Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Hà tĩnh cướp đất của dân bán cho nhà Cự !



Ép dân lấy đất vàng cho tư nhân thuê xây karaoke

03:08 | 15/08/2016
Gần 900m2 đất vàng của một hộ dân không nằm trong dự án nhưng vẫn bị tỉnh Hà Tĩnh kiên quyết thu hồi. Mảnh đất vàng này đã được 1 DN tư nhân thuê để xây dựng nhà hàng, karaoke.
Đất ở 30 năm, bỗng nhiên bị thu hồi
Bà Nguyễn Thị Oanh (trú tại tổ 8, phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) cho biết, năm 2005, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường bao phía Tây thị xã Hà Tĩnh.
Dự án chia làm 2 giai đoạn gồm các hạng mục như đường phố chính cấp 2, hệ thống đường báo giao thông đô thị, vỉa hè, hệ thống đường điện chiếu sáng, đường nội thị, cống thoát nước…
Ép dân lấy đất vàng, Hà Tĩnh, lấy đất vàng cho tư nhân
Tháng 6/2010, bà Oanh và người chồng quá cố đã bị UBND TP lúc đó gửi công văn đến cơ quan công tác đề nghị kiểm điểm và không bố trí công việc cho hai vợ chồng, vì chưa chịu bàn giao đất
Dự án này do công ty cổ phần SIMCO Sông Đà xây dựng, việc giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư cho người dân được tỉnh giao cho thị xã Hà Tĩnh (nay là TP Hà Tĩnh) thực hiện.
Giai đoạn đầu thực hiện dự án, TP Hà Tĩnh thu hồi một phần đất ở thửa 114+118, bản đồ số 34 tại khu phố 8, phường Trần Phú để xây dựng đường Hàm Nghi.
Năm 2007, TP Hà Tĩnh tiếp tục thu hồi phần diện tích còn lại của hộ bà Oanh với 891m2 đất để xây dựng đường Phan Đình Phùng (nay là đường Lê Duẩn) kéo dài.
“Tính cả 2 giai đoạn, TP Hà Tĩnh thu hồi hơn 900m2 đất vàng của gia đình tôi. Diện tích đất trên do ông bà để lại, gia đình tôi sử dụng hơn 30 năm nay, đó là nơi để gia đình tôi an cư lạc nghiệp vừa là nơi hương hỏa cho ông bà” - bà Oanh nói.
Theo bà, việc TP Hà Tĩnh thu hồi 891m2 đất của gia đình bà là hết sức vô lý. Bởi lẽ đường Lê Duẩn và cả dự án đều không đi qua phần diện tích đất của gia đình bà.
Cho rằng 891m2 của gia đình nằm ngoài dự án của tỉnh nên trong khoảng thời gian 2007-2010 gia đình bà Oanh không giao đất đồng thời không tiếp nhận tiền đền bù để di dời đến địa điểm khác.
Ép thu hồi bằng được
Để thu hồi bằng được diện tích đất trên, TP Hà Tĩnh đã nhiều lần thành lập các đoàn kiểm tra, xử phạt hành chính gia đình bà Oanh. 
Ép dân lấy đất vàng, Hà Tĩnh, lấy đất vàng cho tư nhân

Mảnh đất vàng gần 2,200m2, góc Lê Duẩn - Hàm Nghi, ban đầu thu hồi theo quy hoạch làm khu tài chính, không hiểu sao giờ cho DN xây nhà hàng, quán karaoke
Thậm chí, tháng 6/2010, Chủ tịch TP Hà Tĩnh lúc đó đã ký văn bản gửi UBND phường Trần Phú (nơi bà Oanh làm việc) và Trường THPT Phan Đình Phùng (nơi ông Thái - chồng bà Oanh dạy học).
Chủ tịch TP yêu cầu các đơn vị trên “kiểm điểm trách nhiệm cán bộ công chức do mình quản lý về việc thực hiện chính sách pháp luật” và “tạm thời không bố trí công việc một thời gian” đốivới bà Oanh và ông Thái để họ bàn giao đất cho dự án đúng tiến độ, thời gian.
Dùng văn bản hành chính can thiệp, buộc cơ quan "xử" ông Thái, bà Oanh không xong, tháng 11/2010, chính quyền TP Hà Tĩnh đã thể hiện sự quyết tâm thu đất bằng được, quyết định xử phạt được đưa ra, buộc ông Thái phải nộp 1250.000 đồng vì đã không “trả lại đất đúng thời hạn theo quyết định thu hồi đất”.
Cho DN thuê mở nhà hàng?

Trước áp lực từ TP Hà Tĩnh, năm 2011 gia đình bà Oanh buộc phải giao đất để chính quyền triển khai dự án. Sau khi chuyển về khu tái định cư, gia đình bà Oanh tiếp tục làm đơn khiếu nại đến chính quyền các cấp. 
Hơn 5 năm gõ cửa nhiều cơ quan chức năng nhưng những bức xúc của gia đình vẫn chưa được giải quyết. Trong khi đó, phần diện tích đất của bà Oanh, sau một thời gian kiên quyết thu hồi bằng được đã bỏ hoang trong gần 3 năm.
Ép dân lấy đất vàng, Hà Tĩnh, lấy đất vàng cho tư nhân
Quyết định cho thuê 50 năm theo giá nhà nước, trong lúc giới buôn đất khẳng định mảnh đất này đẹp nhất nhì thành phố, trăm tỷ khó mua.
Đến cuối năm 2015, bất ngờ UBND tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương cho 1 doanh nghiệp tư nhân thuê 50 năm, xây dựng nhà hàng, karaoke.
Theo tìm hiểu của VietNamNet, việc giao đất này diễn ra vào đầu năm 2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao 2175,4m2 cho công ty TNHH MTV Đầu tư Đại Thành trong vòng 50 năm. Khu vực đất giao bao gồm toàn bộ diện tích đất của gia đình bà Oanh trước đây và một phần diện tích đất tự nhiên quanh khu vực.
“Gia đình tôi đang sinh sống yên ổn bỗng nhiên TP Hà Tĩnh lấy đất để làm dự án, nay chẳng thấy dự án đâu, chính quyền lại sử dụng đất của gia đình tôi cho doanh nghiệp thuê để xây dựng nhà hàng là không công bằng” - bà Oanh nói.
Ngày 13/1/2016, ông Hà Văn Trọng, Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh có công văn số 105 UBND-TNMT trả lời gia đình bà Oanh.
Trong công văn, lãnh đạo TP Hà Tĩnh cho rằng: “Sau khi nhà nước thu hồi đất ở dành vào mục đích công cộng thì việc bố trí đất cho các mục đích khác là phù hợp với quy hoạch chung là cần thiết”.
Bà Oanh cho hay, công văn trả lời của lãnh đạo TP Hà Tĩnh không thỏa đáng, đi ngược lại với nguyện vọng, lợi ích và quyền của công dân. Do đó, bà tiếp tục gửi đơn kiện nghị đến các bộ ngành trung ương để được giải quyết.
Lê Minh 

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

Trại bảo trợ Vĩnh Yên khủng bố Mẹ Liệt sỹ !

TRUYỀN HÌNH CỦA BẠN - CHTV


 Cụ Trần Thị Đông - diện chính sách : Mẹ Liệt sỹ, Huân chương kháng chiến hạng nhì. - bỏ trốn khỏi trung tâm dưỡng lão Tam Đảo Vĩnh Yên  5 lần để kêu cứu !
 Cụ Đông là một Giáo dân. Cụ từng lăn lộn chiến trường Tây bắc, Lào. Con gái làm cho hàng không VN và bị tai nạn đã chết, con trai hy sinh tại chiến trường. Cụ có Huân chương kháng chiến hạng nhì, 30 năm tuổi đảng.
 Nhà nước chuyển cụ từ Đức Thọ Hà Tĩnh ra trung tâm bảo trợ Vĩnh yên từ năm cụ 40 tuổi ( tránh bị trả thù vì hoạt động cách mạng - cụ cho biết ).
 Hiếu giám đốc trại đã để các cán bộ và các đối tượng khác hành hung cụ, cụ báo cáo 5 lần cho  Hiếu về việc bị đe doạ , Hiếu bảo : "bà cứ để cho chúng nó đánh xem" .
   Tiên là một nữ cán bộ đánh cụ bằng dép mặc dù ba cán bộ khác can ngăn.
 Hai bảo vệ trại nói cụ sau khi cụ trốn trại lần 4 ( cụ lẻn ra, gọi taxi đón đi trốn, kêu cứu) : "đố bà trốn đi lần nữa, về là sẽ không để yên ... ".
 Cụ đã một lần  đến VOV nhờ can thiệp, cán bộ VOV ( đài tiếng nói Việt Nam) lại gọi cán bộ trại mang xe đến  "nắm chân nắm tay cụ vứt lên xe chở về trại " ( cụ tả cách cán bộ nắm hai chân hai tay !)
 Cụ rất thông thái và có sức sống mãnh liệt, sử dụng điện thoại bé tí, lưu số từ công an đến cán bộ, số của lái xe taxi, số của nhiều người...


CHTV sẽ đăng ảnh từng cán bộ trại này lên, có tên tuổi đầy đủ để cộng đồng nắm rõ.

PS : vào lúc 19 h cùng ngày (20.9) cụ bị suy nhược do từng bị đột quỵ, yếu, bạn thanh niên giúp cụ đã đưa cụ đi cấp cứu, hiện cụ đang tại bệnh viện.


VOVA Phone : 0983839610
WhatsApp : 0983839610
Skype : vova10702

https://www.facebook.com/100004866858280/videos/792065854298969/

#nhanquyen #traivinhphuc #danapcugia

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Phó chủ tịch Quận Cầu Giấy bảo kê móc túi !

Đây chân dung của kẻ "lừa đảo":Trịnh thị Dung (phó chủ tịch UBND quận Cầu giấy)
 Hắn đã "Trốn tránh trách nhiệm" vì:
Hắn đã dung túng cho 6 trường (trong số 14 trường mầm non ở quận Cầu giấy,Hà nội) :
Ngoài những khoản thu theo qui định của nhà nước,hắn đã bày ra 1 khoản thu (trái với qui định) để nuốt tiền (bằng xương máu,mồ hôi,nước mắt của các phụ huynh) :
Mỗi cháu phải nộp thêm 300.000đồng/1 tháng.

 

Các phụ huynh rất bức xúc,gửi đơn "kêu cứu" đến nhiều nơi !
Khi công dân chống tham nhũng (Lê Hiền Đức) nhận được thông tin đã lên tiếng:

1-) Trên tinh thần "đóng cửa bảo nhau":tôi đã gọi điện đến viên phó chủ tịch này :yêu cầu gặp trực tiếp để lắng nghe tình hình rồi:
trả lại tiền (đã thu sai qui định) đến tay phụ huynh !
2-) Tên Dung đã hẹn "như đinh đóng cột" sẽ gặp trực tiếp Công dân vào hồi 17 giờ đến 17 giờ 30 phút,ngày 19/4/2017 tại :
Phòng số 1 của trụ sở UBND quận Cầu giấy.
3-) Nhưng sát giờ hẹn thì tên này gọi điện đến công dân Lê Hiền.Đức:" ...hủy cuộc hẹn gặp hắn vì có việc gia đình...",hắn còn hứa sẽ trao đổi với đ/c Ngọc Anh (trưởng phòng giáo dục của quận) để đ/c ấy gặp bác...,và rồi sẽ gọi lại ngay cho bác !.
Trong khi tôi đã sẵn sàng chuẩn bị lên xe để đến làm việc !
Thì 1 cuộc điện thoại từ người nhân viên văn phòng UBND quận gọi đến :
     Kính mời các bạn nghe ghi âm của cuộc điện thoại sẽ đăng tiếp theo để biết sự gian trá ,lật lọng của tên phó chủ tịch lừa đảo này ! (chỉ thương cô văn phòng mất tiền oan cho cuộc điện thoại để che đậy cho kẻ này !)

Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

Trung quốc xâm phạm lãnh hải Việt nam !

Trung Quốc rầm rộ tập trận cách Đà Nẵng 75 hải lý, Mỹ tăng cường tuần tra biển Đông

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng hơn khi vấn đề hạt nhân Bắc Hàn vẫn bế tắc và Bắc Kinh chủ trương kiểm soát biển Đông mạnh mẽ hơn. Bộ Quốc Phòng Mỹ vừa tuyên bố sẽ tăng cường tuần tra biển Đông để tạo sự hiện diện nổi bật hơn nữa của quân lực Hoa Kỳ trong vùng biển chiến lược này, nơi Trung Quốc đang tập trận quy mô lớn chỉ cách bờ biển Đà Nẵng (Việt Nam) khoảng 139 km.
Phó Đô đốc Hải quân Mỹ thăm Việt Nam năm 2012
Tờ Nhật báo Phố Wall (WSJ) cho hay các quan chức Mỹ đã xác nhận rằng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ sẽ thực hiện “các hoạt động tự do hàng hải” với tần suất từ 2 đến 3 lần mỗi tháng nhằm đối đầu với Trung Quốc khi nước này đang tăng cường các yêu sách về chủ quyền và kiểm soát mạnh mẽ trên thực địa các đảo và tuyến hàng hải trên biển Đông.
Lịch tuần tra dự kiến nêu trên là chưa từng có kể từ thời cựu Tổng thống Barack Obama. Thậm chí dưới thời tổng thống đảng Dân chủ nhiều cuộc tuần tra của hải quân Mỹ trên biển Đông đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại do các vấn đề chính trị liên quan đến Trung Quốc.
Từ khi Tổng thống Trump nhậm chức hồi tháng 1, “các hoạt động tự do hàng hải” tại biển Đông mới được khởi động trở lại với 3 đợt tuần tra đã diễn ra. Tính cả nhiệm kỳ 8 năm cầm quyền của ông Obama, hải quân Mỹ chỉ có tổng cộng 4 lần tuần tra biển Đông, khiến Trung Quốc có nhiều không gian để đẩy mạnh bồi đắp và xây các hòn đảo nhân tạo tại vùng biển chiến lược này.
Trong các lần tuần tra biển Đông của hải quân Mỹ vừa qua, chính quyền Trung Quốc luôn lên án mạnh mẽ và yêu cầu các bên không được làm phức tạp thêm tình hình.
Tuy nhiên, những gì Bắc Kinh đang thực thi trên thực địa lại khác xa những ngôn từ ngoại giao của nước này.
Tàu cảnh sát biển hiện diện ở biển Đông gần Malaysia năm 2014
Hôm thứ Sáu (1/9), báo Thanh Niên có đưa tin Trung Quốc đang tập trận tại cửa Vịnh Bắc bộ (Việt Nam) từ 29/8 tới 4/9.  Tờ báo này dẫn nguồn từ website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo rằng nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 7 giờ ngày 29/8 đến 7 giờ ngày 4/9 tại khu vực nối liền bởi 4 địa điểm có tọa độ: 17 độ 15’ vĩ bắc/109 độ 40’ kinh đông, 17 độ 15’ vĩ bắc/110 độ 40’ kinh đông, 16 độ 20’ vĩ bắc/110 độ 40’ kinh đông và 16 độ 20’ vĩ bắc/109 độ 40’ kinh đông. Ít nhất một phần khu vực có diện tích tương đương 11.000 km2 này nằm hoàn toàn trong vùng biển Việt Nam, cụ thể là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong đó, vị trí 16 độ 20’ vĩ bắc/109 độ 40’ kinh đông chỉ cách Thành phố Đà Nẵng khoảng 75 hải lý (139km) về phía đông. Thông báo của MSA còn ngang nhiên cấm tàu bè đi vào khu vực rộng lớn nói trên trong thời gian diễn ra cuộc diễn tập phi pháp này.
Báo Thanh Niên đã cho đăng tải bản đồ minh họa khu vực tập trận rộng lớn của Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Trung Quốc tập trận chỉ cách Đà Năng khoảng 139km. (Đồ họa: Báo Thanh Niên)

Phía Trung Quốc còn thông báo tiến hành 3 cuộc tập trận bắn đạn thật phi pháp trong các ngày 31/8, 1/9 và 2/9, lần lượt tại các khu vực nằm gần các đảo Phú Lâm, Quang Hòa và Hoàng Sa ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nếu các cuộc tập trận này diễn ra trên thực tế thì đây là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, đe dọa an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông.
Trước đó vào ngày 31/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc thông báo tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Việt Nam hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Lập trường của Việt Nam là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982. Việt Nam đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại biển Đông”.
Hiện tại phía Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế chưa có phản ứng chính thức về việc Trung Quốc đơn phương vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam.
Tân Bình (T/h)
Xem thêm:

    Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

    Dân oan Ba Vì ba bốn ngày biểu tình đòi đất !

    Dân oan Ba Vì liên tiếp biểu tình ba bốn ngày nay :
    Nhân dân ở thôn Bằng tạ,xã Cẩm lĩnh,huyện Ba vì đã :
    1-) Đoàn kết chặt chẽ,
    2-) Làm mọi việc đúng pháp luật,
    3-) Rất dũng cảm !
    4-) Kiên trì: hàng trăm người dân: già trẻ,gái trai,cụ già trẻ nhỏ trải chiếu ngồi đội mưa,dãi nắng,nấu ăn tại chỗ ..đã tập trung trong trật tự, chặn cổng khu du lịch Đầm long để giữ đất (không cho khách vào du lịch tại đây) !
    Đây là hình ảnh của ngày thứ tư nhân dân tập trung để đấu tranh đòi Công lý !

    Kính mong các bạn trong nước và trên thế giới vì lẽ phải,vì công lý,vì 1 sự Minh bạch mà lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh này của nhân dân thôn Bằng tạ,xã Cẩm lĩnh,Ba vì.

    https://youtu.be/J1bczSmDvvE

    Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

    Luật lỏng lẻo, thu hồi đất của dân vô tội vạ !

    Chế độ thu hồi đất hiện nay đang 'vô tội vạ'
    TTO - Chế độ thu hồi đất, định giá đất bồi thường khi thu hồi hiện nay còn nhiều bất cập, khiến các địa phương lợi dụng, thu hồi đất của dân vô tội vạ.
    24/08/2017 08:35 GMT+7
    Tuổi trẻ.
    Tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả sử dụng đất xây dựng đô thị” do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức ngày 23-8 ở Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng chế độ thu hồi đất, định giá đất bồi thường khi thu hồi hiện nay còn nhiều bất cập, khiến các địa phương lợi dụng, thu hồi đất của dân �vô tội vạ.
    Diện thu hồi đất quá rộng, chưa công bằng
    Theo TS Phạm Sỹ Liên (viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xây dựng và đô thị, thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam), nhiều nước trên thế giới chỉ quy định khi cần thiết vì mục đích công cộng (bệnh viện, trường học...) thì nhà nước mới thu hồi đất.
    Trong khi đó, Luật đất đai của nước ta hiện nay quy định diện thu hồi đất bao gồm “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”.
    Ông Liên cho rằng chế độ thu hồi đất như vậy là “vô tội vạ” và việc thu hồi đất không để ý đến bảo vệ tài sản ở trên đất của người dân, dẫn đến lạm dụng trong thu hồi đất, dễ xảy ra tiêu cực.
    Ông Liên cho rằng phạm vi áp dụng phương thức thu hồi đất mở ra quá rộng, nhiều dự án khó chứng minh vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
    Do vậy, đã đến lúc đánh giá đúng thực trạng thu hồi đất, có giải pháp xử lý thỏa đáng theo hướng thu hẹp phạm vi áp dụng và quy định thêm khâu tổ chức thẩm định mục đích thu hồi đất có thực sự vì lợi ích chung hay không.
    Ông Liên đề nghị khi thu hồi nhà ở cần xem xét thêm vấn đề thu nhập của hộ dân gắn với nơi ở.

    Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

    Cần thanh tra lại Thanh tra Chính phủ !

    Tháng 10 mới công bố kết luận thanh tra 'biệt phủ' Yên Bái: Cục trưởng Phòng chống tham nhũng nói gì?

    VTC  
    Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng lên tiếng trước thông tin Thanh tra Chính phủ sẽ công bố kết luận thanh tra "biệt phủ'' ở Yên Bái trong tháng 10.
    Trả lời VTC News sáng 24/8, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho biết, hiện cơ quan này vẫn chưa ấn định được thời gian cụ thể để công bố kết luận thanh tra tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Yên Bái Phạm Sỹ Quý.
    “Hiện nay, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ vẫn đang tiếp tục xem xét kỹ nội dung dự thảo kết luận thanh tra và chưa ký kết luận chính thức, do đó, vẫn chưa có lịch chính thức để công bố”, ông Đạt nói.
    Thang 10 moi cong bo ket luan thanh tra 'biet phu' Yen Bai: Cuc truong Phong chong tham nhung noi gi? - Anh 1
    Ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ).
    Liên quan đến thông tin cho rằng thời điểm công bố kết luận thanh tra ở Yên Bái có thể sẽ bị lùi đến tháng 10/2017 do Ban Nội chính Trung ương cũng đang kiểm tra ở tỉnh Yên Bái, ông Đạt cho biết sẽ “không lâu đến như thế”.
    “Không lâu đến như thế đâu. Ban Nội chính Trung ương họ kiểm tra là việc của họ, còn Thanh tra Chính phủ thanh tra thì đã làm xong rồi, hai bên độc lập nhau. Còn Ban Nội chính Trung ương họ kiểm tra theo yêu cầu của Trung ương, thì có thể thời gian sẽ kéo dài hơn”, ông Đạt giải thích.
    Khi được hỏi về vai trò và quyền hạn của mình trong việc thanh tra "biệt phủ'' ở Yên Bái, ông Đạt cho biết: “Vì tôi không có quyền, lãnh đạo ở trên mới là người quyết định. Lãnh đạo trên Thanh tra Chính phủ rồi trên nữa... Chứ tôi sao đủ thẩm quyền để công bố được. Công việc giao cho tôi thanh tra thì tôi làm, rồi báo cáo lại, còn xem xét, công bố kết luận ra sao thì tôi đâu có quyền, mà do lãnh đạo ở trên”.
    Theo ông Đạt, dù bị lùi thời gian công bố chính thức nhưng cũng không ảnh hưởng đến nội dung các vấn đề liên quan đến dự thảo kết luận đã được xây dựng.
    “Khi có công bố kết luận thanh tra, chúng tôi sẽ gửi cho tất cả các cơ quan thông tấn báo chí. Nguyên tắc là công khai, minh bạch, khách quan, không có gì phải giấu diếm ở đây cả”, ông Đạt nói.
    Như vậy, đây là lần thứ 5 liên tiếp Thanh tra Chính phủ liên tiếp hoãn công bố kết luận thanh tra về tài sản của ông Phạm Sỹ Quý.
    Trước đó, trong nhiều lần trả lời VTC News,đại diện Thanh tra Chính Phủ đã nhiều lần “hứa” về thời điểm công bố kết luận thanh tra, song đến phút cuối đều bị trì hoãn.
    Lưu Thủy
    Video: Vì sao liên tục hoãn công bố kết luận thanh tra ở Yên Bái?

    Biệt thự nhà Kim Tiến - tham nhũng từ đâu ?

    BÀ BỘ TRƯỞNG Y TẾ, BÀ ĐANG Ở ĐÂU????

    Mấy hôm nay trên mạng rần rần đưa tin công ty VN Pharma (công ty nhập về thuốc chữa bệnh ung thư giả và chi hoa hồng hết 7 tỷ5 để các bác sĩ kê toa thuốc dỏm cho bệnh nhân ung thư), có lời đồn kèm hình ảnh lãnh đạo công ty này đã mua tặng bà bộ trưởng một căn nhà ở đường Nguyễn Văn Hưởng trị giá hơn 60 tỷ. Chắc chắn suốt thời gian bà làm bộ trưởng y tế, bà đã nhận nhiều món quà của các đơn vị và cá nhân khác nữa. Chắc hẳn vàng và đô la bà đã chất đầy và kiểu ăn chơi của các con bà ở nước ngoài cũng nói lên điều ấy. Bởi ngành y tế gắn liền với cuộc sống của hàng chục triệu người dân Việt. Là nơi đẻ ra lợi tức đếm không xuể. Chỉ riêng việc cung cấp thuốc cho các bệnh viện và mua sắm thiết bị y tế, nhập thuốc trị bệnh, chủng ngừa và xây dựng bệnh viện, lợi tức đã lên đến hàng ngàn tỷ. Muốn đạt được những món lợi khủng khiếp này, chắc chắn phải có sự giúp sức của bà và các cán bộ khác của ngành. Bây giờ mọi việc đã bị phanh phui, bà ở đâu, sao không lên tiếng.

    Công ty VN Pharma đã chi 7 tỷ 5 để cho các bác sĩ cho toa mua thuốc giả. Và hôm nay, trước toà con số hoa hồng đó lên đến hàng trăm tỷ để ra toa nhiều loại thuốc khác nữa. Kinh thật! Với tư cách là tư lệnh ngành y tế, đề nghị bà lên tiếng và công bố danh sách những bác sĩ đã nhận phong bì để làm công việc trên, để những bệnh nhân đang cầm trên tay toa thuốc với chữ ký của bác sĩ đó có thể tìm đến bác sĩ khác để kiếm mua thuốc thật tiếp tục điều trị hòng hi vọng qua được cơn bệnh ngặt nghèo. Và những kẻ sát nhân mang áo blouse trắng đó, bà sẽ xử trí với họ ra sao? Bà đang ở đâu, lên tiếng đi chứ.

    Bị bệnh đã là khổ, bi bệnh ung thư lại càng khổ hơn vì khi mang bệnh như mang án tử hình, không biết lúc nào bị thi hành án. Bệnh thì chỉ mong có thuốc trị, thế nên phải bán nhà cửa, ruộng vườn để mua thuốc chữa, lại bị mua thuốc giả, tiền mất tật mang. Bây giờ, sự thật đã bị bóc trần là bà và người nhà của bà có dính líu tới công ty khốn kiếp ấy. Đã có bao nhiêu bệnh nhân  đã chết vì điều trị thuốc giả, có bao nhiêu người đã chi những đồng tiền khốn khó của mình để mua thuốc giả? Số tiền ấy lên đến con số bao nhiêu, bà ở đâu, sao không thông báo cho mọi người cùng biết.

    Bà và người thân của bà nhận nhà cửa, tiền lương, cùng chia lợi tức với công ty vô lương đó suốt một thời gian dài. Công ty đó phát triển và thắng thầu cung cấp thuốc rất nhiều bệnh viện trong cả nước. Nếu không có tên tuổi và dựa thế lực của bà, thử hỏi công ty này có được phát triển như thế không? Thế thì tội ác của công ty này có sự góp phần của bà, nếu nói cho đúng hơn, bà là đồng thủ phạm của những hành động vô nhân tính và tàn độc này. Toà đang xử án và những kẻ gây tội ác đang xin giảm nhẹ hình phạt. Bà cũng là kẻ có tội, bà đang ở đâu, sao không có mặt ở toà để nhận tội?

    Hỡi bà Kim Tiến, đương kim bộ trưởng bộ y tế, bà hãy xuất đầu lộ diện để trả lời những tội ác của bà, bà không thể trốn  tránh mãi được vì những hành động vô  lương tâm, tàn nhẫn và không còn chút tính người của lũ quỷ đó có trách nhiệm của bà. Nhân dân và những nạn nhân của sự lừa đảo này đang mong chờ sự xuất hiện của bà. Quay đầu là bờ, bà nên trả lời những câu hỏi của nhân dân. Tội ác của bà và những người cộng sự khốn nạn của bà chắc chắn không thể tha thứ được, nhưng nếu bà biết hồi tâm, những ngày còn lại của bà có thể sẽ thanh thản hơn.

    Bà hãy đến các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện ung bướu, để chứng kiến nỗi đau và cuộc sống khốn khổ của bệnh nhân và người nhà của những người đang chờ chết, bà hãy giập đầu xin lỗi họ, tạ tội với họ. Bởi phụ trách y tế của cả nước, không những bà không đem lại cho họ những tiện nghi sinh hoạt tối thiểu của một con người khi vào bệnh viện mà bà còn cấu kết với lũ súc sinh để bán thuốc giả cho họ. Bà và đồng bọn đã làm giàu trên những tế bào ung thư của người bệnh. Họ nhịn ăn, nhịn mặc, bán nhà, bán ruộng để mua những liều thuốc giả, sao các người khốn nạn thế, ăn cả máu mủ của đồng loại đang tật bệnh.
    Tội lỗi của bà sẽ đưa bà xuống địa ngục. Bà và những phe cánh của bà là lũ giết người tập thể. Tội ác này tha thứ làm sao được, hỡi bà?
    24.8.2017
    DODUYNGOC

    Cần bỏ tù Kim Tiến !

    Cần khởi tố hình sự, truy tố bộ trưởng y tế và cục trưởng cục dược ra toà !

      Vụ Pharma nhập thuốc ung thư giả: Tất cả cán bộ y tế sai phạm đều thoát vành móng ngựa
    P.N Theo Thời đại

    Được xác định có sai phạm khi không phát hiện ra hồ sơ xin nhập khẩu thuốc của VN Pharma có thiếu sót, mâu thuẫn, nhưng các cán bộ Cục Quản lý Dược vẫn không bị truy cứu hình sự.
    9.300 hộp thuốc chữa ung thư giả: Các bị cáo đổ lỗi cho nhà sản xuất, LS nói nguyên GĐ VN Pharma "chỉ là nạn nhân..."
    Bán thuốc chữa ung thư giả: Nguyên GĐ VN Pharma khẳng định "không biết lô thuốc nhập về là giả"
    Trong buổi chiều ngày 22/8, khi phiên tòa xét xử vụ án buôn lậu thuốc ung thư giả xảy ra tại công ty cổ phần VN Pharma bước vào phần tranh luận, theo thông tin từ báo Dân trí, Viện KSND cho rằng trong vụ án, có hàng loạt cán bộ của Bộ y tế sai phạm. Tuy nhiên, không truy cứu trách nhiệm các công chức này.
    Theo tường thuật của báo Tiền Phong, tại phiên tòa, VKS đã nêu tên các cán bộ của Bộ Y tế có sai phạm là: ông Nguyễn Tấn Đạt (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược), ông Phạm Công Chiến (Trưởng phòng Quản lý kinh doanh Dược, Trưởng phòng pháp chế), bà Lê Thúy Hương (chuyên viên) - những người trong Tổ thẩm định, có trách nhiệm thẩm định tính pháp lý của hồ sơ, đơn hàng nhập khẩu thuốc H-Capita 500 mg Caplet của Cty VN Pharma.
    Về sai phạm của các cán bộ này, báo Tuổi trẻ trích dẫn cáo trạng cho biết, dù hồ sơ xin nhập khẩu thuốc của VN Pharma có thiếu sót, mâu thuẫn nhưng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế không phát hiện ra.
    Nguồn trên cho hay, quá trình điều tra cho thấy 9.300 hộp thuốc H-Capita được dán tem từ Ấn Độ về Singapore, sau đó nhập khẩu về VN.
    Tuy nhiên xác minh mã vạch, mã số in trên vỏ thuốc thì không được đăng ký bởi quốc gia nào.
    Kết quả điều tra và ủy thác tư pháp cho thấy không có công ty nào đăng ký kinh doanh như giấy tờ của VN Pharma nộp cho Cục Quản lý Dược.
    Các chứng thực hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán VN tại Canada về giấy tờ công ty đều là giả mạo.
    Tuy nhiên, báo Dân trí cho hay, theo Viện KSND, Cơ quan điều tra không truy cứu hình sự các công chức Bộ Y tế vì trong quá trình khởi tố vụ án, điều tra vụ án, Cục Quản lý Dược đã tích cực phối hợp, cung cấp tài liệu phục vụ điều tra.
    Với các sai phạm này, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) chỉ gửi văn bản kiến nghị Bộ Y tế xử lý, khắc phục thiếu sót trong quản lý kinh doanh dược phẩm.
    Nhận định về vụ thuốc chữa ung thư dỏm ở VN Pharma trên báo Infonet, Giáo sư Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho rằng, đây như một báo động đỏ về "y đức".
    Vị Giáo sư nói với nguồn trên, rõ ràng ai cũng biết thuốc nhập về được là do Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế và chắc chắn Cục Quản lý dược phải có trách nhiệm khi để những thuốc này có thể an toàn về Việt Nam.
    Tại tòa, báo Tuổi trẻ thông tin, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, có những kẽ hở trong quản lý nhà nước đối với ngành dược hiện nay và sự tha hóa của các bác sỹ khi nhận hoa hồng để kê đơn thuốc kém chất lượng cho người dân.

    Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

    Biệt phủ của quan thời loạn xứ quân !

    Nóng nhất tuần: Những dinh thự, biệt phủ "ồn ào" dư luận

    Chủ Nhật, ngày 02/07/2017, 13:37

    Hình ảnh những ngôi biệt thự của quan chức và được cho là của quan chức tại một số địa phương được nhiều người quan tâm vì sự bề thế, vì nằm tại vị trí đắc địa, "đất vàng" hoặc do nằm trên đất nông nghiệp... Nhiều biệt thự trong số này đã "ồn ào" dư luận trong suốt quãng thời gian dài...

    Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

    Báo cáo kiểm toán nhà nước 2016 .

    (VNF) – Kiểm toán Nhà nước chỉ ra thua lỗ lớn ở nhiều doanh nghiệp trực thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước; nợ quá hạn, nợ khó đòi tại nhiều DNNN phát sinh lớn; cảnh báo việc sử dụng đòn bẩy tại nhiều “ông lớn” nhà nước. 

    Thua lỗ lớn ở nhiều DNNN trực thuộc

    Theo báo cáo kiểm toán 2016 của Kiểm toán Nhà nước, hiệu quả kinh doanh của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước giảm sút so với năm 2014. Cụ thể, lợi nhuận năm 2015 của Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) giảm 13%; TCT Cấp nước Sài Gòn giảm 6,7%; TCT Địa ốc Sài Gòn giảm 40,1%; TCT Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam giảm 16%.
    Nhiều doanh nghiệp trực thuộc thua lỗ lớn, tiêu biểu nhất là trường hợp của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT). Lỗ lũy kế đến 31/12/2015 của các công ty con trực thuộc VNPT gồm: Công ty Cổ phần Vật liệu Bưu điện Việt Nam 53,28 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Phát triển Dịch vụ Học tập và Giải trí trực tuyến VDC 26,86 tỷ đồng; Công ty TNHH Sản xuất thiết bị viễn thông - TELEQ 22,49 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật viễn thông 16,65 tỷ đồng.
    Thêm vào đó là Công ty TNHH MTV Cáp quang FOCAL 13,15 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Cáp quang Việt Nam 13,62 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Phát triển công trình viễn thông 8,18 tỷ đồng; Công ty CP Bất động sản Bưu chính Viễn thông 6,35 tỷ đồng; Công ty CP Vật liệu xây dựng Bưu điện Việt Nam 6,11 tỷ đồng; Công ty CP Dịch vụ Du lịch trực tuyến 4,52 tỷ đồng
    Ngoài ra, nhiều DNNN trực thuộc khác cũng lỗ lũy kế lớn như: Vicem (Vicem Tam Điệp 1.156 tỷ đồng, Vicem Hải Phòng 359 tỷ đồng); VRG (Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao su 317,9 tỷ đồng); Handico (Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội số 68 là 52,30 tỷ đồng); Lilama (Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Vàng 94,30 tỷ đồng).
    VNPT

    Nhiều doanh nghiệp trực thuộc VNPT rơi vào tình trạng thua lỗ

    Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn âm vốn chủ sở hữu, như TCT Vận tải Hà Nội (Công ty liên doanh Sakura Hà Nội Plaza 168,74 tỷ đồng - lỗ trước khi bàn giao về TCT); Petrolimex (Công ty TNHH MTV Petrolimex Singapore 1.335,23 tỷ đồng); Vietnam Airlines (Công ty Cổ phần Hàng không Jestar Pacific Airlines 129 tỷ đồng); TCT Du lịch Hà Nội (Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hoàn Kiếm 79,2 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Dân chủ 51,83 tỷ đồng); VNPT (Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện 43,14 tỷ đồng).
    Nghiêm trọng hơn, một số công ty có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc giải thể như: Samco (Công ty Xây dựng Giao thông Sài Gòn); UDIC (Công ty Liên doanh Xây dựng Hà Nội - Bắc Kinh dừng hoạt động từ năm 2009).
    Bên cạnh đó, một số đơn vị hoạt động đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, tiền gửi rủi ro cao, chậm được thu hồi; chậm thoái vốn các khoản đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không phù hợp với Điều 21, Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ; tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp không phù hợp với Điều 189, Luật doanh nghiệp 2014 .

    Nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh lớn

    Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết, nhiều doanh nghiệp quản lý nợ phải thu chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ quá hạn. Những cái tên được Kiểm toán Nhà nước đề cập đến gồm: Petrolimex 889,65 tỷ đồng; Becamex 813,17 tỷ đồng; TCT Xây dựng Hà Nội 245,97 tỷ đồng; Satra (Công ty mẹ 226,33 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng Công nghiệp 14,19 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Quận 3 là 12,87 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Satra Tây Nam 5,56 tỷ đồng.
    Cùng với đó là Công ty Cổ phần Vật tư Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 6,19 tỷ đồng); UDIC (Công ty mẹ 215,66 tỷ đồng); TCT 319-BQP (Công ty mẹ 115,31 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại 319 là 16,80 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc 12,35 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV 319 miền Trung 8,22 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV 319.2 là 8,13 tỷ đồng); Licogi (Công ty mẹ 58,31 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Lắp máy và Điện nước 32,55 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Cơ khí Đông Anh 14,5 tỷ đồng); TCT Cấp nước Sài Gòn (Công ty mẹ 74,03 tỷ đồng).
    Petrolimex

    Petrolimex dẫn đầu danh sách nợ quá hạn với 889,65 tỷ đồng, đồng thời, Kiểm toán Nhà nước cũng cảnh báo Petrolimex Singapore âm vốn chủ sở hữu tới 1.335,23 tỷ đồng

    Không chỉ nợ quá hạn, nợ khó đòi tại nhiều DNNN cũng phát sinh lớn, như: VRG 2.077,37 tỷ đồng, chiếm 49% nợ phải thu; VNPT 1.455,31 tỷ đồng, chiếm 19,5%; TCT Địa ốc Sài Gòn 233,23 tỷ đồng; Samco 114,69 tỷ đồng; TCT Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai (Công ty mẹ 122,79 tỷ đồng, chiếm 62,75%; Công ty Cổ phần Tổng hợp Gỗ Tân Mai 37,28 tỷ đồng); Vicem 97,57 tỷ đồng; TCT Du lịch Hà Nội 49,42 tỷ đồng.
    Song song là những cái tên: Petrolimex (Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco 18,66 tỷ đồng; TCT Gas Petrolimex 7,62 tỷ đồng; Công ty Xăng dầu Long An 7,14 tỷ đồng; Công ty Xăng dầu Khu vực 2 là 3,71 tỷ đồng); TCT Cấp nước Sài Gòn (Công ty mẹ 14,68 tỷ đồng); Vietnam Airlines (Một số đơn vị trực thuộc phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Công ty mẹ 36,81 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam 29,09 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Hàng không Jestar Pacific Airlines 7,05 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Cung ứng Xuất nhập khẩu lao động hàng không 6,32 tỷ đồng).
    Ngoài ra, nhiều DNNN tạm ứng nội bộ tồn đọng nhiều năm chưa thu hồi được; cho vay, bảo lãnh, hỗ trợ vốn trong nội bộ tiềm ẩn nguy cơ khó đòi, mất vốn; quản lý, sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả, để ứ đọng không còn nhu cầu sử dụng , chậm luân chuyển…

    Cảnh báo việc sử dụng đòn bẩy tài chính

    Theo Kiểm toán Nhà nước, tình trạng doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, tiềm ẩn rủi ro mất cân đối tài chính chưa được khắc phục chưa được khắc phục.
    Một số doanh nghiệp có thể kể đến như: Vicem (Vicem Tam Điệp 57 lần); TCT 319 - BQP (Công ty TNHH MTV 319.5 là 38,54 lần; Công ty TNHH MTV 319.2 là 26,27 lần; Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc 26,48 lần; Công ty TNHH MTV 319.1 là 15,08 lần; Công ty TNHH MTV 319 Miền Trung 14,08 lần).
    Thêm vào đó là TCT Xăng dầu Quân đội - BQP 17,13 lần; Vietnam Airlines (Công ty TNHH MTV Nhiên liệu hàng không Việt Nam 6,83 lần; Công ty mẹ 5,75 lần; Công ty Cổ phần Cung ứng Xuất nhập khẩu lao động Hàng không 4,05 lần); Becamex (Công ty Cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bình Dương 5,15 lần).
    Mipeco

    Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của TCT Xăng dầu Quân đội lên đến 17,13 lần

    Trong khi đó, một số đơn vị chưa được góp đủ vốn điều lệ như: VNPT (TCT Dịch vụ Viễn thông  - VNPT Vinaphone thiếu 2.473 tỷ đồng; TCT Truyền thông thiếu 1.594 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính viễn thông thiếu 187,5 tỷ đồng); TCT Cấp nước Sài Gòn (Công ty mẹ thiếu 256,98 tỷ đồng); TCT 319-BQP (Công ty TNHH MTV 319.3 thiếu 130 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại 319 thiếu 41,30 tỷ đồng); TCT Xăng dầu Quân đội - BQP thiếu 91,16 tỷ đồng.
    Một số đơn vị lại có vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ nhưng chưa được các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý như Vicem (Công ty mẹ 829,5 tỷ đồng); TCT Xăng dầu Quân đội - BQP (Công ty TNHH MTV 165).

    Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

    Nghị kiểu gì đây ?

    Thông tin nóng,rất nóng !!
    Kính thưa các bạn trong nước,
    Kính thưa các bạn trên toàn thế giới,
    Kính thưa các vị lãnh đạo có Tâm,có Đức, nghiêm túc của toàn dân
    Việt nam !
    Tôi là Lê Hiền Đức 86 tuổi,1 công dân "chống tham nhũng" ở Việt nam,tôi không có chức, không có quyền ,không có nhiệm vụ gì trong các cơ quan nhà nước !
    Tôi chỉ có 1 chữ TÂM,nên vì lòng yêu nước,thương dân tôi thường kề vai,sát cánh cùng mọi người dân oan trong cả nước,tôi luôn khuyên dân tôi rằng:
    1-) Luôn làm mọi việc "đúng luật pháp"
    2-) Đoàn kết chặt chẽ
    3-) Dũng cảm, nghĩa là:nói có sách,mách có chứng,phải chịu trách nhiệm lời nói của mình
    4-) Kiên trì,không nóng vội !

    Hôm nay (cũng như hàng ngày dân oan các địa phương ở khắp 63 tỉnh,thành phố) tìm đến tôi để mong 1 lời khuyên khi đi khiếu nại và tố cáo !
    Dân oan ở tỉnh Long an vượt hàng ngàn cây số ra Hà nội : ăn chực,nằm chờ gần 1 tháng trời tại Hà đông (phải thuê chỗ ngủ trọ 30.000 đồng/1 chỗ ngủ qua 1 đêm) !
    Sau nhiều ngày chờ đợi,đăng ký để được cán bộ tiếp dân.
    Hồi 8 giờ sáng ngày thứ năm (18/5/2017) thì 27 người dân Long an vào trụ sở tiếp dân của thanh tra chính phủ để gặp,trình bày với:
    1-) Cán bộ của văn phòng chính phủ,
    2-) Đỗ văn Đương (phó ban dân nguyện của quốc hội,kẻ có bộ mặt "sát khí đằng đằng") trong ảnh tôi vừa đưa lên
    Sau hơn 1 tiếng đồng hồ ngồi nghe dân Long an trình bày...
    Hắn lặng lẽ đứng lên ra khỏi phòng,không 1 lời hứa,không 1 văn bản gì trao cho dân ? !!!
    Dân oan Long an vô cùng Bức xúc,Phẫn uất !
    Sớm nay dân oan tìm đến nhà tôi than vãn,kêu cứu !...
    Vì sắp đến ngày họp quốc hội ,
    Vì dân không còn tiền để ăn chực nằm chờ thêm nữa,

    Tôi đã khuyên nhủ dân hết lời,dân chưa thông!
    Tôi gọi điện cho tên Đương,tôi nói: "anh tiếp dân rồi,anh nên có 1 văn bản hướng dẫn bà con kiên nhẫn trở về địa phương để tiếp tục giải quyết mọi việc !
    Tên Đương đã to tiếng trong điện thoại quát:
                "...tôi cho công an bắt chị ngay bây giờ..."
    Cuộc điện thoại này tôi và các đ/c công an có ghi âm đầy đủ .
    Sau đó tôi gọi điện ngay để báo cáo đ/c Lê thị Thủy (phó chủ nhiệm ban kiểm tra trung ương) chuyện này.
    Tôi cũng gọi điện ngay đến thủ tướng Xuân Phúc,nhưng đ/c Phúc đang họp,chưa có ý kiến gì.

    Tất cả cuộc nói chuyện này có mặt đầy đủ 27 người dân oan ở Long an đang ngồi tại nhà tôi.
                                          Có ghi âm đầy đủ !
    Dân vô cùng bức xúc,
    Tôi xin thông tin tiếp mọi chuyện diễn biến cụ thể, sau cuộc điện thoại này !
    Chỉ 1 điều cần noí ngay là: sau khi tên Đương nói"tôi cho công an bắt chị đấy!"dân vô cùng phẫn nộ,nếu như tên Đương "cho công an bắt cụ Hiền Đức"thì chuyện gì sẽ xảy ra trong nhân dân,chắc các bạn trong nước và cả trên thế giới đều có thể biết trước !
    Một người làm mọi việc vì dân,vì công lý,vì sự bình yên cho xã hội mà tên Đương "cho công an bắt"thì chuyện gì sẽ xảy ra đây ? !!

    Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

    Cảnh dân oan Dương nội

    -A chồng là Đỗ Văn Hà 48 tuổi, vợ là Triệu Thị Hạnh 44 tuổi. Người làng Dương Nội, Hà Đông.
    -Năm 2014 chính quyền quận cưỡng chế hơn một sào đất ruộng, trả cho họ 220 nghìn đồng 1 mét, sau đó bán lại cho các nhà đầu tư 35 triệu đồng một mét, thấy đây là sự ăn cướp trắng trợn anh chị không đồng ý trao đất, từ 2014 cho đến nay, cùng những người trong làng, hàng tuần họ mang đơn kiện lên văn phòng tiếp dân Ngô Thì Nhậm để nộp. Những lá đơn không được trả lời, bị bảo vệ xua đuổi, bị an ninh ngăn chặn theo dõi doạ nạt nhưng họ kiên quyết thực hiện quyền công dân của mình.

    -Trước đây, với hơn một sào ruộng, họ trồng lúa và hoa màu xen kẽ, song song với 2 vụ lúa chính, từ tháng 2 đến tháng 6 trồng đậu, tháng 7 chăm sóc đào bán tết, tính riêng hoa màu một năm thu về 30 triệu.

    -Từ khi mất đất không còn nơi canh tác, a Hà làm thợ xây, nhưng mấy năm gần đây thì hai anh chị có nghề mới là lên hà Nội đi thu mua ve chai, sáng đi chiều về.
    Khi được hỏi về dự định tương lai, họ quyết tâm đòi đất đến cùng, cần đất không cần tiền, dù có trả bằng giá thị trường đi chăng nữa.

    -Vợ chồng anh chị có hai con, con gái lớn Đỗ Thị Thu sinh năm 1999, con trai sau Đỗ Văn Huân 2005.

    -Ảnh chụp: anh Hà chị Hạnh trên chiếc siêu xe huyền thoại chuyên thu mua đồng nát.
    (lão ý có vẻ yêu vợ rất nhiều, toàn trêu vợ rồi cười tủm tỉm, nhìn ngồi nấp sau vợ thì biết)

    -Bonus: Đây là những bức hình tôi chụp để cho vào dự án nhỏ "Chuyện của Thịnh". Kênh này nhằm mục đích nói cùng những người yếu thế trong xã hội một tiếng nói. Mong mọi người quan tâm.

    Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

    Ai cấp phép cho FLC phá nát Hạ Long?

    Ảnh: Toàn cảnh dự án FLC Hạ Long bị Phó Thủ tướng chỉ đạo dừng thi công



    Toàn cảnh của dự án FLC Hạ Long nhìn ra Vịnh Hạ Long, nay đã bị dừng để chờ đánh giá tác động về môi trường
    FLC Hạ Long chưa có đánh giá tác động môi trường. Yêu cầu dừng thi công dự án của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là động thái quyết liệt của Chính phủ trước những vấn đề dư luận quan tâm:
    Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu dừng thi công nhưng FLC Hạ Long vẫn thi công rầm rộ khiến người dân thành phố Hạ Long không khỏi lo ngại “bom bùn” tái diễn gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân
    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh dừng việc thi công Dự án FLC Hạ Long để thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
    FLC Hạ Long do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) làm chủ đầu tư với tổng diện tích dự án là 224 ha, trải dài qua địa phận 5 phường của TP. Hạ Long (Quảng Ninh) gồm Cao Thắng, Hồng Hải, Hồng Hà, Hà Lầm, Hà Trung.

    Được khởi công từ tháng 3/2016, đến nay khu vực sân golf trải dài nhiều hecta đã cơ bản thi công xong.
    Dự án đã tiến hành san lấp mặt bằng, đang xây dựng các trung tâm điều hành và những hạng mục khác.
    Nguồn : VOV

    Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

    Dân oan Bình Định, Thanh hoá kêu cứu !

    ĐOÀN DÂN OAN TỈNH BÌNH ĐỊNH KÊU CỨU!
    Kính gởi  cộng đồng!

     Đoàn dân oan tỉnh Bình Định  gồm 17  công dân đang có mặt tại HÀ NỘI  để  khiếu  kiện đòi đất đã bị chính quyền tỉnh Bình định  cướp đoạt ! Nhân dân đã đi khiếu kiện lâu năm  nhưng chưa được  giải quyết!
     Nhưng ngày hôm nay 28- 3 -2017 nhân dân đến bộ TN MT để yêu cầu bộ trưởng bộ TRẦN HỒNG HÀ giải quyết theo thông báo 206 / TB- VPCP  ngày 29-7-2016 mà ông TRƯƠNG HÒA BÌNH đã chỉ  đạo!
     Nhưng công an đã đàn áp và bắt dân oan tỉnh Bình Định  và dân oan tỉnh Thanh Hóa về đồn công an số 6 - Quang Trung - Hà Đông - Hà nội giam giữ!
    Tôi kính mong cộng đông quan tâm chia sẻ , và tôi thay mặt bà con dân oan tỉnh Bình Định cảm ơn mọi người đã tỏ lòng lo  lắng và thăm hỏi  tình hình dân oan bị bắt ngày hôm nay!
    Tôi cũng mong cộng đồng lên tiếng giúp dân oan , phản đối bọn chính quyền cươp đất của dân!

    Thiếu pháp luật chuẩn mực - mọi lĩnh vực đều hỏng.

    “Không kiểm soát được quyền lực, còn nhiều cán bộ hư hỏng”

    (GDVN) - Ông Vũ Mão nhấn mạnh, cần phải có chương trình hành động về kiểm soát quyền lực, ngăn chặn sự tha hóa của cán bộ.
    Chỉ trong vòng 1 tháng dư luận đã liên tiếp đề cập tới tài sản nhiều tỷ đồng của hai cán bộ cấp cao là Thứ trưởng Bộ Công Thương – bà Hồ Thị Kim Thoa và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng – ông Huỳnh Đức Thơ.
    Chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Mão – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định, việc báo chí công khai đề cập tới tài sản của hai vị lãnh đạo nói trên là những minh chứng cho thấy Trung ương Đảng, Chính phủ đều sẵn sàng lắng nghe và chấn chỉnh công tác cán bộ, đúng với tinh thần liêm chính, kiến tạo, hành động và nói không với nhũng nhiễu.
    “Tổng Bí thư, Thủ tướng đã chỉ đạo làm rõ tài sản của Thứ trưởng Bộ Công Thương và thông tin công khai. 
    Theo tôi, với trường hợp tài sản của Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng hay bất kỳ lãnh đạo nào khác cũng vậy, khi đã có phản ánh trong dư luận thì cần phải được làm rõ, vì đó là yêu cầu chính đáng của người dân đối với công tác cán bộ”, ông Mão chia sẻ.
    Ông Vũ Mão phân tích, cả hai trường hợp là Thứ trưởng Bộ Công Thương và Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng đều có thông tin về tài sản đã được kê khai. 
    Nhưng vấn đề đặt ra là sau khi kê khai thì có cơ quan nào thẩm tra, làm rõ xem tài sản ấy hình thành từ nguồn nào không?
    Ông Vũ Mão nhận định, lãnh đạo sở hữu cổ phần ở doanh nghiệp thuộc ngành quản lý hoặc ở địa phương trực tiếp quản lý rất có thể dẫn tới thiên vị, lạm dụng quyền lực. ảnh: Ngọc Quang.
    Lâu nay kê khai tài sản vẫn hình thức, tức là người ta khai theo mẫu, còn nội dung ấy có thật hay không, kê khai hết hay vẫn còn giấu giếm thì chưa có chế tài làm rõ.
    Bây giờ muốn làm rõ thì phải sửa đổi, bổ sung ngay Luật phòng chống tham nhũng, quy định cụ thể hơn về kê khai tài sản.
    Nếu kê khai thiếu thì xử lý thế nào? 
    Vì sao vợ có hàng chục tỷ, vì sao con cái có hàng trăm tỷ?
    Những điều đó cũng cần phải làm rõ để ngăn chặn tình trạng cán bộ thì chẳng có gì, mọi tài sản đều thuộc về vợ con và người thân. Thực chất thì đó chỉ là cái vỏ bọc cho những cán bộ lạm dụng chức quyền để tư lợi.
    “Theo tôi, đối với cán bộ, Đảng viên giữ chức vụ thì phải công khai tài sản cho nhân dân biết. 
    Ở những nước phát triển vấn đề này được coi là hết sức bình thường, bởi vì khi anh sở hữu hàng triệu đô la, hàng tỷ đô la nhưng là thu nhập chính đáng, không vi phạm pháp luật thì sao phải dấu? 
    Thậm chí ở nhiều quốc gia trước khi ra tranh cử thì tài sản của các ứng cử viên đều được công bố cho cả nước biết, và còn chỉ rõ số tiền ấy đến từ những nguồn thu nhập nào. Như vậy mới là minh bạch và công bằng với sự nỗ lực của cán bộ”, ông Mão đặt vấn đề.

    "Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần làm rõ tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng"

    Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng thẳng thắn nêu quan điểm, đối với lãnh đạo đương nhiệm ở các bộ, ngành, địa phương mà sở hữu cổ phần tại các doanh nghiệp dưới quyền quản lý trực tiếp thì đó là việc cần phải loại bỏ, tránh chuyện lạm dụng quyền lực tư lợi.
    “Báo chí đề cập tới số cổ phần ở Công ty Điện Quang mà Thứ trưởng Bộ Công Thương sở hữu lên tới cả trăm tỷ đồng. Doanh nghiệp ấy có thuộc sự quản lý của Bộ Công Thương không? Nếu có thì đó là một kẻ hở mà Chính phủ cần phải sớm tìm cách ngăn chặn.
    Đối với tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng, báo chí cho biết ông này cũng có cổ phần ở một số doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp động trên địa bàn và tới 4 doanh nghiệp khác nhưng chưa rõ là doanh nghiệp nào? 
    Liệu có phải là những doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng không? Nếu doanh nghiệp cũng hoạt động tại địa phương thì dư luận có lý khi nghi ngờ có sự nâng đỡ của những lãnh đạo đang nắm giữ cổ phần ở doanh nghiệp ấy.
    Nếu chúng ta nhìn sang nước Mỹ thì sẽ thấy rằng, trước khi nhậm chức một ngày, Tổng thống Donal Trump đã công khai rút khỏi vị trí điều hành ở 400 doanh nghiệp. Và không phải ông Trump tuyên bố như thế là xong mà còn có cả một tổ chức được lập ra để giám sát tuyên bố ấy của ông Trump. 
    Đó là một thì dụ điển hình và là bài học cần thiết cho công tác cán bộ của chúng ta”, ông Mão bày tỏ.
    Thành phố Đà Nẵng. ảnh: giaoduc.net.vn
    Kiểm soát quyền lực cần phải làm rốt ráo
    Hội Nghị Trung ương 4 nhiệm kỳ Đại hội lần thứ 12 của Đảng năm 2016 đã đề cập tới một vấn đề hết sức quan trọng là “kiểm soát quyền lực”.
    Những chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian vừa qua để xử lý sai phạm với những cán bộ đã nghỉ hưu và kiên quyết xử lý với cả cán bộ đương chức (nếu có vi phạm) đã cho thấy những nỗ lực chống tham nhũng không có vùng cấm, làm trong sạch đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ cấp bách, là mục tiêu hàng đầu của Đảng.
    Ông Mão nêu rõ: “Khi Đảng nhận thức và quyết liệt, Tổng Bí thư lên tiếng chỉ đạo thì có những chuyển biến tốt hơn. Thủ tướng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh về Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, nói không với nhũng nhiễu, tiêu cực là điều rất cần thiết và được nhân dân hoan nghênh.
    Nhưng nếu chỉ là nỗ lực của Tổng Bí thư, của Thủ tướng và một số cán bộ thôi thì không bao giờ giải quyết tận gốc được vấn đề, mà cái quan trọng là phải tạo nên sự chuyển biến của cả hệ thống”.
    Để tạo được sự chuyển biến của cả hệ thống từ Trung ương tới địa phương, theo ông Vũ Mão, cần phải đánh giá cho đúng những tồn tại trong cơ chế chính sách và hệ thống luật pháp và kiên quyết  có sự điều chỉnh, sửa đội mạnh mẽ.
    Ông Mão chia sẻ: “Từ kỳ họp Hội nghi cuối cùng của Trung ương khóa VIII để chuẩn bị cho Đại hội IX của Đảng, tôi đã đề cập tới vấn đề kiểm soát quyền lực, nhưng đáng tiếc là suốt 16 năm qua vẫn chưa được quan tâm đúng mức, cho nên sự chuyển biến trong cơ chế kiểm soát quyền lực quá chậm.
    Trong Hiến pháp hiện nay đã nêu nhiệm vụ và quyền hạn của tất cả các cơ quan Nhà nước. Quy định Quốc hội có 14 nhiệm vụ và quyền hạn, Chủ tịch nước có 9 nhiệm vụ và quyền hạn, Thủ tướng có 7 nhiệm vụ và quyền hạn... nhưng Điều lệ Đảng chưa có quy định những nội dung cụ thể nào.

    Tướng Thước: “Nhiều người vào Đảng là để lợi dụng, leo cao”

    Tôi đề nghị muốn kiểm soát quyền lực có hiệu quả thì cần nghiên cứu để đưa vào Điều lệ Đảng những quy định cần thiết, cần có Luật về sự lãnh đạo của Đảng… nhằm giúp các vị trí cán bộ lãnh đạo thực hiện tốt hơn nhiệm vụ với nhân dân, với đất nước”.
    Ông Vũ Mão nêu rõ, đến nay vẫn chưa có sự tách bạch quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Tình trạng này dẫn đến hậu quả tham nhũng không thể lường được. Vì vậy, cần tổng kết nghiêm túc việc tổ chức bộ máy Chính phủ trong hơn 10 năm vừa qua để có những đổi mới cho phù hợp. 
    Những sự việc xảy ra trong thời gian qua cho thấy có nhiều bất ổn trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nắm giữ các chức vụ ở từng doanh nghiệp và vấn đề quản lý tài chính của từng doanh nghiệp.
    Tính sơ sơ về khối lượng công việc thì Bộ trưởng của những Bộ như thế ở ta phải chịu áp lực rất lớn, áp lực nhiều hơn hẳn Bộ trưởng ở những nước khác.
    Nhưng cũng chính vì cùng một lúc quản lý và ôm đồm quá nhiều việc như thế cho nên nhiệm vụ chính của các Bộ trưởng ở tầm vĩ mô như nghiên cứu chiến lược, chỉ đạo quy hoạch các lĩnh vực mình phụ trách thì lại chưa làm tròn.
    Thí dụ rõ nhất đó là Bộ Công Thương vừa sửa đổi Thông tư 20/2011 (bỏ đi một số loại giấy tờ, thủ tục gây khó khăn cho doanh nghiệp). 
    Nhưng vấn đề đặt ra là vì sao một quy định gây khó khăn cho doanh nghiệp như vậy, thậm chí đã có Đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn mà hơn 5 năm sau mới loại bỏ. Thế thì hậu quả từ những quy định trái khoáy như vậy suốt hơn 5 năm qua đã gây ra hệ lụy gì? Có ai chịu trách nhiệm với những quy định rườm rà gây khó khan cho doanh nghiệp không?
    Trên thực tế, hoạt động của nhiều doanh nghiệp thuộc sự quản lý của các bộ cũng không hiệu quả. Thậm chí đã xảy ra nhiều vụ việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, làm thất thoát tài sản của nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, để rồi cuối cùng thì Chính phủ phải giải quyết hậu quả.
    Chính vì để các doanh nghiệp trực thuộc các bộ, ngành quá lâu như vậy nên mới khiến cho tài sản bị hao hụt và nhân dân hoàn toàn có lý khi bày tỏ những bức xúc, khi mà tiền thuế của dân đóng góp đã bị tiêu xài phung phí.
    Đến bây giờ rất may là Chính phủ đã quyết liệt hơn với công tác cổ phần hóa, và đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ thoái vốn đối với nhiều doanh nghiệp ở mức không còn nắm cổ phần chi phối.
    Đó là những chỉ đạo cần thiết để giải quyết ngay vấn đề trước mắt để có thời gian hoàn thiện các quy định kiểm soát tài sản nhà nước và cũng là kiểm soát quyền lực đối với lãnh đạo từng bộ, ngành, địa phương.

    Đâu là tế bào gốc của xã hội “nhóm lợi ích”?

    Ông Vũ Mão đánh giá: “Chúng ta nói rằng xây dựng nhà nước pháp quyền vậy thì phải tập trung mọi nguồn lực vào mục tiêu này. Hiện nay luật khung, luật ống vẫn còn nhiều quá, cho nên mới dẫn tới tình trạng chờ Nghị định, chờ Thông tư.
    Và để tránh tình trạng có những Thông tư gây ra khó khăn cho người dân, khó khăn cho doanh nghiệp thì cần phải đưa ra trưng cầu dân ý theo quy định của luật. Nếu không có giải pháp căn cơ thì có thể làm tàn lụi những nhân tố mới.
    Bên cạnh đó, theo tôi cần phải nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội. Tức là với mỗi đạo luật được Quốc hội thông qua, còn cần coi trọng việc giám sát các Nghị định, Thông tư, xem có những nội dung gì trái với luật.
    Đó cũng là một biện pháp kiểm soát, giám sát quyền lực đối với cán bộ lãnh đạo, để họ không thể tùy tiện, không thể giàu lên một cách đột ngột”.