VNN - Nhiều thủ thuật "ăn tiền" của bác sĩ, nhân viên ngành y bị
phát hiện gần đây khiến người dân liên tiếp bị sốc. Theo những người
hiểu biết hoặc có người thân làm
ngành này thì gi gỉ gì gi, cái gì họ cũng có thể kiếm lợi được từ người
bệnh.
"Ăn" phim X-quang
Bằng thủ đoạn cắt xén, tráo đổi và ghép phim X-quang, nhiều năm nay, một số
bác sĩ ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã “móc túi” nhiều tỷ đồng từ
hàng vạn bệnh nhân.
Theo thông tin trên báo Tiền phong, nhóm bác sĩ ở BV Chấn thương chỉnh hình đã phát hiện một số bác sĩ ở khoa
Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện này đã “ăn phim” từ năm 2007, kéo dài đến năm
2012.
Một bệnh nhân chụp cổ chân ở mọi tư thế bị ghép phim. Ảnh: Lao động |
Theo bác sĩ V.B.L, khoa Chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ Hồ Văn Thạnh, Trưởng khoa
Chẩn đoán hình ảnh cùng ông Bùi Văn Hải, Phó khoa và kỹ thuật viên trưởng Bùi
Bảo Vinh đã chỉ đạo các nhân viên dưới quyền ghép, cắt, đổi, gian lận trong việc
nhập và xuất phim cho bệnh nhân để hưởng lợi hàng tỉ đồng.
Thủ đoạn để ba người này “móc túi” người bệnh là khi bệnh nhân
được chỉ định chụp X-quang loại phim A kích thước 35 x 43cm, kỹ thuật viên cắt
xén một nửa khi chụp, chỉ còn kích thước 35 x 21,5cm. Ngoài việc xén, kỹ thuật
viên dùng thêm thủ thuật tráo đổi phim, bằng cách sử dụng hai loại phim A giá
42.000 đồng/tấm thay cho phim B có kích thước 26 x 36cm giá 23.000 đồng/tấm.
Đơn cử bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang phim A, kỹ thuật
viên phù phép thành phim B, trong khi bệnh nhân được chỉ định chụp hai phim B
thì kỹ thuật viên chụp ghép trên một phim A.
Một bác sĩ nói, gian lận bằng cách đánh tráo phim X-quang diễn
ra thường xuyên. Ví dụ, bác sĩ thu tiền của bệnh nhân với giá phim loại A nhưng
lại chụp cho họ với phim loại B có giá rẻ hơn. Trong khi đó, thủ thuật lắp ghép
phim diễn ra còn dễ dàng hơn khi người bệnh đóng tiền chụp cho hai phim, nhưng
khoa chụp ghép nhiều bộ phận cơ thể cần chụp trên 1 phim, rồi cắt nhỏ phim ra
đưa cho bệnh nhân.
Theo một bác sĩ, việc tráo, cắt xén và ghép phim này không gây
thất thoát tiền phim cho bệnh viện, nhưng rõ ràng bệnh nhân đã bị móc túi một
cách không thương tiếc.
Sở Y tế TPHCM đã thành lập đoàn kiểm tra và được biết, ngày
21/8 tới Sở Y tế sẽ có kết luận ban đầu về vụ việc “ăn phim” và “nhóm lợi ích”
tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM.
Nhân bản kết quả xét nghiệm
Chỉ trong thời gian ngắn (từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013),
Khoa Xét nghiệm của BV Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) đã cấp phát 2.237 phiếu xét
nghiệm cho bệnh nhân, trong đó có 1.149 phiếu xét nghiệm huyết học trùng nhau.
Đại đa số bệnh nhân bị “nhân bản” kết quả xét nghiệm, trả trùng
kết quả xét nghiệm đều là bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT).
Kết quả xét nghiệm của BV Đa khoa Hoài Đức cho 2 bệnh nhân khác nhau có nội dung giống hệt nhau. |
Theo chị Hoàng Thị Nguyệt, cán bộ của Bệnh viện Đa khoa Hoài
Đức, người tố cáo vụ việc động trời này, mục đích của việc trả khống kết quả xét
nghiệm mẫu máu bệnh nhân là móc túi, bòn rút tiền bảo hiểm, làm hài lòng giả tạo
người bệnh. Có khoảng 1.000
phiếu xét nghiệm được “nhân bản” như vậy tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, trả
cho ít nhất 2.000 bệnh nhân. Trung bình một kết quả sử dụng cho 2-5 người. Nhiều
bệnh nhân khác xa nhau về bệnh án, lứa tuổi, nhưng đều có chung một kết quả xét
nghiệm.
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vào cuộc và phát hiện thêm hàng loạt
sai phạm từ vụ việc này. Theo quy định người làm công tác xét nghiệm tại khoa
này phải có trình độ đại học hoặc sau đại học, trong khi đó tại bộ phận xét
nghiệm ngoại trú của Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, bệnh viện lại bố trí hai nhân
viên tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng và dược sĩ trung học. “Về nguyên tắc, người
ký phiếu kết quả xét nghiệm phải là trưởng khoa, không phải nhân viên. Trong khi
hầu hết các phiếu kết quả xét nghiệm tại bệnh viện, người ký đều là nhân viên”,
theo Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội.
Từ trước đến nay, cơ quan bảo hiểm đã phát hiện nhiều chiêu lạm
dụng quỹ BHYT, như: Phát hành thẻ BHYT cho nhiều đối tượng không thuộc thành
phần để được hưởng quyền lợi; chỉ định thuốc không thông qua hội chẩn, không phù
hợp với tình trạng bệnh tật; dùng dịch vụ kỹ thuật cao quá mức cần thiết...
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên phát giác tình trạng có bệnh nhân, có xét nghiệm nhưng bệnh nhân đó không hề làm xét nghiệm.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên phát giác tình trạng có bệnh nhân, có xét nghiệm nhưng bệnh nhân đó không hề làm xét nghiệm.
Hiện Công an Thành phố cũng đã quyết định khởi tố vụ án hình sự
với tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ăn
bớt vắc-xin
Từng nghe thông tin phòng tiêm chủng 70 Nguyên Chí Thanh, Hà Nội có gian
lận vắc xin nên khi đưa con đi tiêm phòng tại đây, anh Dương Thái Lam (ở Tích Sơn, Vĩnh
Phúc) đã quan sát và bắt quả tang chiêu ăn bớt vắc-xin của nhân viên y tế.
Ngày
19/4/2013 anh Lam đưa con trai (sinh 4/12/2012) đến địa chỉ 70 Nguyễn Chí Thanh
để tiêm vắc xin Pentaxim (vắc xin 5 trong 1 loại vô bào - PV) mũi 3 và uống
Rotateq (phòng bệnh tiêu chảy do Rota vi rút) với giá 1.185.000đồng.
lượng dung
dịch thuốc vơi khoảng 2/3 như lọ dùng để tiêm cho con anh. Anh Lam lập tức gọi
điện cho các cơ quan chức năng đến và lập biên bản sự việc.
Lượng vắc-xin còn dư sau khi tiêm cho con anh Lam. |
Thấy nhân viên rút
thuốc vào xi lanh xong không vứt lọ vắc-xin Pentaxim vào thùng rác, anh Lam đã
nhanh tay kiểm tra và phát hiện con mình chỉ được tiêm có 2/3 so với liều quy
định. Anh Lam cũng phát hiện 2 lọ khác cũng có
Y tá trực tiếp thực hiện hành vi này đã bị xử lý. Sở Y tế Hà
Nội chỉ đạo các đơn vị trong ngành tiến hành ngay việc rà soát, kiểm tra toàn bộ
hoạt động tiêm chủng trên địa bàn thành phố, tăng cường các biện pháp quản lý,
giám sát. Tuy nhiên dư luận cho rằng, những chiêu trò này đã diễn ra quá lâu
trước khi bị tố cáo.
Còn rất nhiều chiêu thức mà bác sĩ, nhân viên y tế áp dụng để
móc túi người bệnh, ví dụ như nhập nhèm về giá cả các loại thuốc, thiết bị y tế;
xé lẻ các vỉ thuốc để bán cho bệnh nhân sau khi khám để người mua sẽ không biết
được tên thuốc cũng như giá cả thực của các loại thuốc. Một số loại thuốc tránh
thai (được phát không hoặc bán trợ giá) nhưng bác sĩ, dược sĩ xé lẻ ra bán với
giá rất cao với tên gọi thuốc nội tiết (thực chất ngoài phòng tránh thai, thuốc
này còn có tác dụng trị mụn trứng cá, cân bằng nội tiết…). Có bác sĩ còn tận
dụng lại ốc vít của bệnh nhân trước để sử dụng lại cho bệnh nhân sau, thậm chí
nhiều lần sau đó nhưng khi kê khai để thanh toán với cơ quan BHYT, thiết bị đó
vẫn được coi như mới và chỉ dùng một lần...
M. T - http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/135731/cac-chieu-an-tien-tinh-vi-cua-bac-si.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét