Báo chí đang đưa tin liên tục về một mô hình xây dựng nông thôn mới ở xã Thanh văn, Thanh Oai Hà nội. Những gì xã làm được theo báo chí nói thì công lớn ở dân, ở chi bộ đảng xã này đã có những cách làm mà khó có nơi nào làm được : cán bộ phải thề độc khi nhận chức : "nếu tham nhũng của công thì trời tru đất diệt !"
Điển hình như Thanh Văn đáng được nhân rộng, nhưng vì sao không nhân rộng được ? cũng Thanh Oai nhưng các xã khác thì dân gửi đơn tới nhà tôi và các cơ quan chức năng tố cáo quan xã, quan huyện tham nhũng đất đai nghiêm trọng, đứng đầu là chủ tịch huyện Nguyễn Hồng Yên. Hồ sơ tố cáo được dân Thanh oai gửi hàng trăm lần tới các cơ quan, nay đang nằm tại Thanh tra bộ công an. Mới hôm kia, chủ tịch huyện Thanh Oai cũng bị dân kiện ra toà vì ban hành văn bản trái pháp luật, lấy đất của dân để bán cho người khác. Ngay xã Thanh Mai, cạnh Thanh Văn thì việc quản lý đất đai cũng lộn xộn, mặt đường 21 B bị lấn chiếm nhờ có cán bộ bảo kê, ai đi qua cũng thấy.
Cạnh Thanh Oai là Ứng Hoà, nơi cũng đang bị dân tố cáo quan xã ăn đất nghiêm trọng, bán hàng ngàn lô đất để chia chác, bán cả đất đình chùa, nhà trẻ, đất chợ...quan xã chiếm dăm bảy lô đất của công, chia cho con cháu, anh em họ hàng khiến dân bất bình. Đơn tố cáo của của các công dân Phương Tú, Nội xá, Tân phương vẫn đang tiếp tục gửi đến mà tôi chưa đăng tải kịp.
Lời thề Thanh Văn tại sao không được dùng ở các xã, các làng quê khác ? phải chăng các nơi khác không có quan thanh liêm, không có chỉ bộ đảng trong sạch vững mạnh như Thanh Văn ?
Lời thề Thanh Văn
(VTV Online) -
Trong một bản tin thời sự cách đây chưa lâu, chúng tôi đã đề cập đến mô hình xây dựng Nông thôn mới ở xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội.
Bà con nông dân ở Thanh Văn từ 60 tuổi trở lên nhận sổ hưu. (Ảnh: Internet)
Đây là một mô hình đang được rất nhiều nhà nghiên cứu tập trung phân tích bởi những cách làm chưa từng có tiền lệ và một bầu không khí dân chủ, công khai, minh bạch hiếm gặp ở các cấp chính quyền cơ sở.
Từ 3 năm trở lại đây ở xã Thanh Văn chính quyền đã vận động người dân lập ra một quỹ hưu trí và phúc lợi xã hội. Người dân trong xã chỉ phải đóng 20.000 đồng/tháng trong vòng 20 năm và kể từ năm 60 tuổi, họ sẽ được trả lương hưu với mức hiện nay là 400.000 đồng/tháng. Để đảm bảo công khai, cứ đến ngày 1/1 Dương lịch hàng năm, tập thể cấp ủy và chính quyền xã lại tổ chức một hội thề không tơ hào tài sản của nhân dân. Dù chỉ mới tổ chức 3 năm nay nhưng ngày hội này đang được người dân xem như cái tết thứ hai của Thanh Văn.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý độc giả theo dõi video dưới đây:
Đỗ Thủy
.mất bao nhiêu tiền mới được nhận vào làm việc,phải tham nhũng để gỡ lại chứ nếu thề mà thành hiện thực thì bố chúng nó chết sống lại chúng cũng không dám thề , he.he.he...
Trả lờiXóa