Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

Bộ TNMT lừa dối cả cấp trên và công luận ?

Tít do Le Hiền Đức đặt.

Nước biển đỏ ở ở Hà Tĩnh không phải là hiện tượng thiên nhiên mà là do ô nhiễm!

Hôm 1/3/2017 Bộ mTài Nguyên Môi  Trường (BTNMT) đăng trên trang của họ vài số liệu về những dải nước đỏ ở Hà Tĩnh (gần Formosa Vũng Áng) và Thừa Thiên-Đà Nẵng (http://www.monre.gov.vn/wps/portal/tintuc/!ut/p/c5/RclJDoIwFADQs3CC_5llWZBRakJbEdiYBtGAimAcgNPrzrzlgwp-evluz_LZ3nt5hQIq6-CFJDLsFBFjX8U4C5gehamGoQYlVPb_VxazMI6cXCSqpyGqIKBA48A7vL9SPmwW_p5EjQ-nEKxbsplu_agdql0wipFNo3ejvdnwnLjcTTKdLt5M16ecHeu1noTl1WzkxaTBdk7LyZ1dn-ydzScjigLDRZIvKnpAtg!!/), theo đó thì:

- Ở Hà Tĩnh, ammoni có nhiều mẫu vượt quy chuẩn, các mẫu nước đỏ vượt 31,2, 91,5 và 257 lần. Một mẫu nước biển màu đỏ lấy gần bờ có Mn vượt 1,66 lần, Fe vượt 2,8 lần.

- Báo còn đăng thêm là có mẫu phenol ở Hà Tĩnh vượt 10,3 lần (http://thanhnien.vn/thoi-su/bo-tnmt-dai-nuoc-do-o-ha-tinh-la-do-tao-no-hoa-796761.html) nhưng trang của BTNMT lại không đăng tin này!

- Ở Thừa Thiên Đà Nẵng các thông số đều không quá quy chuẩn.

- Tảo đỏ N. scintillans được tìm thấy ở cả hai nơi.

Ta hãy xét lại những thông tin này để xem đâu là nguyên nhân:

1. PHENOL: phenol hay carbolic acid là một chất độc dùng để sát trùng và trong kỹ nghệ hóa học. Phenol thường được sản xuất từ nhựa than (coal tar) và dầu khí. Không có tài liệu nào nói rằng tảo có thể sinh ra phenol, do đó sự hiện diện của phenol (vượt 10,3 lần ở Vũng Áng) cho thấy rằng đây là ô nhiễm kỹ nghệ. Phenol là một chất trong nước thải từ qui trình làm than coke, một bộ phận của nhà máy thép. (http://www.iloencyclopaedia.org/images/stories/enlarged/Part11/IRO_imgs/IRO200F1.jpg, http://www.iloencyclopaedia.org/part-xi-36283/iron-and-steel).

2. KIM LOẠI (Mn, Fe) cũng quá quy chuẩn và cho thấy rằng có ô nhiễm kỹ nghệ.

3. AMONI có chỗ cao tới 257 lần quy chuẩn. Quy chuẩn VN về nước biển là 0,5 mg/l (QCVN 10-MT:2015/BTNMT, 2015) vậy nồng độ ammonium lên tới 128 mg/l. Con số này cực cao (nước thải thành phố chưa xử lý cũng chỉ tới 50 mg/l). Bộ TNMT cho rằng đó là do tảo đỏ Noctiluca scintillans: “Theo các tài liệu nghiên cứu đã có trên thế giới, loài tảo Noctiluca scintillans sau khi tàn lụi thường giải phóng ra Amonia ở nồng độ cao trong môi trường nước. Hiện tượng này rất phù hợp với kết quả phân tích chất lượng nước biển tại hai khu vực trên”. Có thực vậy không?

Ammonium/ammonia là hợp chất của nitro (N) và hydro (H), ammonium (NH4+) là dạng ion và ammonia (NH3) là dạng phân tử, đây chỉ là hai dạng của cùng một chất chuyển đổi từ dạng này qua dạng khác tùy theo pH, nhiệt độ. Muốn có ammonium thì phải có nguồn nitro. Tuy nitro có trong khí trời, tảo (cũng như hầu hết các sinh vật khác) không thể dùng khí đó để tạo ra ammonium mà phải lấy từ nitro cố định (fixed nitrogen), như nitrate và ammonia. Vậy, dù có tảo hay không có tảo, nồng độ ammonium cao có nghĩa là có những nguồn nitro cố định cao tương tự. Tảo chỉ có chức năng dự trữ hay biến nitro cố định từ dạng này sang dạng khác chứ tự nó không thể tạo ra nitro cố định (như ammonium). Nói cách khác, tảo chỉ là TRIỆU CHỨNG hay HẬU QUẢ của nồng độ nitro cố định cao chứ KHÔNG PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN.

Nitro cố định cao có thể là hiện tượng thiên nhiên, khi nước tầng đáy bị khuấy và đưa lên gần mặt (upwelling). Những chất bổ dưỡng tích tụ ở đáy sẽ dâng lên và có thể gây ra tảo. Nitro cố định cũng có thể được sản xuất bởi vi khuẩn cyanobacteria có trong nước. Tuy nhiên, nồng độ nitro cố định như ammonium trong nước thiên nhiên thường không cao lắm. Trong một vụ tảo nở (Mohamed và Mesaad, Oceanologia, 49: 337–351, 2007) số tế bào tảo lên tới 3 triệu tế bào/l, nhiều hơn ở Hà Tĩnh, mà ammonium trong nước biển cũng chỉ lên tới 0,45 mg/l, so với 128 mg/l ở Kỳ Anh. Những tài liệu khác còn cho những nồng độ ammonium thấp hơn, chừng vài chục microgram/l. Chính số liệu trên trang của BTNMT cũng cho thấy là ammonium ở Thừa Thiên – Đà Nẵng vẫn bình thường (tức là dưới 0,5 mg/l) dù có mật độ tảo tương tự như ở Hà Tĩnh. Vì vậy nói “hiện tượng [tảo] này rất phù hợp với kết quả phân tích chất lượng nước biển [Hà Tĩnh]” như BTNMT là không chính xác.

Vậy có thể kết luận rằng ammonium đo được trong nước biển Hà Tĩnh, cả chỗ đỏ lẫn chỗ không đỏ, không phải là hiện tượng thiên nhiên mà là do ô nhiễm. Màu đỏ có thể là do tảo (mà cũng có thể vì lý do khác), nhưng tảo chỉ là HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM NITRO gây ra môi trường thuận tiện (nitro cố định chính là chất đạm dùng để bón cây) chứ không phải là nguyên nhân. Nitro có thể từ nước thải thành phố, sinh hoạt nuôi trồng, nhưng cũng có thể là do nước thải từ qui trình làm than coke, một bộ phận của nhà máy thép.  Nồng độ cao quá quy chuẩn của phenol, ammonium và kim loại đều có khả năng là gây ra bởi ô nhiễm từ nhà máy thép. Ô nhiễm này có thể là mới, nhưng cũng có thể là đã tích tụ ở tầng đáy và lâu lâu bị đưa lên mặt (upwelling). Việc này cần được quan tâm và điều tra, khảo sát kỹ hơn một cách khoa học.



Phạm  Quang Tuấn -  Assoc Prof (Chemical Engineering) UNSW.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét