Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Nhiều địa phương quan xã xà xẻo công trình phúc lợi nông thôn mới.

  Tôi cũng đã nhận được đơn tố cáo của các công dân tại xã Phương Tú, Ứng Hoà về việc quan xã xà xẻo đất chia chác cho nhau - đất thuộc chợ mà Thành phố giao cho địa phương làm chợ theo tiêu chuẩn nông thôn mới. 

   Bà con cho biết : tại phương tú, các cán bộ xã hiện chiếm gần chục xuất đất, bán trái phép gần hết khu đất dành cho chợ tiêu chuẩn nông thôn mới, các nguyên chủ tịch, cán bộ xã có chiếm các lô đất hiện đang xây tường bao, xây nhà tạm trên đất chiếm dụng. Họ còn bán cho hơn chục hộ dân khác thu tiền bất chính, thanh tra huyện đã được ông Vũ Hồng Khanh gửi văn bản chỉ đạo yêu cầu làm rõ sai phạm 847 lô đất trên toàn xã trong đó có khu chợ nông thôn mới tại Nguyễn Xá, Phương Tú nhưng hiện chưa có tổ công tác nào của huyện Ứng hoà về xã làm công tác thanh tra.  Trước Tết Nguyên đán, tôi có đăng nguyên văn kết luận và chỉ đạo của ông Vũ Hồng Khanh về vụ việc này.  

   Việc các quan xã xà xẻo đất đai, xà xẻo các công trình phúc lợi diễn ra ở nhiều địa phương, phải chăng có sự tiếp tay và bật đèn xanh của các quan huyện ? nếu không thì vì sao sai phạm rành rành mà thanh tra được Thành phố chỉ đạo vào cuộc vẫn chây ì, hay muốn để lâu cứt trâu hoá bùn ?

  
  
 

Hà Nội: "Xà xẻo" công trình phúc lợi tại "điểm sáng" nông thôn mới

(Dân trí) - Năm 2012, xã Tây Tựu - Từ Liêm được UBND TP Hà Nội đầu tư xây dựng mô hình nông thôn mới điển hình. Nhưng mô hình ở xã này chưa thực hiện được bao lâu thì hàng loạt sai phạm phát lộ khi các công trình phúc lợi bị "xẻ thịt" không thương tiếc.


Quá bức xúc với mô hình nông thôn mới của xã Tây Tựu bị "xà xẻo", ông Nguyễn Phan Tuấn và bà Nguyễn Thị Liên đều trú tại xã Tây Tựu - Từ Liêm (Hà Nội) đã đứng lên tố cáo sai phạm của lãnh đạo địa phương.
Ngang nhiên rút ruột công trình tại "điểm sáng" nông thôn mới giữa thủ đô
Theo đơn tố cáo của ông Tuấn và bà Liên thì từ năm 2012, xã Tây Tựuđược UBND thành phố Hà Nội chọn là xã điểm, đầu tư xây dựng nông thôn mới. Sau một thời gian thực hiện mô hình thì người dân phát hiện nhiều viphạm trong các công trình phúc lợi như công trình kè đá và cải tạo môi trường ao Gò thôn Thượng, ao Gò thôn Trung không đúng với hồ sơ thiết kế nhằm rút ruột công trình.
Nhiều công trình bị rút ruột bằng cách: Không nạo vét phần đất yếu, cọc tre nhỏ, ngắn không đúng với thiết kế, phần móng không đổ đá dăm, phần bê tông đổ móng và tường không đảm bảo... Điều đáng nói là toàn bộ phần móng không hề có sắt, mọi công đoạn đều không đúng với thiết kế.
Ông Nguyễn Phan Tuấn còn cho biết thêm ngoài ao Gò thôn Thượng và ao Gò thôn Trung, xã Tây Tựu đã kè một ao trạm xá và hai hồ gần trường tiểu học Tây Tựu A đã được đưa vào sử dụng. Việc kè đá, xây tường trên địa bàn xã đã được quy hoạch xây, kè nhưng việc xây, kè lại không đúng với thiết kế cũng như chất lượng công trình không đảm bảo. Vì vậy, trong khi thi công xây kè ao Chạ thôn Trungbức tường xây xong được một thời gian thì ban quản lý dự án đổ cát làm nền đường đi thì bức tường dài gần 100mbỗng nhiên đổ ụp, rất may là không có thiệt hại về người.
Không những thế, theo ông Tuấn, nhiều công trình khác cũng có biểu hiện bị rút ruột như 3 trạm bơm của 3 thôn bị thay thế phụ kiện không đúng theo thiết kế…
Theo tìm hiểu, những sai phạm trong việc xây dựng các công trình phúc lợi tại xã Tây Tựu đã được chính ông Bùi Xuân Hòa phó chủ tịch UBND xã Tây Tựu ký công văn số 18/BC - UBND về việc thi công không đúng với thiết kế tại dự án kè ao Gồ gửi Chủ tịch UBND xã vào ngày 17/1/2013.
Các công trình phúc lợi tại xã Tây Tựu bị “rút ruột” trong khi thi công.
Các công trình phúc lợi tại xã Tây Tựu bị “rút ruột” trong khi thi công.
Các công trình phúc lợi tại xã Tây Tựu bị “rút ruột” trong khi thi công.
Văn bản này khẳng định việc “thi công không đúng với thiết kế tại dự án kè ao Gồ” nêu rõ: quá trình tổ chức thực hiện việc thi công dự án của đơn vị thi công là Công ty CP Đầu tư xây dựng, thương mại tổng hợp và kinh doanh Bất động sản đã có nhiều vi phạm về thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt tại dự án. Qua nhiều lần đôn đốc, nhắc nhỏ để chấn chỉnh đơn vị thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế nhưng vẫn cố tình không thực hiện.
Báo cáo cũng chỉ rõ, về thi công phần móng kè: đơn vị thi công đã không thực hiện việc đào để nạo vét phần nền đất yếu, cọc tre gia cố phần móng không đảm bảo tiêu chuẩn kích thước: tre nhỏ độ dài chỉ đạt 1,5m đến 1,7m, thiết kế cọc tre dài 2,5m. Đơn vị thi công không đổ đá dăm và đầm chặt với độ dày 10 cm theo thiết kế; bê tông đổ móng độ dày không đảm bảo và chỉ đạt từ 35 - 45 cm so với thiết kế là 0,5 cm, chiều rộng móng không đảm bảo; toàn bộ phần sắt móng không có theo thiết kế ban đầu là sắt phi 16 để ra cố móng.
Đối với phần thân kè, lan can không đổ giằng bê tông cốt thép trên và dưới con tiện; phần thường kè đá hộc không đảm bảo theo kích thước. Ngoài ra, đơn vị thi công chưa thực hiện nạo vét bùn ao.
Sau một thời gian dài các công dân tố cáo những sai phạm trong việc rút ruột công trình một cách nghiêm trong trên địa bàn xã Tây Tựu, với những chứng cứ sát thực, ngày 12/12/2013, UBND huyện Từ Liên đã công nhận việc tố cáo của ông Nguyễn Phan Tuấn và bà Nguyễn Thị Liên hoàn toàn có căn cứ. Nội dung kết luận số 393/KL-UBND của UBND huyện Từ Liêm nêu rõ:
Các công trình phúc lợi tại xã Tây Tựu bị “rút ruột” trong khi thi công.
Các công trình phúc lợi tại xã Tây Tựu bị “rút ruột” trong khi thi công.
Sự việc “xà xẻo” công trình phúc lợi tại xã Tây Tựu đã được chính UBND phường thừa nhận tại công văn số 18/BC - UBND.
Trong quá trình thi công công trình kè đá và cải tạo môi trường quanh ao Gồ, nhà thầu là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng, thương mại tổng hợp và kinh doanh Bất động sản đã thi công một số hạnh mục: đào đất hồ móng bờ kè, xây tường kè, gia cố cọc tre và thép phi 16 móng không đúng theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
UBND huyện cũng nhấn mạnh, việc thay đổi thiết kế công trình chỉ được thể hiện bằng biên bản xử lý hiện trường ngày 08/10/2012 là không thực hiện đúng theo quy định tại khoản 4 điều 1 Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 về sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 17 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng xây dựng công trình.
Công ty cổ phần tư vấn khảo sát thiết kế và đầu tư xây dựng Sông Hồng là nhà thầu tư vấn giám sát công trình kè đá và cải tạo môi trường xung quanh ao Gồ trong quá trình công trình đang thi công không có cán bộ giám sát thường xuyên tại công trình, không phản ánh kịp thời với chủ đầu tư về việc thay đổi chiều dài cọc tre, mật độ đóng cọc trelà không thực hiện đúng điều 88 Luật xây dựng về yêu cầu giám sát thi công xây dựng.
Với Công ty cổ phần thiết kế công trình văn hóa là nhà thầu tư vấn quản lý dự án công trình kè đá và cải tạo môi trường xung quanh ao Gồ có trách nhiệm thay mặt chủ đầy tư quản lý dự án đã không tham mưu với chủ đầu tư thẩm định việc điều chỉnh thiết kế theo quy định; vi phạm điểm b khoản 2 điều 9 Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ.
Đối với ông Lê Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Tây Tựu đã giao cho ông Bùi Xuân Hòa - Phó chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thi công các công trình nhưng đã không trao đổi, thống nhất với Phó chủ tịch xã và Trưởng ban giám sát cộng đồng về việc thay đổi thiết kế một số hạnh mục công trình để Phó chủ tịch UBND xã và Ban giám sát cộng đồng nắm bắt, giám sát đơn vị thi công là chưa thực hiện tốt trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã trong chỉ đạo, điều hành công việc.
Do đó, nội dung công dân tố cáo ông Lê Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Tây Tựu để đơn vị thi công thi công sai hồ sơ thiết kế đã phê duyệt là có cơ sở…
Kết luận đã sai thì ai sẽ chịu?
Các công trình phúc lợi tại xã Tây Tựu bị “rút ruột” trong khi thi công.
Các công trình phúc lợi tại xã Tây Tựu bị “rút ruột” trong khi thi công.
UBND huyện Từ Liêm kết luận hàng loạt sai phạm trong việc thi công các công trình phúc lợi tại xã Tây Tựu.
Sau một thời gian dài thanh tra, kiểm tra, xác minh đơn thư tố cáo của công dân xã Tây Tựu, UBND huyện Từ Liêm đã có kết luận chính thức về những sai phạm trong việc thi công công trình nông thôn mới ở xã Tây Tựu.
Kết luận đã nêu rõ những sai phạm trong đơn tố cáo của ông  Nguyễn Phan Tuấn và bà Nguyễn Thị Liên là hoàn toàn có căn cứ. Kết luận khẳng định làcó sai phạm và sự yếu kém trong việc quản lý của cán bộ xã nhưng cho đến nay việc khắc phục cũng như xử lý những người liên quan vẫn không thấy đâu. Người dân xã Tây Tựu đang đặt dấu hỏi về sự "chống lưng" cho doanh nghiệp làm sai cũng như ông bản thân ông Lê Văn Việt - Chủ tịch UBND xã Tây Tựu.
Đề cập trách nhiệm của ông Chủ tịch xã, theo hầu hết những người dân đứng đơn tố cáo, UBND huyện Từ Liêm cần xác minh rõ việc "đi đêm" giữa các cán bộ xã Tây Tựu với các nhà thầu tự ý thay đổi thiết kế sẽ làm tổn thất bao nhiêu tiền ngân sách Nhà nước, có dấu hiệu phạm pháp hình sự hay không? Từ đó có hình thức xử lý nghiêm khắc, đúng pháp luật đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm, chứ không thể nói là "chưa thực hiện tốt trách nhiệm" để rồi đề nghị kiểm điểm, phạt hành chính như kết luận của UBND huyện Từ Liêm.
Ngoài việc yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm chủ tịch UBND xã Tây Tựu, UBND huyện Từ Liêm còn chỉ đạo UBND xã Tây Tựu yêu cầu nhà thầu thi công hoàn tất các công việc tồn tại, tiếp tục thực hiện dự án theo thiết kế đãđược phê duyệt. Tuy nhiên, yêu cầu này dường như không khả thi khi nhiều hạng mục nằm sâu dưới đáy hồ giờ để làm đúng thiết kế, để khắc phục thì phải lật tung toàn bộ lòng hồ, làm lại từ đầu. 
Trong một diễn tiến khác, PV Dân trí đã đi tìm “tung tích” những doanh nghiệp thực hiện dự án được UBND xã Tây Tựu "lựa chọn" thì bất ngờ phát hiện có doanh nghiệp có dấu hiệu là công ty "ma".
Trong đó, theo thông tin UBND xã Tây Tựu cung cấp, một công ty trúng thầu có địa chỉ ở 142 Hoàng Quốc Việt - Hà Nội tuy nhiên tại địa chỉ này không hề tồn tại công ty nào. Chủ cửa hàng hoa ở địa chỉ này cho biết: "Nhà chúng tôi kinh doanh hoa tươi nhiều năm ở đây, không có công ty, doanh nghiệp nào cả”.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
http://dantri.com.vn/ban-doc/ha-noi-xa-xeo-cong-trinh-phuc-loi-tai-diem-sang-nong-thon-moi-845550.htm

1 nhận xét: