Kể từ khi chúng tôi nhận được văn bản của UBND TP Hà nội do Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh ký ngày 20 tháng 11 năm 2013 tới nay đã hơn ba tháng nhưng chưa hề nhận được văn bản nào của huyện Ứng hoà trả lời Thành phố và các công dân xã Phương tú về kết quả điều tra, làm rõ những sai phạm nghiêm trọng về đất đai tại xã này.
Mới đây, chúng tôi lại tiếp tục nhận được đơn tố cáo của công dân tại thôn Dương Khê gửi nhờ đăng tải về các nội dung sai phạm, có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng tại thôn đang gây nóng dư luận, các nội dụng cơ bản như sau :
- Thôn Dương Khê không rõ được bảo kê của cấp nào, đã bán rất nhiều đất đai khu đất của nhà trẻ, ao qui hoạch ao sen khu nghĩa trang liệt sỹ của xã.
- Bán đất canh tác lấy danh nghĩa lấy tiền để xây nhà văn hoá thôn. Tính đến thời điểm này, nhà văn hoá thôn đã được đưa vào sử dụng gần 4 năm mà chính quyền vẫn chưa có thông báo công khai về quyết toán chi phí xây dựng cho nhân dân biết. Trong khi cùng lúc với việc xây nhà văn hoá thì trưởng thôn và chủ nhiệm cũng xây nhà tầng với đầy đủ tiện nghi !
Chúng tôi cũng được các công dân xã Phương tú cho biết : mới đây công an huyện Ứng Hoà đã về các thôn để điều tra về các nội dung đã được công dân tố cáo, trong đó có việc sai phạm lớn về thu tiền số lùi của các hộ trong xã đang sử dụng đất mặt đường 75.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải các kết luận đièu tra của công an Huyện sau khi có văn bản chính thức của Ứng Hoà trả lời công dân và UBNDTP Hà nội .
Mới đây, chúng tôi lại tiếp tục nhận được đơn tố cáo của công dân tại thôn Dương Khê gửi nhờ đăng tải về các nội dung sai phạm, có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng tại thôn đang gây nóng dư luận, các nội dụng cơ bản như sau :
- Thôn Dương Khê không rõ được bảo kê của cấp nào, đã bán rất nhiều đất đai khu đất của nhà trẻ, ao qui hoạch ao sen khu nghĩa trang liệt sỹ của xã.
- Bán đất canh tác lấy danh nghĩa lấy tiền để xây nhà văn hoá thôn. Tính đến thời điểm này, nhà văn hoá thôn đã được đưa vào sử dụng gần 4 năm mà chính quyền vẫn chưa có thông báo công khai về quyết toán chi phí xây dựng cho nhân dân biết. Trong khi cùng lúc với việc xây nhà văn hoá thì trưởng thôn và chủ nhiệm cũng xây nhà tầng với đầy đủ tiện nghi !
Chúng tôi cũng được các công dân xã Phương tú cho biết : mới đây công an huyện Ứng Hoà đã về các thôn để điều tra về các nội dung đã được công dân tố cáo, trong đó có việc sai phạm lớn về thu tiền số lùi của các hộ trong xã đang sử dụng đất mặt đường 75.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải các kết luận đièu tra của công an Huyện sau khi có văn bản chính thức của Ứng Hoà trả lời công dân và UBNDTP Hà nội .
Phó chủ tịch Hà nội Vũ Hồng Khanh chỉ đạo huyện Ứng Hoà điều tra làm rõ vụ tham nhũng đất đai nghiêm trọng tại xã Phương tú : 847 xuất đất bị cán bộ xã lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm dụng, bán trái phép ...
Mời xem thêm bài phóng sự điều tra trên báo của Thành uỷ Hà nội :
Bán đất trái thẩm quyền: Không lẽ phép vua vẫn thua lệ làng?
Qua thông tin do ông Lê Hồng Phung, nguyên Trưởng thôn Ngọc Động (từ năm 1996 đến 2011) và một số trưởng thôn khác của xã Phương Tú cung cấp cùng với việc thu thập thêm những tài liệu liên quan, chúng tôi được biết: Tháng 8-2008, UBND xã Phương Tú mở hội nghị với nội dung xây dựng Nhà văn hóa thôn Ngọc Động, kinh phí lấy từ nguồn xử lý vi phạm đất ở thôn theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ. Sau cuộc họp này, ông Phung báo cáo với Ban Chi ủy thôn Ngọc Động, sau đó Chi bộ thôn họp, ra nghị quyết về việc rà soát để xử lý các trường hợp lấn chiếm đất, cho hợp thức việc sử dụng đất ở khu Ao Ươm. Điều đáng nói là trên thực tế, khu Ao Ươm vẫn là ao đang cho người dân nhận thầu để thả cá, không ai lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích. Sau đó, Trưởng thôn Ngọc Động đọc công khai trên hệ thống loa truyền thanh việc bán đất, với giá từ 380.000 đồng đến 500.000 đồng/m2. Kết quả, 28 hộ bốc thăm được 29 suất với tổng diện tích 4.483m2 và số tiền phải thu là hơn 2,2 tỷ đồng. Sau khi bán đất ở khu Ao Ươm, thôn Ngọc Động tiếp tục chuyển sang bán đất ở khu Lưỡi A. Cũng bằng cách ra nghị quyết, thông báo trên loa truyền thanh, thôn Ngọc Động đã tổ chức đấu thầu và xét giao 17 suất đất ở khu Lưỡi A có diện tích 1.192m2 với số tiền thu về hơn 2,1 tỷ đồng. Điều rất lạ là trong số 17 hộ này có suất 43m2 được "biếu" cho một cán bộ địa chính xã dưới hình thức mượn tên người khác để che mắt người dân (lô đất đứng tên ông Nguyễn Văn Oanh - hiện chưa nộp tiền sử dụng đất). Với hàng nghìn mét vuông đất ở hai khu Ao Ươm và Lưỡi A đã chia thành hơn 40 suất đất ở và hiện nay diện tích này vẫn là đất canh tác, không ai lấn chiếm nhưng vẫn được UBND huyện Ứng Hòa phê duyệt phương án thu tiền sử dụng đất đối với 33 suất để hợp thức thành đất ở theo Nghị định 84? Trên thực tế, tổng số tiền thu được từ việc bán đất là hơn 4,3 tỷ đồng, trong đó thu về Quỹ HTX Nông nghiệp Ngọc Động hơn 3,5 tỷ đồng, số còn lại nộp về UBND xã hơn 837 triệu đồng.
Trong khi số tiền thu về quỹ HTX đã được chi dùng để xây nhà văn hóa, làm đường… thì số tiền thu về UBND xã đã bị các ông Lê Văn Tú - Chủ tịch UBND xã (nhiệm kỳ 2004-2011), ông Nguyễn Đức Nhị - Phó Chủ tịch UBND xã (nhiệm kỳ 2004-2011), ông Lê Văn Lân - cán bộ địa chính xã, Vũ Xuân Tiệp - nguyên kế toán ngân sách xã bàn nhau chỉ ghi phiếu thu 61.150.000 đồng, số tiền còn lại hơn 776 triệu đồng, 3 cán bộ này để ngoài sổ sách và sử dụng hết để "tiếp khách, giao dịch"?!
Ghi lệch hồ sơ để hợp thức hóa việc bán đất
Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ lấn chiếm, cấp đất trái thẩm quyền. Tại xã Phương Tú, mặc dù việc bán đất trái thẩm quyền diễn ra từ năm 2000 đến 2009, nhưng để hợp thức thời gian lấn chiếm đất trước ngày 15-10-1993 và từ 15-10-1993 đến 30-6-2004 như quy định Nghị định 84, lãnh đạo xã chỉ đạo các thôn lập hợp đồng giao khống đất ở lâu dài cho các hộ. Các hợp đồng này ghi thời điểm từ đầu những năm 2000 và phiếu thu tiền được viết lùi thời gian về năm 2000. Thậm chí, để phù hợp với đơn giá đất quy định của Nhà nước, số tiền ghi trong các phiếu thu đều thấp hơn nhiều lần so với số tiền các hộ đã nộp trên thực tế. Dựa trên các hồ sơ khống đó, ngày 14-11-2008, Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa ban hành Quyết định 89/2008/QĐ-UBND, phê duyệt phương án thu tiền sử dụng đất của 921 hộ là những hộ lấn chiếm, cấp trái thẩm quyền đất ở xã Phương Tú theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Dư luận nhân dân cho rằng, ngoài các suất đất các thôn bán công khai, sẽ còn không ít các suất đất do cán bộ và lãnh đạo xã "âm thầm" bán mà người dân không biết. Do đó, 33/45 hộ được lập hồ sơ khống để đủ điều kiện hợp thức theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP ở thôn Ngọc Động chỉ là phần nổi so với hàng trăm suất đất đã bị bán.
Việc bán đất trái thẩm quyền không chỉ xảy ra ở riêng thôn Ngọc Động mà còn tồn tại ở hầu hết các thôn còn lại trên địa bàn toàn xã. Dẫn chứng cho việc này, một bản danh sách "cho mượn đất 20 năm, thời hạn từ năm 1994-2014" ở thôn Động Phí của UBND xã Phương Tú đã được cung cấp cho phóng viên. Theo đó, trên thực tế, trong hợp đồng mượn đất các hộ chỉ được sử dụng khoảng 20m2 đất bám mặt đường 428A và được xây dựng tạm thời để mở dịch vụ nhưng đến nay tất cả các diện tích này đều đã tăng lên hàng chục mét vuông do người dân lấn chiếm và xây nhà cao tầng. Hiện tại, cả một diện tích lớn đất ao, dài hàng trăm mét bám mặt đường đã thành khu dân cư sầm uất từ lâu. Nhưng để được sử dụng vượt số diện tích giao theo hợp đồng, UBND xã đã thu tiền của các hộ và số tiền này được sử dụng ra sao, vào túi của ai thì chỉ "người trong cuộc" mới biết.
Chúng tôi được biết, trước khi Quyết định 89/2008/QĐ-UBND được ban hành đã có một tổ công tác của huyện Ứng Hòa về kiểm tra, rà soát hồ sơ các trường hợp được xử lý theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Vậy tại sao những vi phạm với khối lượng đồ sộ đến vậy lại được bỏ qua? Để làm rõ những nghi vấn này, chúng tôi đã liên hệ với ông Lê Đình Trường, Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa, song ông Trường chỉ dẫn phóng viên liên hệ với ông Lê Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa vì "ông Hà đang chỉ đạo việc này". Tuy nhiên, khi liên hệ với ông Hà, ông Hà lại lảng tránh: "Vụ việc ở xã Phương Tú đã chuyển cơ quan điều tra, phóng viên liên hệ làm việc với anh Hiền là Chánh Văn phòng UBND huyện, là người phát ngôn với cơ quan báo chí". Rất tiếc, khi chúng tôi đến UBND huyện Ứng Hòa thì ông Trần Văn Hiền không có ở phòng làm việc, khi gọi điện và nhắn tin đến số điện thoại của ông Hiền, "người phát ngôn" cũng không trả lời.
Được biết, những vi phạm trong công tác quản lý đất đai đối với 45 suất đất bán trái thẩm quyền ở thôn Ngọc Động đã được huyện Ứng Hòa chuyển cơ quan điều tra. Kết luận số 03/KL-UBND của UBND huyện Ứng Hòa ngày 9-1-2014 cũng khẳng định: "Việc giao đất trái thẩm quyền của thôn Ngọc Động, xã Phương Tú tại hai khu Ao Ươm và Lưỡi A, việc quản lý sử dụng số tiền thu từ việc giao đất trên có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý đất đai và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Người dân cho rằng, số vi phạm chuyển cơ quan điều tra chỉ là một phần rất nhỏ và hơn 900 suất đất được hợp thức theo Nghị định 84 cũng chưa đầy đủ so với số đất bị bán trên thực tế.
Để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, xóa bỏ định kiến "phép vua thua lệ làng" bấy lâu nay, chúng tôi kiến nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Ứng Hòa) nhanh chóng điều tra và sớm đưa ra kết luận về vụ việc này.
Mời xem thêm bài phóng sự điều tra trên báo của Thành uỷ Hà nội :
(HNM) - Là một vùng quê thuần nông yên bình, song vài năm gần đây, dư luận ở xã Phương Tú (Ứng Hòa) lúc nào cũng râm ran bàn tán chuyện hàng trăm suất đất công đã bị cán bộ thôn, xã ngang nhiên bán trái thẩm quyền.
Nghiêm trọng hơn, phần lớn số tiền thu được, lãnh đạo xã đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới để ngoài sổ sách để "giao dịch". Ao lớn, ao nhỏ, thùng vũng và cả đất canh tác… miễn là có vị trí bám mặt đường đều đã bị các cán bộ này tìm cách "bán" đứt cho người dân. Không chỉ vi phạm về quản lý đất đai và tài chính ngân sách, các cán bộ này còn có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tiền bán đất để... tiếp khách
Địa giới hành chính xã Phương Tú nằm liền kề thị trấn Vân Đình, có trục đường liên huyện chạy qua nên đất đai ở đây có giá trị khá cao. Cũng chính vì thế, nơi đây đã nảy sinh hàng trăm sai phạm trong công tác quản lý đất đai. Vụ việc chỉ thực sự vỡ lở khi một số trưởng thôn liên quan trực tiếp đến việc bán đất trái thẩm quyền đã tố cáo các vi phạm trên địa bàn toàn xã. Chỉ riêng thôn Ngọc Động, nơi đất được coi là có giá trị thấp hơn so với 6 thôn khác của xã nhưng việc bán đất diễn ra khá rầm rộ.
Nghiêm trọng hơn, phần lớn số tiền thu được, lãnh đạo xã đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới để ngoài sổ sách để "giao dịch". Ao lớn, ao nhỏ, thùng vũng và cả đất canh tác… miễn là có vị trí bám mặt đường đều đã bị các cán bộ này tìm cách "bán" đứt cho người dân. Không chỉ vi phạm về quản lý đất đai và tài chính ngân sách, các cán bộ này còn có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tiền bán đất để... tiếp khách
Địa giới hành chính xã Phương Tú nằm liền kề thị trấn Vân Đình, có trục đường liên huyện chạy qua nên đất đai ở đây có giá trị khá cao. Cũng chính vì thế, nơi đây đã nảy sinh hàng trăm sai phạm trong công tác quản lý đất đai. Vụ việc chỉ thực sự vỡ lở khi một số trưởng thôn liên quan trực tiếp đến việc bán đất trái thẩm quyền đã tố cáo các vi phạm trên địa bàn toàn xã. Chỉ riêng thôn Ngọc Động, nơi đất được coi là có giá trị thấp hơn so với 6 thôn khác của xã nhưng việc bán đất diễn ra khá rầm rộ.
Khu Ao Ươm, thôn Ngọc Động không có vi phạm, nhưng được hợp thức để xử lý theo Nghị định 84. |
Qua thông tin do ông Lê Hồng Phung, nguyên Trưởng thôn Ngọc Động (từ năm 1996 đến 2011) và một số trưởng thôn khác của xã Phương Tú cung cấp cùng với việc thu thập thêm những tài liệu liên quan, chúng tôi được biết: Tháng 8-2008, UBND xã Phương Tú mở hội nghị với nội dung xây dựng Nhà văn hóa thôn Ngọc Động, kinh phí lấy từ nguồn xử lý vi phạm đất ở thôn theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ. Sau cuộc họp này, ông Phung báo cáo với Ban Chi ủy thôn Ngọc Động, sau đó Chi bộ thôn họp, ra nghị quyết về việc rà soát để xử lý các trường hợp lấn chiếm đất, cho hợp thức việc sử dụng đất ở khu Ao Ươm. Điều đáng nói là trên thực tế, khu Ao Ươm vẫn là ao đang cho người dân nhận thầu để thả cá, không ai lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích. Sau đó, Trưởng thôn Ngọc Động đọc công khai trên hệ thống loa truyền thanh việc bán đất, với giá từ 380.000 đồng đến 500.000 đồng/m2. Kết quả, 28 hộ bốc thăm được 29 suất với tổng diện tích 4.483m2 và số tiền phải thu là hơn 2,2 tỷ đồng. Sau khi bán đất ở khu Ao Ươm, thôn Ngọc Động tiếp tục chuyển sang bán đất ở khu Lưỡi A. Cũng bằng cách ra nghị quyết, thông báo trên loa truyền thanh, thôn Ngọc Động đã tổ chức đấu thầu và xét giao 17 suất đất ở khu Lưỡi A có diện tích 1.192m2 với số tiền thu về hơn 2,1 tỷ đồng. Điều rất lạ là trong số 17 hộ này có suất 43m2 được "biếu" cho một cán bộ địa chính xã dưới hình thức mượn tên người khác để che mắt người dân (lô đất đứng tên ông Nguyễn Văn Oanh - hiện chưa nộp tiền sử dụng đất). Với hàng nghìn mét vuông đất ở hai khu Ao Ươm và Lưỡi A đã chia thành hơn 40 suất đất ở và hiện nay diện tích này vẫn là đất canh tác, không ai lấn chiếm nhưng vẫn được UBND huyện Ứng Hòa phê duyệt phương án thu tiền sử dụng đất đối với 33 suất để hợp thức thành đất ở theo Nghị định 84? Trên thực tế, tổng số tiền thu được từ việc bán đất là hơn 4,3 tỷ đồng, trong đó thu về Quỹ HTX Nông nghiệp Ngọc Động hơn 3,5 tỷ đồng, số còn lại nộp về UBND xã hơn 837 triệu đồng.
Trong khi số tiền thu về quỹ HTX đã được chi dùng để xây nhà văn hóa, làm đường… thì số tiền thu về UBND xã đã bị các ông Lê Văn Tú - Chủ tịch UBND xã (nhiệm kỳ 2004-2011), ông Nguyễn Đức Nhị - Phó Chủ tịch UBND xã (nhiệm kỳ 2004-2011), ông Lê Văn Lân - cán bộ địa chính xã, Vũ Xuân Tiệp - nguyên kế toán ngân sách xã bàn nhau chỉ ghi phiếu thu 61.150.000 đồng, số tiền còn lại hơn 776 triệu đồng, 3 cán bộ này để ngoài sổ sách và sử dụng hết để "tiếp khách, giao dịch"?!
Ghi lệch hồ sơ để hợp thức hóa việc bán đất
Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hộ lấn chiếm, cấp đất trái thẩm quyền. Tại xã Phương Tú, mặc dù việc bán đất trái thẩm quyền diễn ra từ năm 2000 đến 2009, nhưng để hợp thức thời gian lấn chiếm đất trước ngày 15-10-1993 và từ 15-10-1993 đến 30-6-2004 như quy định Nghị định 84, lãnh đạo xã chỉ đạo các thôn lập hợp đồng giao khống đất ở lâu dài cho các hộ. Các hợp đồng này ghi thời điểm từ đầu những năm 2000 và phiếu thu tiền được viết lùi thời gian về năm 2000. Thậm chí, để phù hợp với đơn giá đất quy định của Nhà nước, số tiền ghi trong các phiếu thu đều thấp hơn nhiều lần so với số tiền các hộ đã nộp trên thực tế. Dựa trên các hồ sơ khống đó, ngày 14-11-2008, Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa ban hành Quyết định 89/2008/QĐ-UBND, phê duyệt phương án thu tiền sử dụng đất của 921 hộ là những hộ lấn chiếm, cấp trái thẩm quyền đất ở xã Phương Tú theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Dư luận nhân dân cho rằng, ngoài các suất đất các thôn bán công khai, sẽ còn không ít các suất đất do cán bộ và lãnh đạo xã "âm thầm" bán mà người dân không biết. Do đó, 33/45 hộ được lập hồ sơ khống để đủ điều kiện hợp thức theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP ở thôn Ngọc Động chỉ là phần nổi so với hàng trăm suất đất đã bị bán.
Hàng trăm suất đất "cho mượn", bám mặt đường 428A ở thôn Động Phí đã thành nhà kiên cố. |
Việc bán đất trái thẩm quyền không chỉ xảy ra ở riêng thôn Ngọc Động mà còn tồn tại ở hầu hết các thôn còn lại trên địa bàn toàn xã. Dẫn chứng cho việc này, một bản danh sách "cho mượn đất 20 năm, thời hạn từ năm 1994-2014" ở thôn Động Phí của UBND xã Phương Tú đã được cung cấp cho phóng viên. Theo đó, trên thực tế, trong hợp đồng mượn đất các hộ chỉ được sử dụng khoảng 20m2 đất bám mặt đường 428A và được xây dựng tạm thời để mở dịch vụ nhưng đến nay tất cả các diện tích này đều đã tăng lên hàng chục mét vuông do người dân lấn chiếm và xây nhà cao tầng. Hiện tại, cả một diện tích lớn đất ao, dài hàng trăm mét bám mặt đường đã thành khu dân cư sầm uất từ lâu. Nhưng để được sử dụng vượt số diện tích giao theo hợp đồng, UBND xã đã thu tiền của các hộ và số tiền này được sử dụng ra sao, vào túi của ai thì chỉ "người trong cuộc" mới biết.
Chúng tôi được biết, trước khi Quyết định 89/2008/QĐ-UBND được ban hành đã có một tổ công tác của huyện Ứng Hòa về kiểm tra, rà soát hồ sơ các trường hợp được xử lý theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Vậy tại sao những vi phạm với khối lượng đồ sộ đến vậy lại được bỏ qua? Để làm rõ những nghi vấn này, chúng tôi đã liên hệ với ông Lê Đình Trường, Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa, song ông Trường chỉ dẫn phóng viên liên hệ với ông Lê Hồng Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa vì "ông Hà đang chỉ đạo việc này". Tuy nhiên, khi liên hệ với ông Hà, ông Hà lại lảng tránh: "Vụ việc ở xã Phương Tú đã chuyển cơ quan điều tra, phóng viên liên hệ làm việc với anh Hiền là Chánh Văn phòng UBND huyện, là người phát ngôn với cơ quan báo chí". Rất tiếc, khi chúng tôi đến UBND huyện Ứng Hòa thì ông Trần Văn Hiền không có ở phòng làm việc, khi gọi điện và nhắn tin đến số điện thoại của ông Hiền, "người phát ngôn" cũng không trả lời.
Được biết, những vi phạm trong công tác quản lý đất đai đối với 45 suất đất bán trái thẩm quyền ở thôn Ngọc Động đã được huyện Ứng Hòa chuyển cơ quan điều tra. Kết luận số 03/KL-UBND của UBND huyện Ứng Hòa ngày 9-1-2014 cũng khẳng định: "Việc giao đất trái thẩm quyền của thôn Ngọc Động, xã Phương Tú tại hai khu Ao Ươm và Lưỡi A, việc quản lý sử dụng số tiền thu từ việc giao đất trên có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý đất đai và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Người dân cho rằng, số vi phạm chuyển cơ quan điều tra chỉ là một phần rất nhỏ và hơn 900 suất đất được hợp thức theo Nghị định 84 cũng chưa đầy đủ so với số đất bị bán trên thực tế.
Để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, xóa bỏ định kiến "phép vua thua lệ làng" bấy lâu nay, chúng tôi kiến nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Ứng Hòa) nhanh chóng điều tra và sớm đưa ra kết luận về vụ việc này.
Minh Thúy - Duy Biên
http://m.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phong-su-Ky-su/669588/ban-dat-trai-tham-quyen-khong-le-phep-vua-van-thua-le-lang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét