Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Thật xấu hổ thay cho ngoại giao ta.

Thứ trưởng Ngoại giao VN: Những người biểu tình đòi nhân quyền là vì tiền


Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn cáo buộc những người tham gia cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc yêu cầu Washington thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền nhân cuộc họp thượng đỉnh Việt-Mỹ hôm 25/7 hành động “chỉ vì đồng tiền”.
Hàng ngàn người Việt hải ngoại đã đổ về thủ đô Washington DC tham gia cuộc biểu tình đánh động công luận quốc tế về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam trong lúc Tổng thống Barack Obama tiếp Chủ tịch Trương Tấn Sang trong chuyến thăm nhằm tăng cường quan hệ đối tác Việt-Mỹ.
Phát biểu với Phố BolsaTV, ông Nguyễn Thanh Sơn nói các cuộc biểu tình như vậy không đúng với mong muốn của người dân Việt trong và ngoài nước.
“Tôi cho rằng là những biểu tình chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với Chủ tịch nước vừa qua chỉ là những hiện tượng. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người không phải ai cũng muốn như vậy. Có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì mưu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó.”
Những người biểu tình đến từ khắp nơi trên cả nước Mỹ, Pháp, Canada, và Australia. Họ tạm gác qua những sinh hoạt bận rộn hằng ngày, không quản nhiều giờ đường bộ hay đường bay để góp mặt vào một trong những cuộc tập họp lớn nhất của người Việt hải ngoại để thể hiện một nguyện vọng chung đòi hỏi nhân quyền cho người dân trong nước.
Ban tổ chức cuộc biểu tình nói phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, tuy gây tranh cãi công luận, nhưng không phải là điều đáng ngạc nhiên vì cách tuyên truyền trước nay của chế độ cộng sản không có gì là lạ.
Tôi cho rằng là những biểu tình chống đối của bà con cô bác ở bên ngoài đối với Chủ tịch nước vừa qua chỉ là những hiện tượng....Có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì mưu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó...
Chủ tịch cộng đồng người Việt khu vực thủ đô Washington DC-Maryland-Virgina, ông Đoàn Hữu Định, nói:
“Ông Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, một giới chức cao cấp của một quốc gia, trước khi phát biểu phải tìm hiểu cho rõ ràng. Tôi là trưởng ban tổ chức cuộc biểu tình đó, những người tham gia họ đi đến với tấm lòng của họ. Tiền ở đâu mà trả cho họ? Chúng tôi còn được họ yểm trợ bằng tiền bạc, tài chính để chúng tôi có thể mua thực phẩm, nước uống cho tất cả mọi người. Lời nói của ông Sơn là vô căn cứ, vô ý thức.”
Một nhà vận động cho nhân quyền Việt Nam được nhiều người biết tiếng qua các chiến dịch thỉnh nguyện thư và các cuộc vận động ở Quốc hội Hoa Kỳ, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành Ủy ban cứu người vượt biển BPSOS, phản hồi trước phát biểu từ đại diện ngoại giao của Hà Nội:
“Tôi thấy ông Nguyễn Thanh Sơn nói rất hồ đồ bởi vì ông ta không hiểu gì cả, hoặc là cố tình không hiểu. Những người tham gia biểu tình hoàn toàn không vì tiền, mà ngược lại, họ phải bỏ tiền túi ra. Chẳng hạn có những bác rất cao niên chung tiền nhau mướn xe lái hết 2 ngày, 2 đêm từ Texas về đây. Tham gia cuộc biểu tình là sự đóng góp của những người dân thường. Họ tự bỏ chi phí cá nhân để vận động tự do-dân chủ cho đồng bào ở quê hương mà chính những người như ông Nguyễn Thanh Sơn là thủ phạm gây nên biết bao đau khổ cho họ, những người mà chúng tôi ở ngoài này vẫn tiếp tục tranh đấu cho họ trong suốt 38 năm qua. Đây là giọng lưỡi của những kẻ độc tài.”
Những người tham gia đi đến với tấm lòng của họ. Tiền ở đâu mà trả cho họ? Chúng tôi còn được họ yểm trợ bằng tiền bạc, tài chính để chúng tôi có thể mua thực phẩm, nước uống cho tất cả mọi người. Lời nói của ông Sơn là vô căn cứ, vô ý thức...
Bình luận về lời nói của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Thắng tiếp lời:
“Nó làm đậm thêm sự khinh thường của những người hiểu biết đối với những giới chức như ông Nguyễn Thanh Sơn. Chúng tôi e rằng ông Sơn không phải là một trường hợp cá lẻ, mà những người đại diện cho chế độ [ở Việt Nam] đều có thái độ tương tự như ông ta.”
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đồng thời lặp lại lời kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc, đoàn kết trong và ngoài nước để đưa đất nước tiến bộ, phát triển.
“Tôi mong muốn và tôi kêu gọi một lần nữa các bác lớn tuổi, những người còn có tư tưởng hận thù, và đặc biệt là thủ lĩnh các phong trào chống lại nhà nước Việt Nam ở nước Mỹ cũng như các nơi trên thế giới. Các quý vị hãy nghĩ lại…Hãy gác lại những tư thù cá nhân”
Tuy nhiên, Tiến sĩ Thắng nói mục tiêu hòa giải dân tộc của Hà Nội khó có thể thành công với sự thiếu hiểu biết và quy chụp vô căn cứ như thế từ những giới chức cấp cao của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:
“Không thể ứng xử như vậy với cộng đồng người Việt hải ngoại và rồi mong mỏi có sự hợp tác từ những người hiểu biết, những người tử tế, và những người không bị trói buộc trong tư tưởng.”
Cũng như những người tham gia cuộc biểu tình tại thủ đô Hoa Kỳ đòi chính phủ Việt Nam cải thiện nhân quyền, những người trong nước góp mặt trong các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông hay trong các cuộc tập họp kêu gọi nhân quyền hay quyền lợi đất đai cho nhân dân cũng bị Hà Nội tố cáo là hành động vì tiền, được các thế lực phản động, thù địch mua chuộc hay thuê mướn để tham gia.  
Tham gia biểu tình là sự đóng góp của những người dân thường. Họ tự bỏ chi phí cá nhân để vận động tự do-dân chủ cho đồng bào ở quê hương mà chính những người như ông Nguyễn Thanh Sơn là thủ phạm gây nên biết bao đau khổ cho họ...Đây là giọng lưỡi của những kẻ độc tài....
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói kết quả lớn nhất trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cuối tuần qua là Việt-Mỹ đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện.  
Trước chuyến thăm này đã có hàng loạt thỉnh nguyện thư, lời kêu gọi, cùng các nỗ lực vận động từ cộng đồng người Việt hải ngoại, từ giới lập pháp Hoa Kỳ, và từ giới bảo vệ nhân quyền quốc tế yêu cầu Tổng thống Mỹ phải nêu bật quan tâm về thực trạng nhân quyền của Hà Nội trong cuộc tiếp xúc với Chủ tịch nước Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết trong cuộc gặp này đôi bên đã trao đổi thẳng thắn về tình hình nhân quyền của Việt Nam.
Trong khi đó, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói rằng hai nước vẫn còn nhiều bất đồng, khác biệt về vấn đề nhân quyền.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền tố cáo Việt Nam đang tuột dốc về nhân quyền với gần 50 nhân vật bất đồng chính kiến, những nhà cổ xúy dân chủ, và các blogger bị tống giam từ đầu năm tới nay chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận, chỉ trích các chính sách của nhà nước.
Hà Nội vẫn phớt lờ những lời kêu gọi từ cộng đồng thế giới yêu cầu phóng thích tù nhân chính trị. Hà Nội khẳng định tại Việt Nam không có tù nhân lương tâm, mà chỉ có những người phạm pháp bị xử lý theo pháp luật.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét