Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Vụ Nguyễn Thanh Chấn tại Hải phòng ?

Tử tù dùng tăm thêu đơn kêu oan lên áo

“Lúc con tôi bị kết án tử hình, nó chỉ kịp vất chiếc áo đã dùng tăm, rút chỉ từ chiếc chăn trong trại giam thêu lên áo thành một tờ đơn kêu oan ức và khẳng định mình vô tội vì không biết và không có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ ánmạng dẫn đến cái chết thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, công an phường Đông Hải 2 (Hải An, TP.Hải Phòng)”.

Kể đến đây, giọng ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử từ Nguyễn Văn Chưởng (SN 28/03/1983, thôn Trung Tuyến, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) run rẩy, những giọt nước mắt không biết tự bao giờ đã lăn trên đôi gò má đen xạm của ông.

Tử tù dùng tăm thêu đơn kêu oan lên áo
Gần 5 năm bố mẹ tử tù Chưởng đi kêu oan cho con. 
Đôi bàn tay run run, ông lôi từ trong bọc vải ra chiếc áo trắng cũ kỹ có những dòng chữ được thêu nguệch ngoạc với dòng mở đầu “Chưởng vô tội”.

Gạt nước mắt, ông Chinh cho hay: “Tôi đã giữ chiếc áo có bức thư kêu oan do con tôi dùng tăm thêu lên đây được gần 5 năm. Phải là chỗ tin tưởng lắm tôi mới giao cho bức thư này. Bởi nó là lá đơn cuối cùng do con tôi viết kêu cứu cho nỗi oan ức của nó tại vụ án mạng trên”, ông Chinh cho biết thêm.

Tử tù dùng tăm thêu đơn kêu oan lên áo
Tử tù Chưởng dùng tăm thêu thư kêu oan lên áo. 
Nội dung bức thư được thêu khá nguệch ngoạc, nhưng ông Chinh đọc khá chi tiết cho chúng tôi: "Án oan ôm hận nhờ Chính phủ - Giải oan hận này cho dân đen – Tấm lòng trong sạch thiên địa biết – Trả lại công bằng cho dân thường – Sao để quan sai hành hạ dân – Luật pháp Việt Nam là rất đúng – Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành".

Đọc xong bức thư, ông Chinh lại khóc, những giọt nước mắt mặn chát của một người cha khi chứng kiến những dòng tâm huyết của đứa con trai do ông đứt ruột đẻ. 

Tử tù dùng tăm thêu đơn kêu oan lên áo
Tử tù Nguyễn Văn Chưởng kể chuyện với phóng viên Người đưa tin 
Gần 5 năm đi kêu oan cho con, mái tóc ông đã bạc đi nhiều, đôi mắt không còn minh mẫn. Ông cho biết: “Nhiều lúc tôi đã định buông xuôi, nhưng thương con, thương cháu, tôi lại cất bước đi hết cơ quan này đến cơ quan kia để kêu cứu. Bởi không chỉ có tôi mà hàng chục người dân trong xóm đều biết, con tôi không có liên quan gì đến vụ án mạng đó. Thời điểm đó nó đang ở nhà”.

Ông cũng cho biết thêm: "Khi bị bắt, Chưởng còn không biết bị bắt vì lý do gì. Các nhân chứng được triệu tập đều khẳng định con tôi vô tội. Nhưng Công an Hải Phòng còng tay nhân chứng, đánh đập, bắt họ phải khai khác đi. Nhiều nhân chứng khi về đã đến xin lỗi gia đình tôi, vì không chịu được đòn đánh đành phải khai sai sự thật theo sự chỉ dẫn của họ".


Theo Người đưa tin

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Quan cướp đất Thanh oai xử nông dân :

 Theo XVN - Dân oan blog Hôm qua, ngày 18.12.2014, tòa án Thanh oai tiếp tục mang các nông dân ra xử.
 Hình ảnh diễn biến phiên tòa Thanh oai Hà nội xử ba nông dân :



 Xử con nhưng không cho mẹ vào, tòa Thanh oai thật khón nạn !


  Các nông dân xã  Xuân Dương đã đến rất đông để xem, ngoài cổng tòa có vài chục bà con lớn tiếng tố cáo quan chức địa phương lộng quyền, ăn hiếp dân :
- Thằng chủ tịch dùng 4 cái tên, mua cả bằng cấp 3, chia đất cho con cháu nó.
- Chúng tôi đã gửi đơn tố cáo ra tận trung ương đảng và nhà nước nhưng chưa đứa nào về xử bọn nó.
- Có cả ông đảng viên già đứng ra tố cáo đây nhưng chúng nó bảo không sợ đứa nào hết, bên trên bảo kê cho chúng tao làm, đứa nào chống đối cứ cho đầu gấu đánh, bỏ tù hết...
- Chủ tịch huyện Nguyễn Hồng Yên cũng cùng dây chúng tao cả, cho chúng mày tố cáo, đơn của chúng mày cho vào thùng rác hết...
 Đó là những tố cáo của bà con nông dân xã tới dự xem tòa. Qua đó cho thấy rằng : chính quyền huyện Thanh oai quá nát bét, vô chính phủ và hại dân hại nước toàn tập. Nguyễn Hồng Yên chủ tịch huyện này nổi tiếng với vụ tham nhũng ngàn tỷ trong việc ăn chia tại dự án Cienco5 của Thân Đức Nam làm chủ tịch năm 2010, hồ sơ tố cáo của dan và cán bộ xã Bình Minh còn đang dừng tại C48 Bộ Công an từ năm 2012 nhưng chưa xử lý.
 Con đường do Cienco 5 làm dở dang đến Bình Đà thì dừng lại, để cỏ mọc hoang ba năm nay.

Vũ Văn Huề bị xử hôm nay vốn là con của cựu bí thư xã, hai phụ nữ cùng bị đưa ra tòa : một bệnh tim, một loẻo khoẻo như tàu lá nhưng bị lũ cẩu quan vu cho tội " chống người thi hành công vụ " - công vụ cướp đất. Khi xử một lúc thì đưa cô bệnh tim đi cấp cứu.

Xem thêm :

THÔNG BÁO


Vũ Văn Huề cách đây 4 tháng, trong đám cưới. Cậu là con của cựu bí thư xã.

Ảnh ở phiên tòa sơ thẩm 3 lần. 


Ngày kia. tức ngày 18-12-2014 tại tòa án huyện Thanh Oai sẽ tiếp tục phiên tòa sơ thẩm Vũ Văn Huề trú tại xóm 1 Trường Xuân xã Xuân Dương huyện Thanh Oai. Anh là con trai thứ 2 của ông bà Ngô Thị Tuyến và Vũ Văn Hoa, được biết đây là lần thứ 4 sau 3 lần xử sơ thẩm không thành.
Vũ Văn Huề sinh năm 1992 bị quy tội chống người thi hành công vụ, vụ việc liên quan đến gần 100 hộ dân không đồng tình trong việc dồn điền đổi thửa.
Theo Cô Nguyễn Thị Viền là mẹ nuôi của Huề thì các hộ còn lại đã bị ép buộc phải đi gắp phiếu và mẹ của anh Huề đã không còn khả năng phát ngôn kể từ khi Huề bị bắt ngày 11-3-2014.

Gia đình anh Huề cũng nhắn gửi lời mời tham dự phiên tòa công khai vào hồi 8h ngày 18-12-2014. cùng trong cảnh oan khuất tôi xin được kính báo và khẩn cầu cộng đồng quan tâm và lên tiếng để công lý được thực thi cho anh Vũ Văn Huề.
Tôi xin chân thành cảm ơn

p/s: anh Huề ngày cưới 4 tháng trước khi bị bắt

FB Trịnh Bá Phương - Dân oan Dương nội Hà đông Hà nội.

Công dân Huế gửi thư cho chủ tịch thị trấn Lăng cô nhắc nhở về luật pháp.

Thư gửi ông Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô-Trần Đình Vui.
Kính thưa ông!
Trức hết xin chúc sức khỏe ông, và xin ông hiểu cho một số vấn đề!
Cách đây ba tuần lễ, ông thay mặt UBND thị trấn Lăng Cô mời tôi đến văn phòng ủy ban để giải quyết việc phân chia tài sãn giữa tôi và chị Ngô Thị Nhớ.
Tôi đã tranh luận với ông về thẩm quyền giải quyết, nhưng ông tỏ vẽ bề trên, không chấp nhận ý kiến của tôi.
Hôm nay ngày 16-12-2014 ông gặp mặt tôi và nói lại vấn đề này, và nhấn mạnh rằng: ông sẽ giữ lại số tiền bồi thường của tôi, để tống đạt cho tôi giấy mời đến ủy ban tiếp tục tiến hành giải quyết việc phân chia tài sản theo đơn yêu cầu của chị Ngô Thị Nhớ.
Vì tình người nên tôi cần phải cho ông biết trước một số điều để ông không nên thực hiện những việc ông muốn làm cho chị Nhớ. Dẩu rằng tôi rất thông cảm với ông về quan hệ tình bạn chơi cầu lông giữa chị Nhớ với ông.
Xin ông biết cho!
Ngày 12-7-2006 chị Ngô Thị Nhớ gửi đơn đến Tòa án nhân dân huyện Phú Lộc kiện ly hôn và phân chia tài sản.
Ngày 1-10-2007 Tòa án nhân dân huyện Phú Lộc thụ lý lại vụ án dân sự số 38/2007/TLST-HNGĐ về tranh chấp tài sản.(vụ án kéo dài bảy năm).
Ngày 21-11-2013 chị NT Nhớ tự nguyện rút toàn bộ nội dung đơn khởi kiện .
Ngày 23-12-2013 Tòa án nhân dân huyện Phú Lôc ra quyết định số 100/2013/QĐST-HNGĐ về việc đình chỉ vụ án dân sự số 38/2007/TLST-HNGĐ ngày 1-10-2007 về việc tranh chấp tài sản.
Vậy ông lợi dụng chức phó Chủ tịch UBND để giữ lại số tiền bồi thường của tôi mà giải quyết việc phân chia cho chị Ngô Thị Nhớ để lấy lòng mỹ nhân là vi phạm pháp luật.
Theo tôi được biết chỉ có Tòa án mới có quyền phân chia tài sản. Đáng lý hơn ai hết ông phải biết rõ điều này? Nhưng không hiểu vì lý do gì ông cố tình ÔM LẠI để rồi xử lý vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình.
Mong ông thông cảm cho! Nếu ông tiếp tục làm điều xàm bậy, tôi sẽ viết đơn tố cáo ông về việc lạm dụng chức vụ quyền hạn để xết xử việc không thuộc quyền hạn của mình, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Trước khi chưa muộn, xin ông thay đổi ý định!.
Một lần nữa kính chúc ông sức khỏe!
Kính chào ông!
Kính thư
PHAN ĐÌNH THÀNH.

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Chìm xuồng ?

"Chìm xuồng” vụ thanh niên "tố" bị cảnh sát cơ động đánh hỏng mắt?

Gần 2 tháng sau ngày bị người mặc trang phục cảnh sát cơ động đập dùi cui vào mặt khi đang tham gia giao thông, mắt phải của anh Hải bị mù hoàn toàn, mắt trái cũng suy giảm thị lực. Gia đình nạn nhân đang chờ đợi sự việc được làm rõ.

Như Dân trí đã thông tin, anh Lê Thanh Hải (22 tuổi, ngụ tại Bình Chánh) cho biết tối 21/10 khi đang tham gia giao thông trên đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 3), do điều khiển xe gắn máy vượt đèn đỏ, anh đã bất ngờ bị người mặc đồng phục cảnh sát cơ động từ lề đường lao ra đập dùi cui vào mặt. Bị tấn công bất ngờ, nạn nhân cùng người bạn gái ngồi phía sau ngã xuống đường, máu tuôn xối xả trên mặt anh Hải.

BS CKII Vũ Tuấn Sơn, khoa Mắt, bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận, mắt phải của bệnh nhân bị chấn thương đụng nhãn cầu, tổn thương thị thần kinh; vỡ xoang hàm phải, tụ dịch xoang trán, xoang hàm phải. Sau gần 2 tháng được điều trị tích cực nhưng đến nay mắt phải của bệnh nhân đã bị mù hoàn toàn, không còn khả năng cứu chữa. Tình trạng chấn thương quá nặng của mắt phải cũng ảnh hưởng nghiêm trọng sang mắt trái, đến nay thị lực mắt trái của bệnh nhân chỉ còn 4/10.

Ngày 13/12, trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Văn Hùng (44 tuổi, chú ruột của nạn nhân Lê Thanh Hải) bức xúc cho biết: “Vụ việc cháu tôi bị cảnh sát cơ động tấn công gây hậu quả nghiêm trọng, đến nay đều có nhân chứng, vật chứng. Những tưởng mọi chuyện đã hai năm rõ mười, nhưng gần hai tháng trôi qua phía cơ quan cảnh sát điều tra vẫn chưa có bất kỳ câu trả lời nào cho gia đình.”

Theo ông Hùng, sau khi anh Lê Thanh Hải bị người đang thi hành nhiệm vụ bảo vệ an ninh, điều tiết giao thông tấn công, gia đình đã gửi đơn tố cao lên cơ quan Cảnh sát điều tra, Công anh TPHCM đề nghị làm rõ vụ việc và đưa người có liên quan ra ánh sáng pháp luật. Phía cảnh sát điều tra đã thụ lý đơn thư, đồng thời lấy lời khai của anh Lê Thanh Hải cùng hai nhân chứng là người dân chứng kiến vụ việc và người bạn gái ngồi sau xe của anh Hải.

Tuy nhiên, quả bóng trách nhiệm đang bị đá vòng quanh, công an thành phố sau khi lấy lời khai đã chuyển hồ sơ về quận 3 đề nghị giải quyết, quận lại chuyển hồ sơ về phường… Nhưng “hung thủ” vẫn chưa được tìm ra và cũng không có đơn vị nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc.

Ở một diễn biến khác của vụ việc, anh Lê Thanh Hải cho rằng anh đang bị ghép cho tội say xỉn, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và tự ý gây tai nạn. “Gan của tôi không to đến mức vô cớ đi vu oan cho những người thực thi pháp luật. Tôi có say xỉn, có đội mũ bảo hiểm hay không trước khi bị tấn công thì những người làm chứng và kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong máu của bệnh viện sẽ là bằng chứng rõ ràng nhất.” Anh Hải cho hay.

Cũng theo anh Hải, chiếc xe gắn máy của anh hiện đang bị cảnh sát giao thông tạm giữ. Gần 2 tháng qua, ông Lê Văn Hùng là chú ruột anh Hải, người đứng tên trên giấy tờ khi anh Hải mua xe (ảnh Hải chưa đăng ký hộ khẩu tại TPHCM) đã nhiều lần đến làm thủ tục xin nhận lại xe nhưng vẫn chưa được cơ quan công an giải quyết.

Được biết, việc chạy chữa của anh Hải đã tốn hơn 100 triệu đồng viện phí. Toàn bộ số tiền trên, gia đình đều phải vay nóng với lãi suất cao. “Sắp tới tôi còn phải trải qua 2 cuộc mổ nữa, nhưng cha mẹ khó lòng vay mượn thêm để lo tiền viện phí. Tôi sợ rằng con mắt bên trái của mình cũng sẽ bị mù. Khi gửi đơn tố cáo, tôi cùng gia đình rất hy vọng vào sự công tâm của các cơ quan thực thi pháp luật.”

Vân Sơn
http://dantri.com.vn/ban-doc/chim-xuong-vu-thanh-nien-to-bi-canh-sat-co-dong-danh-hong-mat-1007923.htm

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Thanh oai Hà nội - quan hại dân, chưa cấp trên nào biết.

THÔNG BÁO

Tại phiên xử làn thứ 4, mẹ của Huề không còn nói được.

Ành Huề bốn tháng trước.
Cháu nữ áo vàng bị công an xã đánh thành tật.




Ngày kia. tức ngày 18-12-2014 tại tòa án huyện Thanh Oai sẽ tiếp tục phiên tòa sơ thẩm Vũ Văn Huề trú tại xóm 1 Trường Xuân xã Xuân Dương huyện Thanh Oai. Anh là con trai thứ 2 của ông bà Ngô Thị Tuyến và Vũ Văn Hoa, được biết đây là lần thứ 4 sau 3 lần xử sơ thẩm không thành.
Vũ Văn Huề sinh năm 1992 bị quy tội chống người thi hành công vụ, vụ việc liên quan đến gần 100 hộ dân không đồng tình trong việc dồn điền đổi thửa.
Theo Cô Nguyễn Thị Viền là mẹ nuôi của Huề thì các hộ còn lại đã bị ép buộc phải đi gắp phiếu và mẹ của anh Huề đã không còn khả năng phát ngôn kể từ khi Huề bị bắt ngày 11-3-2014.

Gia đình anh Huề cũng nhắn gửi lời mời tham dự phiên tòa công khai vào hồi 8h ngày 18-12-2014. cùng trong cảnh oan khuất tôi xin được kính báo và khẩn cầu cộng đồng quan tâm và lên tiếng để công lý được thực thi cho anh Vũ Văn Huề.
Tôi xin chân thành cảm ơn

p/s: anh Huề ngày cưới 4 tháng trước khi bị bắt

FB Trịnh Bá Phương - Dân oan Dương nội Hà đông Hà nội.

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Hơn 300 tiểu thương Sa pa kêu cứu, hàng trăm dân oan Hà nam về trụ sở tiếp dân trung ương khiếu kiện.

Sáng nay, hơn 300 tiểu thuơng Sa pa về Hà nội kêu cứu, biểu tình tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Chỉ vài phút sau khi họ tập trung tại đó thì nhiều xe buyt được điều động đến, bắt hết những dânnoan này, chở về Ngô Thì Nhậm.


Xe buyt chở dân oan Sa pa về Ngô Thì Nhậm.
  
 Hôm nay cũng có hàng trăm dân oan từ Hà nam kéo về trụ sờ tiếp dân Ngô Thì Nhậm để tố cáo chính quyền Hà nam  ăn chặn tiền, ăn cướp đất của dân mà không đền bù đúng luật khi lấy đất của dân, làm đường cao tốc khu vực giáp với đường QL 21 thuộc huyện Thanh Liêm.


Dân oan Hà nam từng đi bộ lên Hà nội khiếu kiện, họ bị chính quyền chặn, cướp xe và ngăn cản đi đòi quyền lợi của mình.



E

Trường đoạn Dân oan Việt nam.

Theo VNN, ảnh XVN.


Những cảnh đời khiếu kiện

Cập nhật: 04:00 | 15/12/2014
-Khiếu kiện trong những năm qua đã trở thành vấn đề nóng trong xã hội. Nhiều vụ kiện kéo dài ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đến ổn định chính trị và hình ảnh đất nước.
 
