Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Tiếp theo sự kiện vụ cướp chợ Thanh ấm bất thành.


   Sau khi hàng trăm hộ kinh doanh tại chợ Thanh ấm kéo lên Uỷ ban Huyện Ứng Hoà để phản đối, biểu tình bằng trống và nồi nấu cháo thì Huyện đã phải chỉ đạo chi nhánh điện Ứng hoà cấp điện lại cho chợ Cầu Thanh ấm để bà con tiếp tục kinh doanh.

  Đơn từ của bà con vẫn đang tiếp tục được gửi đến các cấp Thành phố để xử lý dứt điểm vụ việc, các tố cáo của người dân kinh doanh tại chợ này đã được tập hợp thành hồ sơ, uỷ quyền cho văn phòng Luật sư Vì dân để gửi đến lãnh đạo Thành phố.

Chính quyền huyện Ứng Hoà coi thường luật pháp ?

LUATVIDAN.VN


VỤ CHỢ VÂN ĐÌNH – CHUYỆN CHỈ CÓ Ở CHÍNH QUYỀN HUYỆN ỨNG HÒA – HÀ NỘI

 Từ vụ việc này, thử tìm hiểu “ai là kẻ địch”, “kẻ địch là ai”? “ai là phản động”, “phản động là ai”?



 Như tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 24/12/2012, Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa huy động lực lượng khoảng 800 người gồm: Công an, dân phòng, lực lượng chính quyền của các xã trong huyện, bao vây cách chợ Vân Đình khoảng 3km, khóa chặt các đường đến chợ Vân Đình “nội bất xuất, ngoại bất nhập”; trẻ em không còn lối đến trường – phải nghỉ học, có người dân ốm nặng đi cấp cứu không được đi,... Sự thật là một phương án trận chiến nhằm dẹp bỏ 200 hộ dân kinh doanh tại chợ Vân Đình, ép buộc họ vào thuê và kinh doanh tại Trung tâm thương mại của Công ty Hòa Nam (bản chất là tư nhân), làm thiệt hại cho Nhà nước và lợi ích chính đáng của nhân dân. “Cuộc chiến đấu” triển khai, hơi cay đã được phát lệnh sử dụng, dùi cui phát điện, có người dân đã bị ăn đòn đi cấp cứu, một số người bị bắt giữ, ... Cách đó hơn một tháng, Công an và điện lực đã cắt điện toàn bộ khu chợ; hôm 24/12/2012, bê tông, sắt thép, dây thép gai đã được xây thành lũy bao vây chợ.
cưỡng chế ở chợ vân đình, cuong-che-o-cho-van-dinh.jpg
Khu vực cổng chợ đã bị phong tỏa hoàn toàn để cơ quan chức năng thực thi nhiệm vụ khiến các phương tiện giao thông không thể qua lại nơi đây.
Như vậy, “chính quyền của nhân dân”, chống lại dân; “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” – “đầy tớ” chống lại “chủ”. Không những vậy, UBND huyện Ứng Hòa và Thị trấn Vân Đình còn không chấp hành mệnh lệnh của Bí thư Thành ủy và Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội; chỉ đạo thì cứ chỉ đạo “phép vua thua lệ làng”, “quyền tao tao cứ làm”, pháp luật chỉ là trên trang giấy – hình như tất cả trở nên vô nghĩa với chính quyền huyện Ứng Hòa và Thị trấn Vân Đình.
Đâu chỉ có tiếng kêu cứu của gần 200 hộ kinh doanh tại chợ, mà còn bao nhiêu tiếng kêu than “nát ruột, nát gan” tại đây như: 85 hộ gia đình (trong đó có gia đình Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhiều gia đình liệt sỹ) bị lừa dối đưa đất cho Công ty Hòa Nam xây dựng Trung tâm thương mại và cấp đất ở cho nhiều “đầy tớ” làm nhà ở, còn đất dịch vụ 10% cho các hộ dân thì chính quyền đánh bài “lủi”. Chợ Vân Đình là di tích lịch sử cần bảo tồn; Trạm xá nơi Bác Hồ về thăm trở thành nơi đổ rác; đất xây dựng tượng đài liệt sỹ cũng bị bán; đất hợp pháp của hợp tác xã gốm Vân Đình bị “chiếm đoạt” để cấp cho một tư nhân làm trường tư thục, một xã viên HTX đã 72 tuổi bị ông Đàm Duy Hưng (Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Vân Đình) đánh trọng thương đi cấp cứu ở bệnh viện. Nhà văn hóa thôn thì cho tư nhân thuê để kiếm tiền,... Đất 2 lúa, bằng phẳng thì “biếu” cho doanh nghiệp; đất nghĩa trang (còn mồ mả) thì xây trường học cho các cháu,... Vô số những chuyện lạ có thật đó diễn ra tại huyện Ứng Hòa. Vậy mà, cán bộ giữ chức vụ ở huyện ủy, ủy ban,... vẫn tồn tại, lạ thật và giỏi thật!.
Là Luật sư, chúng tôi luôn luôn một lòng một dạ biết ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân. Quyền hạn của Luật sư vô cùng nhỏ bé để góp phần bảo vệ công lý. Chúng tôi không dám phạm thượng, chỉ đôi lời nho nhỏ góp ý với các cá nhân giữ chức vụ trong cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Ứng Hòa và Thị trấn Vân Đình là: mất niềm tin với dân là mất tất cả; đừng để mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân trở thành mâu thuẫn đối kháng; phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đừng làm sai để dân oán hận, “kẻ địch” và bọn “phản động” lợi dụng. Nếu cá nhân quý vị làm sai trái “ý Đảng lòng dân” thì chính quý vị là kẻ địch và là phản động. Chúng tôi có thể hơi quá lời, nhưng với trách nhiệm của Luật sư để bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân buộc chúng tôi phải lên tiếng; nếu có khiếm khuyết xin được lượng thứ.

Hai Long

(VP Luật sư Vì dân)
 

Thành phố giao đối thoại với dân, huyện “kiên trì” cưỡng chế

Cập nhật 26/12/2012 07:58 (GMT+7)
Sau khi báo Pháp luật Việt Nam đăng tải loạt bài “Chợ tiền tỷ bỏ hoang vì người dân lạnh nhạt”, ngày 20/12, Văn phòng UBND TP Hà Nội  có công văn số 5198/VP-CT gửi UBND huyện Ứng Hòa, Sở Công Thương, Kế hoạch Đầu tư và Thanh tra Thành phố thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu về việc giải quyết đơn kiến nghị của các hộ kinh doanh tại chợ Vân Đình, huyện Ứng Hòa.
Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội   “Giao UBND huyện Ứng Hòa chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, Công Thương, Kế hoạch Đầu tư, Thanh tra Thành phố và Ban tiếp công dân Thành phố cùng chính quyền địa phương làm việc với văn phòng luật sư và một số hộ kinh doanh đại diện các hộ kinh doanh tại chợ có khiếu nại kiến nghị để xem xét đơn, đối thoại, giải thích, giải quyết theo thẩm quyền, theo đúng quy định, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện”.
Tuy nhiên, phớt lờ chỉ đạo của thành phố, vào hồi 5h sáng qua (24/12),  UBND huyện Ứng Hòa vẫn tiếp tục triển khai lực lượng “bao vây” chợ Vân Đình, ngăn cản không cho các hộ kinh doanh buôn bán và người dân đến mua hàng.
Năm hết, tết đến,  việc triển khai lực lượng công vụ ngoài giờ hành chính,... quyết dẹp bỏ một chợ truyền thống, nhằm ép buộc các hộ kinh doanh nếu muốn tiếp tục kế sinh nhai thì phải dời qua  thuê quầy bán hàng  tại khu chợ mới, do một doanh nghiệp  đầu tư cách chợ cũ gần 2km,  càng khiến dư luận trong dân bức xúc và “điểm nóng” càng khó có thể giải quyết. Thiết nghĩ, đã đến lúc cơ quan chức năng của TP.Hà Nội vào cuộc, thanh tra làm rõ vụ việc.
Trường Lưu
(theo Báo pháp luật Việt Nam)

Dân Dương nội " quyết tử giữ đất"


Trong những ngày cuối năm Âm lịch, tình hình khiếu kiện đất đai có vẻ như không hề dịu đi.
Được nhắc tới nhiều nhất trong những ngày qua là cuộc đấu tranh càng lúc càng lên cao của người dân phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Trên một số trang mạng xã hội và blog cá nhân nói 9h30 sáng ngày 31/1 giới chức địa phương đã đưa lực lượng chừng 200 người, gồm dân phòng, công an, thanh tra giao thông và cả đầu gấu tới đàn áp dân Dương Nội, gây xung đột, giằng giật ác liệt.
Các đoạn video clip được đăng tải trên mạng cho thấy bầu không khí nơi này rất sôi sục, người dân đánh trống, khua kẻng rầm rộ với các đám lửa, các nùi rơm "hỏa công" được đốt cháy đùng đùng trong cuộc đối đầu kéo dài chừng một tiếng.

Chưa có hồi âm?

Dương Nội là nơi giới chức khi cho tiến hành ủi phá nhằm thu hồi đất hồi tháng 3/2010 đã ủi phá cả mồ mả của người dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài từ đó đến nay ở các cấp từ trung ương đến địa phương.
Đầu tháng Năm 2012, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận điều tra theo hướng mà người dân Dương Nội nói là "bao che cho Quận Hà Đông cướp đất".
Các hộ gia đình tiếp tục đệ đơn khiếu này hồi trung tuần tháng Bảy 2012 nhưng đến nay chưa nhận được hồi âm.
Tâm trạng chống đối tại Dương Nội dâng cao khi gần đây nhất, giới chức dự kiến sẽ thu hồi đất vào ngày 17/1/2013. Được biết từ hôm 11/1, người dân địa phương đã bắt đầu căng lều trại, dựng hình nhân và các băng-rôn, khẩu hiệu như "Nhân dân phường Dương Nội thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất đất", hay "Từ đám cháy nhỏ có thể thiêu tất cả".
Thậm chí có băng-rôn ghi "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Học tập Đoàn Văn Vươn".
Bà Trần Thị Huỳnh Mai, người Bình Dương, cũng là một người đi khiếu kiện đất đai từ nhiều năm nay, cho BBC Tiếng Việt biết hôm 31/1:
"Có những cụ già 70, 80 tuổi ra đặt lều chõng, ăn ở tại chỗ trong tiết trời giá rét, mưa phùn để giữ mồ mả ông cha."

Người dân Dương Nội dựng lều từ giữa tháng Giêng để giữ đất

"Tôi thấy bà con chuẩn bị rất nhiều vũ khí, sẵn sàng chiến đấu," bà nói thêm.
Chỉ trước đó ít hôm, ngày 28/1, người dân Dương Nội đã bị giới chức giằng băng-rôn phản đối khi đang cùng dân nhiều tỉnh khác đứng trước trụ sở tiếp dân (xem video ở trên).
Bà Huỳnh Mai nói thái độ của giới chức hôm 28/1 là "thanh tra chính phủ làm ngơ trước nỗi bức xúc của dân".

Bất bình rộng khắp

Bà Trần Thị Huỳnh Mai nói cùng chung “nỗi uất ức bị thu đất oan” sai khiến người dân các địa phương trở nên gắn bó, đoàn kết đùm bọc nhau.
Bà cho biết bà và nhiều người dân các tỉnh khác về Hà Nội khiếu nại, trong những ngày cơ quan nhà nước đóng cửa, cũng về Dương Nội để "học tập cách bảo vệ đất của Dương Nội".
Được biết hôm 28/1, bên cạnh dân Dương Nội còn có người dân từ nhiều tỉnh như An Giang, Đắc Nông, Bình Dương, Đồng Nai, Trà Vinh, Nam Định, Hòa Bình... đã cùng tụ tập trước trụ sở tiếp dân để khiếu nại.
Cùng ngày 31/1, trong lúc có đụng độ ở Dương Nội thì được biết Thanh tra Chính phủ tiến hành gặp dân.
Tuy nhiên, bà Lê Hiền Đức, một gương mặt nổi tiếng về các hoạt động hỗ trợ người dân kêu oan và chống tham nhũng, cho biết “chiều hôm nay, dự buổi đối thoại chỉ là một ông không có thẩm quyền giải quyết việc gì” khiến cho “người dân rất thắc mắc”.
Bà Huỳnh Mai nói bà đã từ Bình Dương ra Hà Nội theo đuổi việc khiếu nại từ 11 tháng qua, liên quan tới quyết định thu hồi đất ban hành từ 2005.
Bà nói bà sẽ trở về động viên chăm sóc chồng con trong ba ngày Tết Qu‎ý Tị tới đây, rồi sẽ lại quay ra Hà Nội.
Tuy nhiên, nhiều người khác đã quyết định ở lại bám trụ.
Bà Lê Hiền Đức nói: “Chúng tôi, lá rách đùm lá rách tả tơi, đang kêu gọi bà con ở Hà Nội để lo một cái Tết xa nhà cho bà con.”

Tụng kinh, khấn âm binh giữ đất.


Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Xét xử vụ côn đồ khủng bố dân Văn Giang.


  Bà con Văn Giang cho biết : họ sẽ tiếp tục kháng cáo bởi toà án Hưng yên vẫn giữ nguyên bản án như ở phiên xử sơ thẩm.
Xét xử vụ côn đồ hành hung nông dân ở Văn Giang
Ngày 28-1, Tòa án Nhân dân tỉnh Hưng Yên đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "Cố ý gây thương tích" đối với hai bị cáo Nguyễn Tuấn Dũng (SN 1977) và Đinh Văn Huỳnh (SN 1984), cùng xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, Hưng Yên.
Đây là 2 trong số 6 đối tượng bị khởi tố liên quan đến vụ hành hung 3 người dân xã Xuân Quan là ông Lê Thạch Bàn, Đàm Văn Đồng và Đàm Văn Nghiệp.
Tại phiên tòa sơ thẩm của Tòa án Nhân dân huyện Văn Giang ngày 30-11-2012, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Đinh Văn Huỳnh 3 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Tuấn Dũng 1 năm 6 tháng tù giam.
Theo cáo trạng, khoảng 16 giờ 30 phút ngày 12-7-2012, Nguyễn Tuấn Dũng và Đinh Văn Huỳnh cùng một số thanh niên khác đi câu cá tại cánh đồng thôn 1, xã Xuân Quan (gần khu vực dự án Ecopark). Cùng lúc, một số nông dân xã Xuân Quan ra cánh đồng thôn 1 để thăm cây, cách chỗ Dũng và Huỳnh khoảng hơn 30m.
Thấy nhóm nông dân chỉ về phía nhóm thanh niên có ý đuổi vì cho rằng đây là đất của mình, Huỳnh và đồng bọn liền phóng xe truy đuổi tới cùng, dùng gậy gỗ dài 1m, đường kính khoảng 3-4cm điên cuồng đánh đập những người dân xã Xuân Quan đến gục ngã.
Hậu quả có 3 người bị thương tích phải nhập viện cấp cứu, trong đó ông Lê Thạch Bàn bị thương tích 13,6%; ông Đàm Văn Đồng bị tổn hại sức khỏe 4%, ông Đàm Văn Nghiệp bị tổn hại sức khỏe 6%.
Sau khi vụ việc xảy ra, Đinh Văn Huỳnh và Nguyễn Tuấn Dũng đã đến cơ quan công an đầu thú. Bốn tên còn lại gồm Hoa Văn Bốn, Nguyễn Việt Cường, Ngô Công Thái, Đinh Văn Hùng đã bỏ trốn khỏi địa phương. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang đã ra quyết định khởi tố vụ án, truy nã các đối tượng bỏ trốn để đưa ra xét xử trước pháp luật.
Tại phiên phúc thẩm lần này, Tòa án Nhân dân tỉnh Hưng Yên khẳng định, bản án sơ thẩm ngày 30-11 là có căn cứ pháp luật và đã xử đúng người, đúng tội. Do vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên vẫn giữ nguyên mức án như bản án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Đinh Văn Huỳnh 3 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Tuấn Dũng 1 năm 6 tháng tù giam.
Các bị hại và những người dân có mặt tại phiên tòa cho rằng việc xét xử của tòa án cấp huyện và cấp tỉnh chưa công bằng, nên sẽ tiếp tục kháng cáo lên Tòa án nhân dân tối cao.
Theo TTXVN

Cướp băng rôn và đồng hồ của dân Dương nội tại trụ sở tiếp dân.


Dân oan Dương nội liên tiếp bị cướp băng rôn tại trụ sở tiếp dân nhà nước.


Cuộc chiến giằng giật băng rôn lần 2 và 3 tại trụ sở tiếp dân số 1 ngô thì nhậm



  Bớ bà con! Vào đây mà xem tin nóng hôi hổi!!
  Như bà con đã biết, vào ngày 21/01/2013 tại trụ sở tiếp công dân cửa Trung ương Đảng và Nhà nước( số 1 Ngô Thì Nhậm -  Hà Đông) đoàn 33 hộ dân do bà DươngThị Khuê đứng đầu đơn đã có mặt để gửi đơn yêu cầu ban dân ngyện của quốc hội ra thông báo, kết quả xử lý lá đơn mà đoàn đã gửi tới UBTV Quốc Hội từ ngày 16/07/2012 mà chưa có hồi âm. Hôm đó bà con đã trưng chiếc băng rôn màu đen và đã bị cướp mất.

 video cướp băng rôn ngày 21/01/2013 tai trụ sở tiếp công dân số 1 Ngô Thì Nhậm 


hình ảnh chiếc băng rôn của dân oan Dương Nội trước khị bị cướp



 
Dân oan Nguyễn Thị Bích Liên tại số 1 Ngô Thì Nhậm





Dân oan tỉnh Đăk Nông tại số 1 Ngô Thì Nhậm 

Dân oan tỉnh Đăk Nông phải dựng lều tạm để ở tại số 1 Ngô Thì Nhậm 


 
 Hôm nay, cũng tại trụ sở này, bà con Dương Nội lại tiếp tục bị cướp băng rôn 2 lần: 

-         Cướp lần 1: 


  

-         Bà con tiếp tục trưng cái mới và lại bị cướp lần 2.



  Vậy là “ chiến công nối tiếp chiến công” hôm nay họ chiến thắng vẻ vang hơn lần trước. 


   Nhưng dân vẫn hẹn còn nhiều nữa!!
   Bà con hãy tiếp tục vào đây để xem những chiến công hiển hách của lực lượng “ ăn cơm dân mặc áo đảng, phục vụ lũ cướp ngày”

Cụ lê Hiền Đức gặp bà con dân oan Tỉnh Đăk Nông 

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Dân oan Dack Nong ngủ vỉa hè khiếu kiện

Đã tuần nay, dân oan từ Dack Nong ra Hà nội khiếu kiện phải ngủ đêm trên hè ngay cửa tiếp dân của đảng và Nhà nước :


Bạt căng trên hè ngay cổng tiếp dân nhà nước tại Ngô Thì Nhậm Hà đông



Dân Dack Nong tại cổng trụ sở.







...



Dân oan Long Biên biểu tình tại trụ sở thường vụ quốc hội


Dân oan bao vây ban thường vụ Quốc hội.

 Mới sáng sớm, dân oan đã kéo đến bao vây trụ sở của ban thường vụ Quốc hội để kêu cứu, khiếu kiện, tố cáo quan chức tham nhũng. Những hình ảnh của CTV vừa gửi về cho chúng tôi rất kịp thời để đưa tin về tình hình dân oan tại Thủ đô hiện nay :



Một số dân oan Dack Nong, dân oan Vân đình Ứng hoà và vài nơi khác.

  Khắp các trụ sở tiếp dân của Nhà nước, Quốc hội không ngày nào là không có dân oan tới khiếu kiện, tố cáo quan chức địa phương tham nhũng, cướp đất đai và tài sản của họ.
 Cũng theo tin từ CTV cho biết : hơn 200 dân oan kéo đến nhà riêng của ông Sang chủ tịch nước tại 51 Phan Đình Phùng nhưng bị an ninh giải tán. Đoàn dân oan khác cũng kéo đến nhà ông Quang tại số 8 Nguỵ như Kon tum nhưng cũng không được gặp bộ trưởng. 
 Chúng tôi sẽ cập nhật liên tục về diễn biến của bà con dân oan đang có mặt tại ban thường vụ Quốc hội.

Xem thêm : 
Bộ mặt của những công bộc bị dân Dương nội trét đủ thứ lên đây :