá nhiều ruồi từ các trại bò xâm nhập, ấy vậy nên cô lại có chương trình cấp cho mỗi hộ dân xóm bên cạnh 200 trăm nghìn đồng để mua thuốc diệt ruồi còn xóm cháu cứ thế mà chịu. Kể ra có lẽ cũng chẳng ai tin khi người dân hằng đêm phải mang khẩu trang đi ngủ nhưng lại có thật tại nơi đây. Có thể chúng cháu đã biết đến cuộc đời 25 năm nay, nhưng còn những em nhỏ _một thế hệ tương lai đang hàng ngày, hàng giờ phải sống trong một môi trường quá ô nhiễm. Liệu các em có thể phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác ? Hãy thử đặt mình trong hoàn cảnh đó và liệu mình có thể để yên như vậy khi hàng ngày chứng kiến người thân của mình ra đi hay không.
Thiết nghĩ , cô cho xây dựng một số đền miếu ,lại hay lập đàn cầu siêu …..vậy tại sao không tạo thật nhiều ân phúc. Cô tin vào thuyết “ Duy tâm” liệu cô có tin vào hai chữ “ Quả báo”? Đến bây giờ điều cháu mong muốn nhất đó là cô hãy thực hiện những lời hứa với người dân mà hơn 4 năm qua cô đã lỡ hẹn. Dân chúng cháu cần lắm những tấm lòng biết cảm thông , chia sẻ và có trách nhiệm với hàng nghìn con người đang ngày đêm đối diện với tử thần. Kính thư! Hoàng Thị Trâm”.


Xem đầy đủ: http://vitalk.vn/threads/la-thu-cua-mot-co-giao-xu-nghe-gui-chu-tich-tap-doan-th-true-milk.944565/#ixzz30F0sufhu
Follow us: vitalkforum on Facebook

Dân Dương nội biểu tình liên tiếp đòi người bị bắt trái pháp luật

Dân Dương nội liên tiếp biểu tình, bộ mặt Nguyễn Thế Thảo ngày càng nhăn nhở


Thích ·  · 
Kể từ hôm chính quyền Hà nội chỉ đạo cho quân đội và công an tới cướp đất đến nay đã 3 ngày, ngày nào bà con Dương nội cũng kéo tới tiếp dân của Hà nội và các trụ sở của bộ công an, mặt trận Tổ quốc Việt nam để tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công an và quân dội Hà nội đã cướp đất giúp doanh nghiệp, dùng cả côn đồ phối hợp để đàn áp dân, bắt cóc phụ nữ và người già trái phép.



Sáng nay dân Dương nội tiếp tục biểu tình tại Lý Thái Tổ - trụ sở tiếp dân.
 Không có một đất nước nào có cảnh tương tự như thế này, dân oan cứ tố cáo, cứ khiếu kiện các lực lượng công an, quân đội, côn đồ tới cướp đất bán cho doanh nghiệp, các cơ quan chức năng thuộc quốc hội, chính phủ, mặt trận - những nơi đại diện cho dân, được dân nuôi, gọi là công bộc của dân - vẫn ngơ ngáo, đui mù hay điếc cả. 
 Trả lời báo chí ngày 23 tháng tư - trước ngày Dương nội bị cướp đất hai hôm - ông Nguyễn Thiện Nhân chém gió rằng : bà con nào gửi đơn khiếu kiện mà họ không xử lý thì hãy mang thẳng đến tôi ! nghe có vẻ rất khí thế, rất có quyền, rất có trách nhiệm như hãy nhìn xem cái mặt trận Tổ quốc có trụ sở tại Tràng Thi trong vòng vài năm nay co tuần nào là không có dân Văn giang hay các nới kéo tới để kêu oan, khiếu kiện, tố cáo mà được giải quyết ?
 - Sáng ngày 25 , chính cái ngày chính quyền Hà nội dùng quân đội, công an phối hợp côn đồ cướp đất 
Dương nội thì ông Nguyễn Xuan Phúc tối hôm trước chém gió trên ti vi nói rằng đã yêu cầu cơ quan tiếp dân phải giải quyết dứt điểm các khiếu nại, khiếu kiện của dân, cử gấp ra ban thuộc thanh tra chính phủ  tới tận điểm nóng của dân để giải quyết, xử lý...rồi luật tiếp công dân sẽ có hiệu lực từ ngày 1.7 tơi đây, có nghĩa là từ xưa chưa có luật tiếp dân nên các cơ quan tiếp dân toàn lươn lẹo, né tránh, đá bóng và đảy dân oan ngày càng vào những bĩ cực đến khó hiểu.

   Vì sao mà nhân dân giờ không còn tin quan to quan nhỏ nò nói nữa ? vì chính nhưng gì họ nói một đàng làm một nẻo đó thôi, ngay thủ đô trung tâm văn hóa của một Quốc gia mà ngày nào dân oan cũng áo đỏ áo xanh cả trăm người biểu tình tại trụ sở tiếp dân, không thấy bất kỳ một đại biểu quốc hội nào thò mặt ra để xem dân đang bức xúc gì, vướng mắc ở đâu, kẻ nào làm sai luật, kẻ nào lạm quyền cướp đát của dân để dân khiếu kiện ? đó há không phải là hành vi ăn cháo đá bát của đám nghị gật ?
  Người viết bài này hiện có người thân cũng đang là dân oan, hàng ngày vác đơn đi hét cửa quan này đến cửa quan khác nhưng hơn ba năm nay với hàng trăm tờ phiếu nhận đợn của đủ các cửa nhưng vẫn chưa có chỗ nào đứng ra giải quyết mà chỉ phê bút vào : " chuyển về cơ quan chức năng địa phương giải quyết theo đúng trình tự pháp luật..." vẫn chỉ như vậy. 
 Hà nội với những quan chức từ các vùng quê khắp nơi tới tranh giành ghế, giờ đã phá nát cái thủ đô vốn được gọi là ngàn năm văn hiến này rồi. Hãy nhìn bộ mặt Nguyễn Thế Thảo thì thấy Hà nội nát như thế nào.
Theo blog Dân oan

Công an Ứng Hòa Hà nội có vi phạm pháp luật, thách thức dư luận ?

  Như chúng tôi đã đưa tin, ngày 19 tháng 4 vừa rồi công an huyện Ứng Hòa đã về xã Phương Tú để bắt đi 4 cán bộ liên quan đến vụ sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đất đai tại xã này như đơn thư và kết luận của thanh tra huyện, cũng như thông báo chi đạo xử lý của Phó Chủ tịch Hà nội Vũ Hồng Khanh gửi Ứng hòa tháng 11 năm 2013.
  Cũng như chúng tôi đã đăng tải : ngày 19 tháng 4 cơ quan tiếp dân Trung ương đảng và nhà nước đã gửi văn bản cho công an huyện Ứng Hòa để yêu cầu làm rõ những khiếu nại của người tố cáo tham nhũng là ông Lê Hồng Phung tại thôn Ngọc Động, ông Phung khiếu nại kết quả thanh tra của huyện Ứng Hòa trong kết luận các nội dung tố cáo cán bộ xã Phương tú tham nhũng đất đai, bán đất công trái phép... việc khiếu nại của công dân hoàn toàn đúng pháp luật và các qui định về khiếu nại, tố cáo. 
  Thế nhưng không hiểu tại sao, công an huyện Ứng Hòa lại về bắt cả công dân tố cáo tham nhũng mà không bắt kẻ bị tố cáo là chủ tịch xã này ? điều này đang khiến dư luận và nhân dân Phương tú vô cùng bất bình.
  Đã hai lần sau khi công an Huyện Ứng Hòa về bắt người  tó cáo, hơn chục cựu chiến binh, thương binh của Phương tú đã trực tiếp lên gặp công an Ứng hòa để làm rõ sự vụ, tuy nhiên trưởng công an là ông Tiến đã trốn, lánh mặt. Các cựu chiến binh đã vào gặp Ủy ban huyện và yêu cầu làm rõ vụ việc này.
  Cũng như việc các nhà báo của báo Hà nội mới - cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà nọi - tháng trước về yêu cầu được gặp cán bộ huyện để được cung cấp thông tin về vụ tham nhũng lớn này thì cũng chỉ nhận được sự lản tránh của các cán bộ huyện Ứng hòa, phải chăng cả cán bộ huyện Ứng Hòa cũng không biết luật báo chí, bao che cho tham nhũng và bưng bít vụ việc để giữ ghế hoặc ăn tiền của đám  quan địa phương tham nhũng ?
  Chúng tôi đã tiếp tục nhận được đơn thư của các công dân tại xã Phương tú về vụ việc, tôi đã hướng dẫn họ chuyển tới trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước vào ngày mai để xử lý và làm rõ những hành vi mờ ám của công an huyện Ứng Hòa và lãnh đạo Huyện Ứng Hòa.

Văn bản của lãnh đạo Thành phố, của cơ quan chức năng  Trung Ương, yêu cầu của báo chí ...cũng không được lãnh đạo và công an Ứng Hòa trả lời, cứ coi như chuyện của người khác, phải chăng Ứng  Hòa đang hình thành một băng nhóm vua xứ huyện kiểu mới ? bắt người tố cáo để bịt miệng dân, che mắt cấp trên - công an Ứng Hòa đang vi phạm pháp luật và muốn thách thức nhân dân, thách thức dư luận ?
 Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ vụ việc gây bức xúc dư luận tại Ứng hòa để bạn đọc và các cơ quan chức năng Hà nội, Trung ương nắm được, cần sự vào cuộc gấp của các cơ quan chức năng này để tar lời công luận càng sớm càng tốt.

Xem thêm :
Công an Ứng Hòa bắt công dân tố cáo tham nhũng:

http://lehienduc2013.blogspot.com/2014/04/cong-huyen-ung-hoa-bat-nguoi-to-cao.html
   



  • Qua Ứng hòa nổi cộm vụ mua bán công chức : giáo viên mầm non 80 triệu, cấp 1;2 180 triệu, cấp ba hai trăm triệu.
    Hôm rồi vụ thày giáo đánh học sinh khiến loạn thần kinh xảy ra tại Phương tú lên các báo , điều tra cho biết : thày giáo dạy toán này là Thế , có mẹ từng là giáo viên, Theo bà con địa phương cho biết : Thế có bieur thiện của người thần kinh không bình thường, kiểu tự kỷ hay hâm hâm.
    Hiện phụ huynh của em học sinh bị đánh đang làm đơn kiện tên thày giáo hâm hâm này.
    Trả lờiXóa
  • Quan nào ở quê mình chả ăn đất, vụ bán đất khu trung tâm thương mại bến xe cũ cho bọn công ty Hòa nam mỗi lãnh đạo huyện kiếm ảnh đất bán ăn chục tỷ, Các lão thành cách mạng, gia đình liệt sỹ vẫn đang kiện đấy thôi.
    Vụ cướp chợ Thanh âm cũng bị bọn Hoa nam cho tiền , xúi bẩy cướp chợ của dân mình nhưng không được, dân kéo ra Văn phòng chính phủ và Thành phố biểu tình loàn lên mới giữ được chợ đẻ làm ăn nuôi con cái đi học đó.
    Trả lờiXóa
  • “Trận đánh đẹp” của Công an Hà Nội ở Dương Nội, sao không được ngợi ca?

    "TRẬN ĐÁNH ĐẸP" CỦA CÔNG AN HN Ở DƯƠNG NỘI SAO KHÔNG ĐƯỢC NGỢI CA?



    “Trận đánh đẹp” của Công an Hà Nội ở Dương Nội, sao không được ngợi ca?


    Rõ lại kiểu Áo gấm đi đêm!

    Thử nhớ lại ngày 5-1-2012, Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng đã chỉ huy lực lượng công an, quân đội hùng hậu chiến đấu dũng cảm, giành được thắng lợi trước cuộc khởi nghĩa của anh em gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn.

    Chiến công đã được Đại tá Ca tự ngợi ca là “Trận đánh đẹp“. Hàng ngàn bài viết trên báo đài nhà nước đề cập. Giờ tìm trên mạng khái niệm này, nó đã có tới 183.000 kết quả.

    Ấy thế mà sau “Trận đánh đẹp” đó đúng 2 năm, 3 tháng, 3 tuần, ngày 26-4-2014, Công an Hà Nội đã có một “Trận đánh đẹp” khác, có khi còn … đẹp hơn, với lực lượng hùng hậu gấp nhiều lần – 1.000 quân, phá tan đám nông dân đàn bà bà già con gái, bắt được nhiều đối tượng, thế mà báo chí cứ lờ tịt. 

    Thử tìm trên mạng cụm từ “dương nội””cưỡng chế”, thì chỉ thấy báo nhà nước có bài từ gần 2 năm trước Thanh tra Chính phủ kết luận vụ thu hồi đất ở Dương Nội, trong đó có đoạn cho là “Kiến nghị của người dân có ‘một số nội dung đúng’ song cũng có ‘một số cái sai’.” 

    Chẳng có báo nào phản ánh ca ngợi, lại để báo của Công an Hà Nội đơn thương độc mã, chỉ có mỗi bài nhưng lại từ trước đó 2 ngày: Ném phân, cắn tay lực lượng cưỡng chế, còn sau khi có chiến công, không thấy có bài nào nữa thì thật đáng tiếc. 

    Trong khi đó lại chỉ có đài phương Tây với trang mạng tự do là ca ngợi chiến công này. Mời xem trên BBC:

    Chính quyền dùng ‘đầu gấu’ ở Dương Nội 
    Cập nhật: 15:46 GMT – thứ bảy, 26 tháng 4, 2014 
    Chính quyền địa phương sử dụng ‘đầu gấu’ và ‘xã hội đen’ trong một vụ cưỡng chế đất đai có huy động lực lượng tới ‘một nghìn người’ từ phái chính quyền tại một phường trên địa bàn thành phố Hà Nội hôm 25/4/2014, theo lời nhân chứng. 

    Các nhóm ‘đầu gấu’ tham gia cưỡng chế đất ở phường Dương Nội, quận Hà Đông đã ‘bắt trói, khiêng người quăng lên xe cảnh sát’ trong cuộc cưỡng chế và giải tán những người dân khiếu kiện dài ngày và giữ đất, theo ông Nguyễn Đức Quang, nhân chứng và dân oan ở ‘Dương Nội’.

    Trả lời BBC hôm 26/4, ông Quang nói:

    “Người ta không giải quyết mà cứ giằng co từ ngày ấy đến giờ, thì hôm qua, người ta tung vào đến hơn 1.000 cảnh sát, đầu gấu các loại, để đuổi dân ra và người ta chiếm, người ta rào, người ta quây lại thôi,

    “Bây giờ chính quyền toàn bảo kê cho xã hội đen nói vào, còn lệnh bây giờ nó vẫn viết lệnh cưỡng chế ấy, thì dân chỉ biết chắp tay… xin bớt lại để cho dân làm ăn, nhưng cuối cùng chắp tay lại, các ông chẳng tha,

    “Ông cứ cho xã hội đen, đầu gấu vào, công an chỉ đạo để đuổi dân ra, để nó quây lại thôi.”

    Trước câu hỏi làm sao biết được ai là ‘đầu gấu’ và ‘xã hội đen’ trong vụ việc được cáo buộc, nhân chứng 57 tuổi nói:

    “Xã hội đen là nó cứ nhặt linh tinh ở ngoài, không phải là công an, thì nó tránh tội được, công an chỉ chỉ đạo thôi… bây giờ người ta đứng đằng sau xua lũ ấy vào đằng trước, rồi bảo kê cho chúng nó. Bây giờ đều là cảnh như thế.”

    Ông Quang giải thích thêm về nguồn gốc của những người mà ông gọi là ‘xã hội đen’ mà theo cáo buộc đã tham gia vào vụ cưỡng chế đất:

    “Xã hội (đen) là người ta cứ ra những cái chợ người, nói nôm na là như thế, những người dân lao động lang thang rồi cổ hươu, đầu hươu, đầu tạ, đầu trộm đuôi cướp, người ta gọi nôm na là như thế.” 

    ‘Xã hội đen và Công an’ 

    Về diễn biến vụ cưỡng chế hôm thứ Sáu, nhân chứng cho biết chi tiết:

    “Bảo ra, người ta không ra thì nó cứ xô, nó đánh, nó vụt, rồi nó khiêng ra ngoài, nó bắt đi đến mấy người,

    “Cứ xúm lại, khiêng như con lợn thôi, sau là vứt ra ngoài, còn ai bảo không nghe thì người ta trói cho lên xe thùng, mang đi nhốt thôi.”

    Nhân chứng khẳng định những người tiến hành ‘bắt trói’ và ‘vứt người lên xe’ là các đối tượng ‘xã hội đen’ và các xe thùng là ‘xe của cảnh sát.’

    Theo nhân chứng, vụ cưỡng chế diễn ra từ lúc đầu giờ sáng và kết thúc với việc 5 người dân địa phương trong nhóm khiếu nại và giữ đất bị bắt giữ.


    Cảnh bên cưỡng chế phong tỏa đường xá ở Dương Nội hôm 26/4 theo truyền thông mạng.

    Nhân chứng Quang nói tiếp: “Sáng từ lúc 8h30, nó đổ quân xuống, cho đến tối hôm qua nó giải quyết, nó bưng rào tôn kín hết, và người thì bắt đi mất năm người.”

    Hôm thứ Bảy, một người dân khiếu nại đất đai khác ở Dương Nội, bà Nguyễn Thị Tâm, khẳng định với BBC trong số người bị bắt ở vụ cưỡng chế có bà Cấn Thị Thêu, người đứng đầu một trong hai nhóm dân oan khiếu kiện đất đai nhiều năm nay ở Dương Nội.

    Bà Tâm cũng cho hay chỉ ba ngày trước cuộc cưỡng chế, đã xảy ra một vụ cưỡng chế khác vào hôm 22/4 cũng tại Dương Nội.

    Nhân chứng này nói: “Cái buổi hôm 22, chính quyền tổ chức cưỡng chế khu đất để làm đất kinh doanh dịch vụ giao cho những hộ đã nhân tiền bồi thường, nhưng đoàn chúng tôi là đoàn Dương Thị Khuê, cùng 30 hộ dân, chúng tôi có bốn nhà vướng vào vụ cưỡng chế.”

    Hôm 26/4, bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động trong lĩnh vực chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi của dân oan, nói với BBC hai vụ cưỡng chế hôm thứ Ba và thứ Sáu vẫn xảy mặc dù trước đó đã có một cuộc làm việc ở cấp Phó thủ tướng về vụ khiếu kiện đất đai kéo dài ở Dương Nội.
    Hôm thứ Bảy, bà Tâm nói với BBC:

    “Việc Phó thủ tướng họp và có chủ trương thế nào, chủ trương cụ thể thì chúng tôi chưa được biết, còn việc chính quyền Quận Hà Đông tiếp tục cưỡng chế (đất) của chúng tôi, thì chúng tôi gọi đấy là hành động tái cướp đất, vì thực ra, đất ấy đã bị cướp một lần rồi,

    “Nhưng chúng tôi đã khiếu nại lên Thanh tra chính phủ và chính Thanh tra chính phủ và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thừa nhận là chúng tôi khiếu nại đúng và Quận Hà Đông sai.”
    ‘Dân vẫn sở hữu đất’

    Cũng hôm thứ Bảy, bà Lê Hiền Đức nói với BBC bà cho rằng chính quyền địa phương, mà cụ thể là Quận và Xã đã có thể ‘tranh thủ’ tiến hành các vụ cưỡng chế để đưa các sự việc vào thế có thể được coi là sự đã rồi, trước khi các chỉ đạo mới của chính phủ có thể đi vào hiệu lực ở Dương Nội.
    .

    Chính quyền đưa xe san ủi đất vào khu ruộng được rào, sau vụ cưỡng chế hôm 26/4.
     Nhà hoạt động khẳng định với BBC một số người dân khiếu kiện vẫn còn ‘sở hữu’ các mảnh đất mà chính quyền quận Hà Đông định chuyển giao cho các doanh nghiệp và các dự án.

    Bà Hiền Đức giải thích lý do các vụ cưỡng chế và căng thẳng giữa người dân và chính quyền:

    “Vì người dân Dương Nội không nhận tiền đền bù, và đã thường xuyên từng đoàn người mặc áo đỏ đến các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ đến Mặt trận Tổ quốc, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ v.v… giăng khẩu hiệu lên, đấu tranh đòi quyền lợi…

    “Họ quyết định thế nào tôi không biết được chủ trương thế nào nhưng trên tinh thần tôi hiểu rõ ràng rằng bà con Dương Nội chưa nhận tiền đền bù, vậy thì tức là vẫn là của người ta.”

    Hôm 26/4, BBC đã liên lạc với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Quận Hà Đông để tìm hiểu về diễn biến và nguyên nhân các cưỡng chế đất gần nhất, nhưng ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đã từ chối trả lời phóng viên qua điện thoại viễn liên.

    Trong khi đó, nhiều trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh người dân Dương Nội tập trung trụ sở cơ quan Thanh tra Bộ Công an để đề nghị ‘trả người’ bị bắt sau vụ cưỡng chế hôm thứ Sáu.

    Hôm thứ Bảy, một nhà nghiên cứu về nông thôn ở Việt Nam được BBC vấn ý cho hay vấn đề cưỡng chế đất và tranh chấp, xung đột đất đai giữa chính quyền địa phương với nông dân đã đang là ‘một vấn đề nóng’ ở Việt Nam.

    Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu ‘xứng tầm’ về chủ đề này do việc điều tra, khảo sát có thể ‘động chạm’ tới chính quyền ‘cấp cao’ và trở thành một vấn đề ‘nhạy cảm, tế nhị’ đối với các dự án và đề tài nghiên cứu, dù tiến hành bởi chính các cơ quan nghiên cứu ở khu vực nhà nước.



    4 nhận xét:

    1. Trước đây cah ông chúng ta chỉ có chống giặc Tầu xâm lược để bảo vệ Đất nước. Đến thế kỷ 20 lại chống Pháp, trước năm 1973 còn "chống" Mỹ. Sau 1973 (trừ năm 1979 chống giặcTầu) và đặc biệt là vào thế kỷ 21, trên đất nước ta chỉ thấy có nội chiến-cuộc chiến giữa người Dân mất đất và chính quyền quyết tâm chiếm đất! Xem lại những thước phim quay năm 1954, thấy người nông dân háo hức đi nhận ruộng do nhà nước cấp mà ấm lòng. Thế mà giờ đây, ruộng đất không còn "về tay dân cày" nữa.
      Trả lời
    2. “Trận đánh đẹp” của Công an Hà Nội ở Dương Nội, sao không được ngợi ca?
      Không lẽ phải ca ngợi bọn đầu gấu xã hội đen nghiện tóc vàng dặt dẹo đeo thẻ cán bộ nhà nước?
      Trả lời
    3. Tễu xem lại đi ' Dân vẫn sở hữu đất'????? quyền sử dụng thôi nhé *(mình đăng hay phát ngôn của chính quyền có chính xác không?)./. Còn về mục đích thu hồi mới quan trọng nhất Tễu nhé. Muốn nói hay bình luận Tễu nên đi sâu hơn đọc lằng nhằng quá. Người dân Dương Nội đòi quyền lợi, Nhà nước thu hồi vì mục đích gì, an ninh; quốc phòng .... hay kinh tế, nếu kinh tế cứ theo 84 mà làm, nếu không đồng ý đưa ra thẩm định giá đất, tài sản gắn liền với đất. Còn an ninh; quốc phòng .... ông sử dụng đất nộp thuế hàng năm thế thì ông phải tuân theo giá nộp thuế, không lằng nhằng. Sâu hơn về kinh tế nhé, người dân không ai chịu được đền bù quyền sử dụng đất của mình 10 triệu đồng/m2, sau đó nhà đầu tư đầu tư lằng nhằng vớ vẩn bán lại với giá 50 triệu đồng/m2 cái này phải chống bằng được. Vì tiền đầu tư hạ tầng đến gần dự án hay do các đầu tư khác làm thay đổi cũng đều do ngân sách (ngân sách là thuế của dân, vay nợ ... và tài nguyên của đất nước-cái này là chính mà ra), người dân đòi là đúng, nhưng đòi như thế nào?
      Tôi không đồng ý giá đó, đề nghị thẩm định lại. Còn nếu muốn nữa thì đòi sửa đổi lại luật đất đai về quyền sở hữu đất.
      Trả lời
    4. Ngày trước chống giặc thì toàn Đảng, toàn Dân , toàn Quân chung một chiến tuyến . Ngày nay Đất Nước Hòa Bình , đất đai thuộc sở hữu toàn Dân, mà Dân lại đứng riêng một chiến tuyến, Đảng và Quân đứng ở một chiến tuyến cưỡng chế lấy đất của Dân . Không lẽ toàn Đảng, toàn Dân , toàn Quân nay không còn chung chiến tuyến ? Các ngài lãnh đạo hãy nhìn lại xem . Các ngài lãnh đạo Dân hay chống lại Dân ? Không lê dân Dương Nội bi mất đất không còn là Dân Hà Nội ?
      Trả lời