  Chúng ta đã có nhiều bài học để lại hậu quả từ chuyện này. Xuất phát từ cá nhân làm sai, một đơn vị cơ sở làm sai mà những xung đột phát sinh không chỉ dừng lại ở phạm vi cơ sở.
Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An, Hưng Yên (Văn Giang) và ngay ở Hà Nội (làng Uy Nỗ)… là những bài học dân khiếu kiện đông người trở thành xung đột, thành bài học tày liếp. Chuyện ở Tiên Lãng (Hải Phòng) như một lời cảnh tỉnh. "Chuyện Làng Nhô" lên phim như một sự khái quát cho sự phức tạp nguy hiểm của khiếu kiện kéo dài.
khiếu kiện, đất đai, Nghệ An, Thanh Hóa, đoàn đông người, Thanh tra Chính phủ
Bạn đọc đòi lại đất của Liệt sỹ để xây nhà thờ
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, về tình hình khiếu nại, tố cáo cho thấy diễn biến trong năm 2014 có giảm song tính phức tạp lại tăng. Số lượt đoàn đông người tiếp tục tăng khoảng 12,1% so với năm 2013, có đoàn lên tới vài trăm người với thái độ bức xúc, gay gắt, nhiều lần tập trung lên TƯ. Thanh tra Chính phủ điểm qua danh sách đoàn công dân tại Văn Giang (Hưng Yên) với 400 người, đoàn của xã Quảng Chính, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) 110 người, đoàn ở phường Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) 250 người, đoàn ở xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) 320 người...
Để phân tích cụ thể và có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân từ đó có giải pháp cho vấn đề này, dưới góc độ là cơ quan báo chí, trong những năm quaVietNamNet đã trực tiếp tham gia giải quyết, đưa tin những vụ khiếu kiện, những vấn đề phức tạp nẩy sinh trong đời sống từ đó có cái nhìn khách quan. 
  Tuy là một Tòa soạn cụ thể nhưng xét thấy đơn thư khiếu kiện mang đặc tính chung của cả nước vì vậy tổng kết rút ra bài học âu cũng là điều nên làm.
Thống kê năm 2014 tại Tòa soạn, đã có gần 300 vụ đơn thư khiếu kiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng tập trung nhất vẫn là lĩnh vực đất đai, chiếm 70%.. Có thể phân chia ra những hình loại sau:
- Đòi lại đất đai của cha ông do lịch sử để lại
- Thu hồi, giải tỏa đất đai không đúng
- Đền bù không thỏa đáng
- Chính quyền thực hiện không khách quan
- Tòa xử không công minh dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
- Tranh giành thừa kế, pháp luật thiên vị
- Bản thân cán bộ thực thi làm sai, có biểu hiện lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm...
Vừa qua Chính phủ đã có chủ trương các Bộ trưởng phải trực tiếp tiếp xúc với dân, giải quyết khiếu kiện kéo dài. Có Bộ trưởng đã phải “ăn bánh mì để tiếp dân” nhưng vẫn không sao tiếp hết. Thực tế đó cũng chỉ như muối bỏ bể.
khiếu kiện, đất đai, Nghệ An, Thanh Hóa, đoàn đông người, Thanh tra Chính phủ
Thu hồi đất của DN ở Quảng Ninh làm Dự án nước thải gây khiếu kiện
Hàng ngày được tiếp xúc với người dân, được đến tận nơi những xung đột mới thấy nỗi nhọc nhằn của người đi khiếu kiện. Có nhiều người bám trụ tại Thủ đô 5 năm, 10 năm, thậm chí có người 20 năm vẫn chưa giải quyết xong vụ việc. Nhiều người khiếu kiện được quan chức năng ở Trung ương yêu cầu địa phương ra nhận đưa về nhưng vài hôm sau lại có mặt. Mà đơn thư có ra Trung ương rồi cuối cùng cũng "kính chuyển" về địa phương. Chính cái vòng "kính chuyển" cứ luẩn quẩn càng thêm luẩn quẩn vì đơn thư lại về đúng nơi vừa làm sai, xử sai.
Còn tại Tòa soạn, tiếp xúc các trường hợp cụ thể mới thấy nhiều vụ không biết khóc hay cười.
Trường hợp ở Thanh Hóa nhà cửa thời kháng chiến được lệnh tiêu thổ kháng chiến, khi Hòa bình lập lại tứ tán mỗi người mỗi nơi, chính quyền sau đó đã phân chia cho người khác. Song người chủ cũ  vẫn còn giấy tờ nay đòi lại thì đất đã chia xong, trải qua bao nhiêu cấp chính quyền, bao nhiêu luật đất đai; cuối cùng Tòa án nhân dân Tối cao đã phán quyết chính quyền giải quyết lại, nhưng vụ việc vẫn…chưa giải quyết được!
Tại Quảng Ninh, một chủ doanh nghiệp nhận chuyển nhượng đất nhưng đến khi thu hồi để làm dự án (chưa nói đến Dự án có đúng và cần thiết như kết luận của Bộ Tài Nguyên- Môi trường đã chỉ ra, VietNamNet đã có bài phân tích) thì chính quyền lại không chịu đền bù cho chủ mà đền bù cho… người khác.
Tại Đà Lạt, thu hồi đất của dân nhưng đền bù lại không đủ đất, không đủ giá trị, bắt mua theo giá thị trường. Đó là trường hợp cụ thể của bà Đoàn Thị Hồng khoảng gần 70 tuổi khiếu kiện gần 15 năm, đến Tòa soạn với một tập dày đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng. Thực chất thu của dân hơn 600 m2 khi trả cho dân còn thiếu những 400 m2 mà chỉ trả có hơn trăm triệu, trong khi người dân mua 2 lô số tiền phải nộp lên đến gấp hơn 2 lần.
Một người cháu ở Nghệ An đi khiếu kiện đòi lại đất để làm nơi thờ cúng cho người chú liệt sỹ. Đất thì chính quyền đã chia cho người khác và chính quyền đã có đưa ra nhiều giải pháp, nhiều phương án. Phương án cuối là thì… không cấp.
Đúng là có đến 101 chuyện khiếu kiện, kiểu khiếu kiện.
Qua thực tế mới thấy tính phức tạp của sự việc. Có những vụ việc kéo dài khó giải quyết (như ở Thanh Hóa đòi lại đất trong tiêu thổ kháng chiến). Có những vụ việc thu hồi đất (như ở Quảng Ninh) đến cấp trên về điều tra và kiến nghị (Bộ Tài Nguyên- Môi trường) cũng không thể thay đổi.
khiếu kiện, đất đai, Nghệ An, Thanh Hóa, đoàn đông người, Thanh tra Chính phủ
Nhà của Phó Chủ tịch xã ở Sóc Sơn-Hà Nội (X) làm trên đất ki ốt gây khiếu kiện
Những vụ do lịch sử, khách quan là chuyện khó giải quyết, song cái sai lại chính từ người chịu trách nhiệm, từ con người người mới là điều đáng nói. Tổng kết của Chính phủ cũng đã chỉ ra điều này.


 Có thể thấy những sai phạm vừa qua mang tính chủ quan của con người là phần đại thể. Con người mang danh tập thể, con người mang danh pháp luật làm sai thì các vụ khiếu kiện càng dai dẳng và hệ quả để lại phức tạp mà xã hội phải chịu, người dân phải chịu. 


 Thực tế thời gian vừa qua, đồng hành cùng người dân, VietNamNet đã thực sự vào cuộc, đã điều tra và đưa nhiều vụ việc lên báo, đến các cơ quan chức năng. Có những vụ các cơ quan chức năng đang tiến hành rà soát chấn chỉnh, có những việc đã có kết quả bước đầu khả quan
.

Trong các bài tiếp theo, chúng tôi đưa ra một số vụ cụ thể như một ví dụ về sự thiếu công tâm, vụ lợi của những người cầm cân nảy mực dẫn đến những hậu quả kéo dài.
Bài 2- Chính quyền sai – hậu quả đổ đầu dân
Ban Bạn đọc
Ảnh : XVN