Tiểu thương phản ứng, chính quyền hoãn giải tỏa chợ quần áo cũ ở Trung Tự.
(Dân trí) - Trước sự phản ứng của hàng trăm tiểu thương ở phường Trung Tự về kế hoạch giải tỏa chợ buôn bán quần áo cũ tại phường Trung Tự - Đống Đa (Hà Nội), UBND phường Trung Tự đã quyết định tạm hoãn giải tỏa để xin ý kiến UBND quận Đống Đa.
>> Hà Nội: Hàng trăm tiểu thương trắng đêm “bám chợ” trước ngày giải tỏa
>> Hà Nội: Giải tỏa chợ Trung Tự, hàng trăm tiểu thương đứng trước nguy cơ thất nghiệp
Theo thông báo của UBND phường Trung Tự - Đống Đa (Hà Nội), 8h ngày 2/3 sẽ tiến hành giải tỏa khu chợ quần áo cũ nơi đang có hàng trăm tiểu thương buôn bán. Tuy nhiên, trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo UBND phường cho biết đã quyết định hoãn việc giải tỏa để xin ý kiến chỉ đạo của UBND quận Đống Đa.
Cùng trong ngày 2/3, hàng trăm tiểu thương đã tập trung đứng chắn trước khu vực chợ quần áo với mong muốn được ổn định để kinh doanh chứ không phải nơm nớp sống trong sự lo sợ sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp.
Tiểu thương phản ứng, chính quyền hoãn giải tỏa chợ quần áo cũ ở Trung Tự.
Trước đó, như Dân Trí đã đưa tin, khu chợ quần áo cũ Trung Tự đã có tuổiđời gần 20 năm. Thủa ban đầu, chợ là một đống rác, chính quyền đã ký hợpđồng cho các tiểu thương tự dọn dẹp, xâu dựng chợ để tạo thành nơi buôn bán.
Trong gần 20 năm, với ý thức kinh doanh tích cực, nơi đây đã trở thành mộtđiểm buôn bán phát triển. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chính quyền UBND phường Trung Tự bất ngờ ra thông báo giải tỏa chợ để thu hồi đất cho dự án cải tạo thoát nước Sông Lừ.
Nhiều người dân vô cùng bức xúc khi cả khu chợ có tuổi đời gần 20 năm bỗng dưng phải giải tán, đẩy hàng trăm con người vào nguy cơ thất nghiệp.
Hơn 100 hộ dân đã làm đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng. Sở dĩ như vậy vì người dân không được biết cụ thể số diện tích cần thu hồi đất là bao nhiêu, có đúng là phải dỡ bỏ toàn bộ chợ hay không. Đặc biệt, nhiều hộ dân ở ngay sát chợ quần áo, sát sông Lừ vẫn chưa thực hiện xong chính sách đền bù chứ chưa nói đến việc giải tỏa.
Theo chị Lại Thị Bình (43 tuổi), ở Đống Đa - Hà Nội một trong số những tiểu thương đầu tiên kinh doanh tại chợ quần áo cho biết: “Trước đây, khu vực chợ quần áo vốn là bãi rác, khoảng cuối năm 1998 phía UBND phường Trung Tự ra chủ trương lập chợ và ký hợp đồng cho các tiểu thương tự thu dọn bãi rác làm chỗ bán hàng kinh doanh. Tôi cùng nhiều người đã phải thuê người dọn dẹp rồi dựng quầy buôn bán để có chợ như ngày hôm nay”.
Các hộ kinh doanh ở chợ quần áo đều mong muốn chính quyền “minh bạch” trong việc giải tỏa chợ.
Chị Bình cũng cho biết thêm, trong gần 20 năm hoạt động, những hộ kinh doanh trong chợ đều có ý thức xây dựng, hàng năm chúng tôi đều đóng khoảng 3 triệu đồng/ki ốt cho chính quyền địa phương để được hoạt động đến nay. Đây cũng là nơi tạo công ăn việc làm cho hàng trăm con người. Bây giờ chợ bị giải tỏa sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các tiểu thương.
Cùng trong hoàn cảnh tương tự, chị Đỗ Thị Hương (41 tuổi) kinh doanh trong chợ cho biết: “Năm 2007, tôi có ký hợp đồng kinh doanh trong chợ với chủ đứng ra cho thuê là ông Trịnh Thanh Mai, thời hạn thuê kinh doanh là vĩnh viễn nhưng bây giờ chợ bị giải tỏa tôi không biết sẽ phải tiếp tục buôn bán ở đâu”.
Các hộ kinh doanh ở chợ quần áo đều mong muốn chính quyền “minh bạch” trong việc giải tỏa chợ. Đồng thời tạo điều kiện cho các tiểu thương có chỗ để tiếp tục hoạt động kinh doanh, có nguồn thu nhập nuôi sống gia đình nếu chợ quần áo cũ bị phá dỡ.
Anh Thế - Hoành Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét