Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Xem kiểu nhận đơn và xử lý đơn của công dân từ các cơ quan trung ương đây. Nghĩa là họ cứ nhận đơn xong, ký chuyển, chỉ đạo nơi khác , nơi khác nhận xong ký chuyển nơi khác, nơi khác lại nhận và ký chuyển....như vòng tròn. Dân cứ gửi đơn ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác...
 Nhận đơn theo báo Thanh niên : không chỉ nhận là xong ... thế nhưng cứ nhận là xong từ xưa đến nay đấy, ai kiểm tra đi.















Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Dân oan vấn đông nghịt tại số 1 Ngô Thì Nhậm.

 Dân oan vẫn tiếp tục kéo đến văn phòng tiếp dân trung ương đảng và Nhà nước :
Một vài hình ảnh chúng tôi ghi lại :








Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Sinh viên trường Luật kiện Đoàn trường ra toà.

Các sinh viên trường Luật kiện Đoàn trường ra Tòa án dân sự

Hình minh họa
VRNs (28.05.2013) – Sài Gòn – Hôm nay, ngày 28.05, ba sinh viên trường Luật, những người khởi xướng blog Công lý cho Đoàn Văn Vươn, đã gởi đơn đến Tòa án nhân dân quộn 4, Sài Gòn đơn kiện dân sự về việc xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín và quyền bí mật đời tư. 
Ba sinh viên Phạm Lê Vương Các, Bùi Quang Viễn và Nguyễn Trang Nhung đã gởi 3 đơn kiện dân sự riêng, nhưng cùng nội dung. Lý do các sinh viên trường Luật này kiện, theo chính họ nói là: “Chúng tôi khởi kiện không nhằm mục đích thắng – thua trước phán quyết của Tòa án, cũng không xem đó là cơ hội để biện minh trước các cáo buộc của Đoàn trường. Việc chúng tôi khởi kiện là để nói với công luận nói chung và những người học luật nói riêng biết rằng:
1. Tinh thần thượng tôn pháp luật luôn cần được bảo đảm trong một môi trường giảng dạy và đào tạo luật. Việc tiếp tay xâm phạm vào quyền bí mật đời tư và dung túng cho hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự và uy tín của bất kỳ ai cần được kiên quyết lên án và loại trừ.
2. Chuẩn mực văn minh tối thiểu của những người sinh hoạt trong môi trường giáo dục, đặc biệt là giáo dục pháp luật là tinh thần sẵn sàng tranh luận, phản biện và tôn trong lẫn nhau, thay vì hành xử vô trách nhiệm như quy chụp và cáo buộc theo cảm tính, để sau đó phải im lặng và né tránh như cách làm của Đoàn trường trong thời gian qua.
3. Việc xây dựng và rèn luyện nếp sống, thói quen sử dụng pháp luật như là công cụ để giải quyết các rắc rối và bảo vệ quyền lợi của mình là điều mà những người học luật cần tiên phong”.
Các đơn kiện này đã được Tòa án nhân dân quận 4 tiếp nhận sáng nay.

Bất công quá nông dân sẽ tức nước vỡ bờ.

   Hoàng Kim (Đồng Tháp)

   Lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam thu nhập một tháng 79.749.000 đồng, hộ nông dân 4 người có 3,3 ha thu nhập mỗi người chỉ có 550.000 đồng một tháng. Tức là lãnh đạo Tổng công ty lương thực miền Nam thu nhập gấp 145 lần một nông dân.
Với thu nhập 550.000 đồng/ tháng, nông dân làm không đủ ăn, nên dù có cố gắng nhịn ăn nhịn mặc cả đời cũng không thể để dành được số tiền bằng lương một tháng của lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam.
Đây không phải là nghịch lý, đây là cả một sự khốn nạn!
Nếu sự bất công khốn nạn này không thay đổi, sẽ có ngày nông dân buộc phải tức nước vỡ bờ để đòi lại quyền lợi cho mình.
  Thu nhập của lãnh đạo Tổng công ty Lương thực Miền Nam gần 1 tỷ đồng một năm
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước gởi đến Quốc hội cho biết vào năm 2011:
“ Tại Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1), thu nhập bình quân của lãnh đạo năm 2011 là 56,5 triệu đồng/người/tháng…
“Khủng” hơn là thu nhập bình quân của lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) với 79,749 triệu đồng/người/tháng. Khối văn phòng Tổng công ty là 32,9 triệu đồng/người tháng” [1].
Thu nhập bình quân của lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam 79.749.000 đồng/ tháng, vậy một năm mỗi lãnh đạo thu nhập 956.988.000 đồng.
Tiền lương gần 1 tỷ một năm đã biến lãnh đạo của Tổng công ty Lương thực miền Nam thành bọn tư bản hút máu của nông dân.
Một hộ nông dân 4 người có 3,3 ha chỉ thu nhập 6.750.000 đồng một năm

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Tham nhũng trong dự án điện pin mặt trời liệu có được làm sáng tỏ ?

NHÀ CỦA QUAN, Ở BẮC HÀ CỰC TO?..

Ngôi nhà này to lắm nhế, mấy chục cột lim Lào to bằng vòng ôm người lớn, hầm rượu to rộng, toàn đá quý... và nằm ở ngay thị trấn Bắc Hà (Lào Cai). Loanh quanh tìm hiểu, người dân địa phương bảo: Đây là nhà 1 bác quan, to từ ghế đến mặt, đang phì nộn sống dưới Hà Nội..
Mình băn khoăn: Hơn cả nhà anh Bí thư Quyến Hải Dương cơ á?. Chả biết có thật hay không, cứ phải điều tra đã.

Thêm tý lời bình của bạn đọc:

Trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” phát sóng trên VTV tối 21/4, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã trả lời các băn khoăn về vấn đề chính sách cho vùng dân tộc, miền núi: "...Cơ bản nhất là mức sống của người dân còn khó khăn, nghèo đói. Thời điểm bây giờ vào tháng 3 – tháng 4 là mùa đói lương thực, các cháu đi học bán trú, nội trú trường không có gạo mang đi nên bỏ học, ở nhà giúp gia đình chăn trâu, trông em. Chúng tôi đã thấy điều đó, đã báo cáo với Bộ Giáo dục và xin ý kiến của Thủ tướng. Trong điều kiện đất nước ta có đầy đủ lương thực, chỉ cần bớt một chút thôi là hoàn toàn có thể giúp đỡ được các cháu."
P/S: Thưa Bộ trưởng, chắc Bộ trưởng đã nhầm. Đời sống đồng bào nay đã khấm khá hơn rồi. Người Mèo giờ nhà đã to đẹp và khang trang lắm rồi ah.

(Nguồn: Đinh Đức Thiện FB)

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Quận Hoàn Kiếm Hà nội dột từ nóc.


  QUẬN HOÀN KIẾM HÀ NỘI “NHÀ DỘT TỪ NÓC?  

  Bí thư Quận ủy quận Hoàn Kiếm, ông Hoàng Công Khôi là một trong số 4 ủy viên Thường vụ thành ủy Hà Nội thuộc diện phải xem xét năm 2012. “Án xem xét này” còn theo đơn của cử tri trong quận, tố cáo gia đình ông Khôi xây dựng không phép và việc mua bán“ phù phép” biến đất công nhà công thành tài sản tư nhân. Do “quan đầu quận” có nhiều sai phạm về trật tư xây dựng đô thị, khiến các sai phạm khác trong quận không thể xử lí triệt để, nếu xử lí thì dân sẽ kiện “nhà quan” vỡ lở cả đường dây “tham nhũng”…  
Ông Hoàng Công Khôi nhiều lần “thoát hiểm”, không bị kỉ luật mà còn thăng tiến…


 Công dân quận Hoàn Kiếm gửi nhờ đăng.

Sự đốn mạt của công an Hà nam và công an Vinh


Hôm nay nếu không chửi công an có lẽ tôi sẽ bị Điên!

Chúng tôi mấy anh em lao động gặp nạn tại Đài Loan ở Nghệ An và Hà Tĩnh rủ nhau đi chơi thăm hỏi lẫn nhau, vì thế tôi mới rời nhà từ chiều 21/5 /2013 với dự tính vào thăm hai người bạn ở Quỳ Hợp, chiều 22 cả 3 chị em ra chơi nhà chị bạn ở Nghi Lộc sáng 23 ra Vinh các bạn chơi với mấy bạn ở Vinh còn tôi đi xem phiên tòa xử công khai những thanh niên công giáo và tin lành, buổi trưa cùng nhau đi ăn và tôi tiếp tục theo dõi phiên tòa công khai trá hình khoảng 4 giờ cùng nhau đi tắm biển Cửa Lò, mua đồ biển về nhà chị bạn gần đó nấu ăn, vui chơi với nhau rồi sáng 24 cùng nhau đi Hà Tĩnh thăm hai người bạn mới bị tai nạn bên Đài Loan về.
4h chiều 21 ba mẹ con đi taxi ra phòng bán vé của hãng Hoàng Long thì 4 thằng an ninh mặc thường phục đi theo, với kinh nghiệm của bản thân nhiều lần trước là có mua vé lên xe rồi nó cũng đẩy xuống thì mất tiền oan nên tôi quyết định lên Hà nội. Quay ra bến xe thì mới chuyển bến mới lên ko có xe bus gọi taxi ra bến mới thì thằng an ninh này yêu cầu lái xe ko được chở mẹ con mình, đành dắt con ra trạm xe bus, vừa lên được xe thì mười mấy thằng CSGT chạy ra yêu cầu nhà xe đuổi mẹ con mình xuống, thế là họ đẩy 3 mẹ con xuống đường mình chửi lũ công an những người dân ở đấy chứng kiến họ cũng chửi chúng nó rất ghê gớm, có một anh lái xe tải bảo “ ĐM chúng mày chứ, nó có tội thì bắt chứ sao lại hành hạ phụ nữ và trẻ em như thế, mẹ con mày lên đây anh cho đi nhờ ra đón xe nếu cần thiết anh đưa lên tận Hà Nội, ĐM cái lũ công an” lên xe ngồi xong xuôi lũ cầm thú đó đến ép anh đuổi tôi xuống nếu ko nó thu xe, làm nghề lái xe còn gặp chúng nó nhiều nên tôi xuống dẫn bé Phú đi bộ hơn 2km mượn cái xe đẩy đẩy Phú, Tài đi lên Hà Nội với sự kèm cặp của một lũ CSGT và bọn cầm thú an ninh. Người dân đi đường hiếu kỳ với cảnh một phụ nữ đẩy xe đẩy 2 đứa trẻ mà bọn súc sinh theo bám, họ hỏi tôi đều nói sự thật và họ hợp lại chửi bọn cầm thú, đến gần Đồng Văn thì bọn mặc cảnh sát giao thông muối mặt quá bỏ đi để lại 2 thằng an ninh, một bạn nam sinh đi xe đạp theo tôi đã gọi giúp taxi quen, khi xe đến thằng an ninh “tôi là an ninh yêu cầu anh ko được chở đối tượng phản động này” và quát cậu gọi xe giúp tôi “mày có thích đi tù ko?” cậu này bảo “tôi mắc mớ gì mà phải đi tù, hắn với tay ra đánh thì cậu ấy tránh được, còn người lái taxi bảo “tôi là người làm thuê có khách thì tôi chở thôi”.
Lên Hà nội ngủ qua đêm chiều 22 vào Vinh chơi với mấy người bạn, sáng 23 cậu bạn chở mẹ con mình ra khu vực tòa án ăn sáng rồi cậu ấy quay về chở vợ con ra chơi. 6h40 cậu bạn vừa đi mẹ con mình đi vào thì lũ công an, an ninh côn đồ hơn 20 thằng bắt khi mình đang địu bé Tài phía trước lưng đeo ba lô, chúng khống chế tay, đầu, chân thì bé Tài bị trượt lộn đầu xuống đất, mình vội khụy chân xuống đỡ thì chỉ đỡ được phần lưng và cổ còn đầu xuống đất rồi mà lũ cầm thú kia kéo mẹ con mình khoảng 10m vào trong bức tường bắt đầu nó đánh tới tấp các kiểu mình kêu “tao phạm tội gì mà chúng mành đánh mẹ con tao, chúng mày có con ko?”Khi đấy một thằng mới rút bé Tài ra khỏi địu khi bọn cầm thú vẫn đánh mình,chúng bẻ chân mình bảo “chân tao bị gãy giờ toàn đinh nếu chúng mày làm gẫy thì không có ống cống mà chui đâu.
Thế là chúng đẩy mình lên xe ô tô đưa vào đồn công an thành phố, vào đấy mấy thằng an ninh, công an côn đồ đánh, ép đầu mình xuống bàn khống chế tay chân cho hai con cầm thú mặc quần áo an ninh, một con tên Thảo một con tên Vũ Khánh Hoàn sờ mó từ đũng quần mình sờ ra khi những hành vi đó bé Tài đều chứng kiến, ngồi xuống rồi chúng bắt đầu ca bài ca “là người mẹ gì mà ko biết thương con, trời nắng mà cứ đưa nó đi ra đường làm gì? Chị không biết tội cho con chị à?” đó là lúc máu trong người mình nóng lên mình chửi “ Tổ cha cái lũ súc vật, chúng mày bắt cóc đánh đập chia rẽ mẹ con tao mà mày còn mở mồn ra nói àh? Mày có phải là con người không? Mày có con chưa hả đồ cầm thú, mày cũng là phụ nữ rồi mày cũng phải có con mày hãm hại mẹ con tao, hành vi xờ mó đũng quần tao như thế liệu con mày có thể mở mắt làm người không? ” nó bảo “cùng là đàn bà thì có mần chi” thế là mình chửi cả bọn cầm thú nam lẫn cầm thú nữ. 
khi hạ hỏa chúng yêu cầu lập biên bản mình nói “mẹ con tao đang đi chơi tao mắc tội gì mà chúng mày bắt, đánh, giam giữ mẹ con tao? Vụ án sử công khai ai cũng có quyền xem quyền tham dự, Thằng an ninh Trần Văn Thành mã số 225486 quát “ai đánh mày, mày là đồ rạch mặt ăn vạ, công khai nhưng đấy là khu vực cấm” thế là mình lại chửi, chúng liên tục định đánh cứ lúc đó là mình lại chửi, thấy mình chửi chúng phải lùi bước không dám đánh và mình bắt đầu im lặng với không khai báo, không nói chuyện nên chúng tự làm biên bản với nhau.
Chúng bắt mẹ con mình ngồi ở cái ghế dài hai bên là hai con an ninh túc trực, bé Tài đòi đi chơi chúng ko cho, chai nước trong ba lô cũng ăn cắp rồi, trong phòng thì nóng mà quạt thì hời hợt bé Tài rất khó chịu lúc nào cũng cáu bẳn vì đói, khát, nóng bức.
Sang chiều khi xe chở tội phạm đã đi thì bọn an ninh Hà Nam vào chúng bàn giao xong lại khiêng mẹ con mình lên ô tô khi mình phải đối. xe đi rồi thằng to nhất trong lũ chúng nó ca bài ca “ cô thấy đi thế này có được cái gì đâu mà lại đầy đọa con mình, loại mẹ gì mà ko biết thương con” đấy là lúc máu rồn lên não nóng bừng mình bắt đầu chửi.
Tổ sư cha loài cầm thú chúng mày, mẹ con tao đi đâu làm gì thì động đến tổ cụ chúng mày àh mà chúng mày khống chế hãm hại hết lần này đến lần khác. Tổ sư cụ mày, mày hãm hại con tao mà còn mở mồn ra nói cài gì? Mày về hỏi con mẹ mày xem mày hại mẹ con tao như thế có được ko? Tại sao chúng mày tàn ác thế? Có phải khi bước chân vào ngành công an chúng mày vứt bỏ con tim khối óc của loài người mà thay vào của loài cầm thú rồi ko? 
Thằng đấy hung hăng định đánh mình chửi tiếp “ tổ cụ mày đánh đi, mẹ mày từ cõi chết sống lại rồi mẹ mày đéo sợ chết nữa đâu, giờ mẹ mày chỉ biết sợ sự thật thôi đồ chó ạh. và cứ thế là chửi.
Thằng Trần Anh Tuấn bảo “bố mày già rồi mà vẫn phải nuôi con mày mà mày lại đi chơi kìa đồ mất dậy.
Mình chửi “con tao gia đình tao nuôi chứ nhà tao đéo đi hại người như đồ cầm thú chúng mày đi hại mẹ con tao để bòn rút tiền thuế của dân làm tiền thưởng về nuôi vợ con và mua thuốc mua quan tài cho bố mẹ như chúng mày đâu. Tại sao chúng mày lại ác thế, có phải bố mẹ chúng mày đi vơ vét máu, mủ trong khoa sản bệnh viện về cho chúng mày ăn hay sao mà chúng mày tàn ác thế? Con tao 7 tháng tuổi trong bụng mẹ ngày 7/1/2010 chúng mày dọa giết, thằng này tháng đầu trong bụng tao ngày 24/3/2012 chúng mày cướp máy ảnh đánh vào bụng tao, giờ nó sáu tháng chúng mày bắt, đánh, giam giữ nó àh?
Toàn bộ quần áo,bỉm của bé Tài cùng các đồ khác của tôi chúng nó thu hết, khi bé Tài ỉa tôi yêu cầu đưa quần của nó để thay tôi lấy điện thoại ra gọi nó quát và cướp, và thế là tôi chửi xuốt từ Vinh về tới Phủ lý với những lời nguyền rủa.
Chúng nó đưa tôi vào công an phường Hai Bà Trưng bắt tôi làm việc hơn 20 thằng an ninh và 2 đứa công an phường và thằng phó phường. 
Bắt đầu chúng lạt nộ, lôi đẩy, xô kéo, quát nạt, dọa đánh thế là điên nên chửi, tôi cũng nói “ chúng mày đàn áp tao đến đường cùng rồi loài cầm thú ạ, và chửi, chửi và chửi chúng xông xổ lên đánh mình bảo “ tổ cụ mày hôm nay tao chơi tới cùng với chúng bầy đàn chúng mày, tổ sư cụ ngành công an, tổ sư cụ lũ an ninh súc vật, tao biết ngành của chúng mày là giết dân rồi bảo vào đồn công an tự tử, hôm nay chúng mày thủ tiêu tao được thì thủ tiêu đi để có cớ bòn rút tiền thuế của dân ra mà xây nhà lâu xe hơi, rồi mua cả quan tài cho tổ tiên nhà mày, cứ chửi và chửi thôi cuối cùng chúng nó phải thua.

FB Nga Thuy

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Dân Dương nội biểu tình tại tiếp dân Thành phố

Ngày hôm qua 21 tháng 5, dân Dương nội tiếp tục biểu tình tại trụ sở 34 Lý Thái Tổ :


Côn đồ và công an cùng nhau đối phó với dân

Ai là ai ?

Dân sắm máy quay cho quay dân.




Bộ mặt vô cảm, vô ơn , ăn cháo đá bát.



Dân khổ như thế này đến bao giờ ?

Xe buýt chờ lùa dân.


Mặt bóng mỡ/ dân gày guộc.


Hoàn Kiếm bao che chó cán bộ quận tham nhũng, sai phạm.



Dân oan Dương Nội lấy lại ruộng đất chia cho dân nghèo




Ảnh minh họa.

 
Suốt nhiều năm qua, nông dân Dương Nội, thuộc quận Hà Đông, Hà Nội liên tục đi khiêu kiện từ thành phố đên trung ương đòi lại ruông đât bị chính quyền địa phương cưỡng đoạt để giao cho cho "đại gia" làm giàu trên sự dói nghèo của người dân.

Cách đây 10 ngày, dân oan Dương Nội đã gửi thông báo đên các cơ quan có trách nhiệm từ quận Hà Đống đến thành phố Hà Nội và trung ương cho biết sau 10 ngày thông báo họ sẽ tiến hành chia đất bị nhà cầm quyên bỏ hoang để mỗi hộ có đất sản xuất, duy trì cuộc sống.
Chiều thứ Bảy 18/5/2013, vào hồi 13 giờ hàng chục hộ dân oan đã có măt trên cánh đồng bị bỏ hoang hơn 5 năm nay găp thăm chia lô ruộng đát phục hoa để sản xuất, tự mình cứu mình, duy trì cuộc sống tròng hoàn cảnh đầy khó khăn, gian nguy.
Trong lúc bà con đang gắp thăm phân lô nhận đất thì vài chục công an nhân dân từ cấp phường, cấp quận và cả cấp thành phố hăm hăm xông tới đe dọa giải tán. Tiếng trống báo động vang khăp xóm làng cùng với những tiêng la hét inh ỏi và thái độ phản đối quyết liệt của hàng chục hộ dân oan. Cùng lúc đó trời đổ mưa, nên các tốp công an phải rút lui và hăm dọa bà con bọn họ sẽ không buông tha.
Cụ Nguyễn Thị Hào năm nay 78 tuổi đã nhiều năm cùng con cháu canh giữ đất nói đã bức xúc kể lại với  nhà báo Trần Quang Thành như sau:
*
Trần Quang Thành
Gửi đăng Vietinfo.eu

Án mạng tại trung tâm Thủ đô, kẻ thủ ác vẫn nhởn nhơ.


  Thêm nghi án xả súng giết người giữa trung tâm thủ đô

 -Giữa đêm khuya ngày 9/9, người dân hoảng hồn khi phát hiện một thanh niên nằm gục trong vũng máu đối diện số nhà 83 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ngay lập tức, vụ việc được trình báo lên cơ quan Công an quận Hoàn Kiếm. Nạn nhân ngay sau đó đã được đưa đi bệnh viện Việt - Đức cấp cứu, hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Nạn nhân ban đầu được xác định là Nguyễn Thế Nguyên, 25 tuổi, trú tại 374 Lý Thường Kiệt, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện thấy một chiếc xe hơi kính vỡ tung, mảnh kính văng khắp nơi, sườn xe còn có một vết đạn. Công an còn thu được 2 con dao tông, và một viên đạn hoa cải.

Em xin báo cáo thêm cho bác một vài chi tiết liên quan:

- Vụ án này xảy ra khoảng 24 giờ đêm ngày 09/09/2010 tại 83 Phố Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà nội - chỉ cách cổng Sở Công an Hà nội và Bộ Giao thông vận tải khoảng 50 mét.
- Hai anh em Bùi Quang Long và Bùi Quang Phong ( là con ruột của bà An - bán quán Phở AN ngụ tại số 7 Phố Dã Tượng - cách hiện trường khoảng 80 mét) đã đâm tử vong Nguyễn Thế Nguyên , sau đó đồng bọn của Nguyễn Thế Nguyên đã đến và dùng súng hoa cải bắn hai tên Long và Phong nhưng không trúng và trúng vào các xe hơi đỗ trên lề đường Trần Hưng Đạo.
- Sau việc này hai tên Bùi Quang Long và Bùi Quang Phong đã bỏ trốn khoảng 3 thàng để vừa tránh sự trả thù của đồng bọn Nguyễn Thế Nguyên cũng như để gia đình " thu xếp " với " Cơ quan chức năng ".
- Trước đó năm 2003 tên Bùi Quang Phong đã phạm tội lái xe máy không bằng, đi vào đường ngược chiều và đâm chết một bà già 78 tuổi - nhưng sau đó được Tòa àn xử án treo mặc dù gia đình nạn nhân phản đối rất quyết liệt
- Sau khi đi trốn về hai tên Long và Phong về lại Phố Dã Tượng và mở quán ăn buổi tối gây huyên náo ầm ỹ và đến nay cũng chẳng thấy vụ án bị khởi tố.

  Thưa bác,

Cháu xin kính nhờ bác giải thích vụ việc này với những băn khoăn của cháu cũng như của người dân Phường Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội như sau:
- Tại sao vụ việc được các báo điện tử và báo viết như Vietnam Net, An ninh Thủ đô,... và tất cả nhân dân Phường Trần Hưng Đạo ( gồm phố Trần Hưng Đạo, Dã Tượng, Lý Thường Kiêt ) đều biết nhưng chính quyến Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm lại không biết - nhất là vụ án lại xảy ra ngay trước cổng Sở Công an Hà nội và Bộ Giao thông Vận tải
- Tại sao hai tên Long và Phong ngày ngày với thân thể chạm trổ đầy người vẫn ngang nhiên chiếm hè phố Dã Tượng bán hàng, sẵn sàng gây gổ đánh nhau, giành khách và đe dọa hàng xóm mà không ai dám có ý kiến gì
- Tại sao hai tên giết người (riêng tên Bùi Quang Phong đã hai lần giết người ) mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật - liệu có liên quan gì vì nhân dân Phường Trần Hưng Đạo đều biết là bác ruột của hai kẻ thủ ác làm tại Tòa án Hà nội và cậu rể là Cảnh sát Điều tra Công an Hà nội
- Trước đó năm 2002, mẹ của hai anh em Long và Phong đã đánh trọng thương một công nhân môi trường vì cho rằng chị công nhân khi quét rác đã gây bụi nên ảnh hưởng đến quán phở và năm 2006 hai tên Long và Phong đã đánh trọng thương chị Hồ Hải Hạnh (cùng trong nhà số 7 Phố Dã Tượng - Hà nội) vì cho rằng em chị Hạnh đã làm đổ bàn bán phở ( thực ra để la liệt trong sân chung nhà số 7 Dã Tượng.

Cháu chỉ xin thay mặt những người dân Phường Trần Hưng Đạo  viết vài dòng cho bác với chút hy vọng rằng các Cơ quan chức năng đang thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cùng với Đài truyền hình VTV và các Báo khẩn trương điều tra các vụ việc bảo kê tại Hải Phòng, Hưng Yên ... nhưng lại " bỏ quên " các vụ giết người giữa Trung tâm Thủ đô Hà Nội.

Xin chúc bác mạnh khỏe
Minh Thư   

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Cần phải xem lại lãnh đạo công an Đồng Nai.


Vì sao kẻ bị truy nã trở thành chiến sỹ công an

(PL&XH)- Vì một lí do rất “trời ơi”, là lệnh truy nã dù đã được ký nhưng lại bị CA TP Biên Hòa để quên trong hộc tủ…
Theo thông tin từ CA tỉnh Đồng Nai, liên quan đến vụ việc đối tượng Trần Hữu Nam đang trốn lệnh truy nã lại trở thành trung úy công an, Tổng cục Xây dựng lực lượng (Bộ Công an) đã đến CA tỉnh làm việc nhằm làm rõ.
Đối tượng Trần Hữu Nam (khoanh đỏ)

Theo đó, đoàn công tác Bộ Công an xác định: Lệnh truy nã đối với Trần Hữu Nam về hành vi “trộm cắp tài sản” của Công an TP. Biên Hòa ký ngày 30/3/2004 đã không được gửi đi cho các phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh Đồng Nai và lực lượng công an trên toàn quốc do... để quên trong hộc tủ.

Sau đó, đối tượng này đã được Công an huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) tuyển dụng và trở thành sĩ quan với cấp hàm trung úy, rồi quay về Công an TP. Biên Hòa công tác thì bị phát hiện.

Bộ Công an đã đề nghị lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai làm rõ trách nhiệm để xử lý đối với các cá nhân Công an TP Biên Hòa trong việc để lọt tội phạm đứng vào hàng ngũ ngành công an.
 
T.Phương

Vụ Hoàn Kiếm - băng nhóm bảo kê tham nhũng kéo dài.

 Thành phố Hà Nội: Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm báo cáo sai sự thật có hệ thống, “bao che” cho tham nhũng
Hàng loạt văn bản báo cáo sai sự thật với Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và các ban, ngành của thành phố Hà Nội, do Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa kí gửi trong nhiều năm qua, “tiếp tay bao che cho sai phạm”, khiến quận Hoàn Kiếm trở thành điểm nóng giữa lòng Thủ đô về khiếu kiện. Các văn bản “dối trên lừa dưới” bị người dân tố cáo. Ông Nguyễn Quốc Hoa là một trong bảy Phó Chủ tịch UBND quận bị kỉ luật Đảng năm 2012...
   

Báo cáo sai sự thật có hệ thống, “bao che” cho tham nhũng
Nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trở thành điểm nóng nhức nhối, khiếu kiện kéo dài, vi phạm trật tự xây dựng đô thị, lấn chiếm đất đai, hình thành đường dây tham nhũng và “bao che” tham nhũng. Ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận là người giải quyết các vụ việc. Vụ 11A Tông Đản vỡ lở, những công văn ông Hoa kí báo cáo với Thủ tướng sai sự thật, chưa giải quyết xong các nội dung khiếu kiện (báo cáo xong từ năm 2011) bị vạch trần. Hiện tại, những vi phạm ở số nhà này mới giải quyết nửa vời dân vẫn khiếu kiện. Cũng vụ 11A Tông Đản, ông Hoa còn là thành viên “Đoàn kiểm tra của quận”, đến mở cửa nhà vắng chủ khi không có lệnh khám nhà. Bị tố cáo, ông Hoa “chế” ra văn bản trả lời, đây là “Đoàn kiểm tra” liên ngành do ông làm Trưởng đoàn. Cho dù là “Đoàn kiểm tra” mà tự tiện mở cửa nhà dân, cũng là phạm pháp.

Vụ nhà 18 Ngô Quyền là điểm nóng kéo dài 6 năm qua, hàng loạt công văn, văn bản do ông Nguyễn Quốc Hoa báo cáo cũng sai sự thật. Tại báo cáo số 33/BC-UBND ngày 19/3/2009 ông Hoa kí, gửi Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các ban ngành của UBND thành phố và quận “…đến nay cơ bản các vi phạm về trật tự xây dựng tại 18 Ngô Quyền của hộ bà Vũ Thị Hồng và ông Trịnh Tuấn Tòng đã được UBND quận, phường và các cơ quan chức năng giải quyết xong”. Nhưng chỉ vài tháng sau, ngày 17/3/2010 UBND thành phố lại có thông báo số 68/TB-UBND, chỉ rõ có 17 hạng mục yêu cầu xử lí tại nhà 18 Ngô Quyền. Thông báo này như vạch rõ sự “gian dối” của ông Hoa, khiến ông Hoa lại phải liên tiếp ra các quyết định khác vào các năm 2010, 2011, 2012, xử lí vi phạm tại nhà số 18 Ngô Quyền. Các quyết định này báo cáo với cấp trên “đã giải quyết triệt để”, nhưng thực tế sai phạm vẫn được “bao che”, người dân vẫn tiếp tục tố cáo. Ngày 20/3/2013 Quận ủy Hoàn Kiếm có văn bản số 300/TB-QU kết luận việc giải quyết đơn tố cáo của ông Trịnh Tuấn Tòng tại 18 Ngô Quyền: “Vụ việc ở số nhà này còn một số nội dung chưa giải quyết triệt để, yêu cầu UBND quận thành lập tổ công tác, kiểm tra thực tiễn, xử lí triệt để theo đúng quy định của pháp luật. Xử lí dứt điểm vụ việc báo cáo Quận ủy và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy trước ngày 15/4/2013”.

6 lần cưỡng chế “vẫn y nguyên”
Chỉ đạo của Quận ủy lại bị ông Nguyễn Quốc Hoa “coi thường”, vụ việc 18 Ngô Quyền vẫn “giẫm chân tại chỗ”, thách thức pháp luật. Ngày 2/5/2013, ông Trịnh Tuấn Tòng tiếp tục tố cáo và kiến nghị khẩn cấp. Thực tế sau 8 lần quận ra quyết định cưỡng chế, nhưng đều ưu ái để bà Vũ Thị Hồng tự nguyện khắc phục sai phạm. Kết quả sau 6 lần cưỡng chế không xử lí được hạng mục nào, nhưng từ phường đến quận đều báo cáo “đã xử lí xong” khiến người dân mất lòng tin vào chính quyền cơ sở. Lần cưỡng chế thứ bảy xử lí được một hạng mục cắt rào chắn 50m2 ban công. Lần thứ tám ngày 14/4/2013, quận để bà Hồng tự khắc phục. Kết quả 17 hạng mục cần xử lí theo thông báo của UBND thành phố đến nay mới xử lí được 5. Trong số 8 hạng mục chưa xử lí có tầng ba xây dựng không phép; việc kinh doanh ăn uống trái phép… biến nơi đây thành điểm nóng về an ninh trật tự. Ông Hoa miễn cưỡng trả lời công dân về việc xử lí 8 hạng mục còn lại: “Chỉ xem lại một hạng mục dỡ bỏ trần bê-tông sàn thép, các hạng mục khác các hộ dân tự xử với nhau”… Cũng khó xử lí, vì ông Hoa chỉ là cấp dưới, những vi phạm ở 18 Ngô Quyền dính líu đến việc vợ Bí thư Quận ủy là bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Kinh tế cấp giấy phép đăng kí kinh doanh cho bà Hồng. Vợ cấp giấy phép, chồng xử lí sao được? Cấp dưới như ông Hoa, cũng chỉ xử lí một hạng mục lấy lệ cho xong, nếu  xử lí triệt để, bà Hồng sẽ kiện vợ chồng ông Bí thư Quận ủy và ông Hoa sẽ khó có thể yên vị ở chiếc ghế này.

Nhà 28 Hàng Vôi 4 tầng xây trái phép trên nóc nhà công.
Cấp giấy phép xây dựng trên hồ sơ chữ kí giả của gia đình kẻ giết người

 Ngày 24/4/2009, bà Vũ Thị Tám ở 28 Hàng Vôi có đơn xin cấp giấy phép xây dựng gửi UBND quận Hoàn Kiếm. Đơn có chữ kí của bà Tám và bốn con. Sau năm ngày nhận đơn, ngày 29/4/2009 ông Hoa kí giấy phép xây dựng số 90. Giấy phép trái pháp luật, vì 55m2 này là diện tích do Nhà nước quản lí, thuộc phần đất công trình chung của các hộ trong khu nhà 28 Hàng Vôi trước đây. Gia đình bà Tám không có văn bản nào xác nhận phần đất này thuộc quyền sử hữu. Ngày 21/5/2010 ông Hoàng Phương Đông (đang ở Hoa Kỳ) hộ khẩu thường trú tại 28 Hàng Vôi, có đơn gửi UBND thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm và phường Lý Thái Tổ, tố cáo Hoàng Kim Đồng (anh trai, người đã bị Tòa án Quân sự Quân khu 7 xử 10 năm tù giam về tội đảo ngũ cướp của, giết người), đơn phương tổ chức xây dựng lại nhà 28 Hàng Vôi, không bàn bạc với mọi người trong gia đình. Sau khi xây dựng 6 tầng nhà trên diện tích 55m2, kẻ giết người tiếp tục xây dựng không phép từ tầng 3 đến tầng 5 diện tích liền kề 65m2 (trên nóc tầng một nhà dân thuê nhà Nhà nước).
Qua đơn tố cáo của ông Đông, đối chiếu với các chữ kí trong đơn xin phép xây dựng nhà ngày 24/4/2009 của hộ bà Tám (mẹ của Hoàng Kim Đồng), trong 5 chữ kí có 4 chữ kí của Hoàng Kim Anh, Hoàng Phương Đông, Hoàng Phương Hạnh và bà Vũ Thị Tám, là các chữ kí giả. Như vậy giấy phép số 90 ngày 24/4/2009 do Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa cấp cho gia đình bà Tám được dựa trên hồ sơ, các chữ kí giả.

Diện tích 65m2 tại tầng 2 nhà 28 Hàng Vôi do Hoàng Kim Đồng đứng ra xây dựng, không có giấy phép. Sau nhiều lần ra quyết định đình chỉ xây dựng (nhưng không có hiệu lực). Ngày 29/1/2010 UBND phường Lý Thái Tổ có quyết định số 12/QĐCC-CTUBND cưỡng chế trong thời gian 5 ngày kể từ ngày ban hành quyết định. Vụ việc này cơ quan báo chí đã làm việc với ông Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Quốc Hoa. Đến nay đã qua 4 năm, ngôi nhà xây dựng trái pháp luật của kẻ giết người vẫn ngang nhiên tồn tại như thách thức pháp luật, hay nó được tồn tại bởi được ông Hoa “bao che”, như việc ông đã cấp giấy phép xây dựng số 90 ngày 29/4/2009 theo đơn xin cấp giấy phép xây dựng có 4/5 chữ kí giả.
                                                                                                                Nhóm PVĐT

Xã Bùi Xá – huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh): Một gia đình CCB hơn 60 ngày bị “giam lỏng”

Báo cựu chiến binh.
15/05/2013
Gia đình CCB - nạn nhân chất độc da cam Thái Huyến ở thôn Triều Đông, xã Bùi Xá đã bị “bao vây” nhiều ngày qua và hiện đang là điểm nóng ở vùng thôn quế này. Đâu là nguyên nhân sự việc?

Cạn tình làng nghĩa xóm
Theo chỉ dẫn của bà con Thôn Triều Đông, khó khăn lắm chúng tôi mới vào được nhà CCB Thái Huyến, bởi lối đi thường ngày của gia đình đã gần 15 năm qua, bỗng dưng bị bờ tường vây quanh và cổng sắt khóa chặt. Hơn 2 tháng nay, những thành viên trong gia đình gần như bị “giam lỏng”, mỗi khi có việc cần họ phải vượt hàng rào đi nhờ qua khu công trình phụ và nhà bếp của gia đình ông Bùi Lợi.
Biết chúng tôi là nhà báo, ông Huyến cầm 3 sổ nhận tiền chế độ trợ cấp chất độc da cam của ông và 2 con nói: “Tui khổ tâm lắm các chú à, tui đi bộ đội hơn chục năm không về, vợ ở nhà lấy chồng khác. Cuối năm 1976 xuất ngũ về may mà lấy được bà Thập, vợ chồng tôi sinh được 3 người con thì mắc 2 đứa bị tàn tật. Những năm ở chiến trường Quảng trị, đường 9 Nam Lào và tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh gian khổ đã nhiều, bom đạn đã bỏ qua, không ngờ khi về địa phương lại phải chịu cảnh vợ yếu, con tàn tật, cả nhà chỉ trông chờ vào số tiền trợ cấp. Khi chú Hải xây hàng rào, lắp cổng sắt, tôi cứ đinh ninh là chú sẽ giao cho tôi một chìa khóa, ai ngờ chú khóa chặt cổng không cho nhà tôi ra vô nữa. Có lẽ chú Hải nghĩ nhà tui nghèo hèn, thân cô, thế cô nên chú muốn làm chi thì làm, ai nói chú cũng không nghe, thật là cá lớn nuốt cá bé”.
Dứt lời, ông Huyến vội vã vào nhà đưa Giấy chuyển nhựợng mua bán đất đai, nhà cửa, cây cối cho chúng tôi xem và nói: “Tui mua nhà đất của anh Hà- anh ruột chú Nguyễn Thanh Hải, cả gia đình đã ở đây gần 15 năm qua, ngõ ra lối vào cùng chung với ông bà Tốn (bố mẹ chú Hải). Giấy chuyển nhượng cũng ghi rất rõ ràng, tui mua với giá tiền lúc đó là 8.000.000 đồng; cây cối trong vườn và ngõ ra vào vẫn để nguyên như cũ. Chú Hải đi biền biệt mấy chục năm trời nay bỗng dưng trở về mà rào chắn như thế là không đúng”.
Vì lẽ phải có một lối ra vào nên mặc dầu trong điều kiện hết sức khó khăn gia đình ông Huyến vẫn cam chịu “thắt lưng, buộc bụng” để tiết kiệm và vay mượn thêm 9.000.000 đồng thuê người bơm cát lấp đầy ao do ông Hà đào vào những năm trước, nhằm tạo mặt bằng “thông tuyến đường từ ngõ ông Phùng Ngọc Liên đi qua hộ ông Thái Huyến và hộ ông Nguyễn Thanh Hải đến Trạng Én” . Thông báo số 73/TB-UBND ngày 5-4-2013 của Chủ tịch UBND xã Bùi Xá cũng đề cập về nội dung này. Thế nhưng…
Cấp ủy, chính quyền xã nói gì?
Theo ông Nguyễn Võ Trình, Chủ tịch UBND xã cho biết, “chính quyền xã đã tổ chức hòa giải 3 lần, hai lần ra thông báo gửi cho các gia đình liên quan đồng thời gửi Bí thư chi bộ, trưởng thôn để chỉ đạo thực hiện nhưng vẫn chưa tìm được tiếng nói chung”.
Về việc gia đình CCB Thái Huyến bị “giam lỏng”, khi chúng tôi gặp gỡ Bí thư chi bộ Lê Thị Phương Mai, trưởng thôn Triều Đông Trần Anh Tuấn và đông đảo bà con nhân dân ở đây đều thống nhất quan điểm, “có nhà ở ắt phải có lối ra vào, ở đây ông Huyến mua nhà, mua đất và công trình, cây cối trên đất, chung lối ra vào với ông bà Tốn đã gần 15 năm qua và chú Hải đi biền biệt mấy chục năm bây giờ về bỗng dưng dựng cổng, xây tường bao vây nhà ông Huyến như vậy là mất hết tình làng nghĩa xóm, trái với quy định của pháp luật”.
Theo ông Trần Hải Dương, hội viên CCB thôn Triều Đông năm nay đã ngoài 80 và là chủ hộ liền kề với hộ ông Hà (nay là ông Huyến) cũng như ông bà Tốn cho biết: “khi tôi đi bộ đội về thì đã có con đường đằng sau đó, sau này chú Hà đào ao nuôi cá nên nó bị lỡ dần cho đến khi khó đi lại thì họ rào luôn”.
Được biết, chiều 6-5-2013, UBND huyện Đức Thọ đã chỉ đạo UBND xã Bùi Xá tổ chức họp lấy ý kiến xác định nguồn gốc đất đai và việc làm của ông Hải xây tưởng làm cổng rào chặn lối đi của gia đình CCB Thái Huyến, 30 hộ dân Thôn Triều Đông đã thống nhất, ký vào biên bản xác định: “Từ năm 1975 về trước đã có con đường nối liền từ ngõ ông Phùng Ngọc Liên, qua phía trước đất nhà ông bà Tốn (Bố mẹ ông Hải) đến Trạng Én. Việc dử dụng đất đai, nhà cửa, lối ra vào của ông Thái Huyến là lâu dài, không có tranh chấp và đề nghị UBND xã thực hiện nội dung Thông báo số 74, ngày 23-4-2013, về việc “yêu cầu ông Nguyễn Thanh Hải, ông Phùng Điền tự tháo dỡ, bảo vệ tài sản và thông tuyến kể từ 14 giờ đến 17 giờ ngày 23-4-2013. Nếu sau thời gian trên, các hộ không thực hiện tháo dỡ và thông tuyến, UBND xã sẽ huy động lực lượng tháo dỡ và thông tuyến…”.
Mặc dù UBND xã Bùi Xá thông báo là vậy, thế nhưng đến ngày 7-5-2013, tại “hiện trường” vẫn không có gì thay đổi. Lối ra vào của gia đình ông Huyến vẫn bị ông Hải xây bịt kín. Ông Huyến và gia đình vẫn phải chịu cảnh “chim lồng, cá chậu”!
Với sự việc của CCB Thái Huyến, người từng cầm súng để bảo về tấc đất của Tổ quốc trong thời kì chiến tranh, ngày nay khi nhìn nhận vụ việc này dư luận không khỏi bất bình về việc làm trên của ông Hải và đồng thời chờ đợi xem cách giải quyết của chính quyền xã Bùi Xá trong sẽ giải quyết ra sao? Vì vậy, Báo CCB Việt Nam đề nghị UBND huyện Đức Thọ sớm chỉ đạo UBND xã Bùi Xá giải quyết dứt điểm vụ “giam lỏng” gia đình CCB Thái Huyến nêu trên.
Bài và ảnh: Chí Thức – Thi Đạo

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Yêu cầu lãnh đạo công an Hà nam điều tra, làm rõ vụ việc này, trả lời công luận.


Clip 'CSGT ở huyện Lý Nhân, Hà Nam xô xát với 3 thanh niên'

Đăng bởi Thùy Trâm vào Thứ sáu, ngày 17 tháng năm năm 2013 | 09:21

Với độ dài gần 2 phút, clip ghi lại hình ảnh cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ xô xát với các thanh niên.

CSGT xô xát với 3 thanh niên vi phạm giao thông. (Ảnh cắt ra từ clip).

Clip 'CSGT xô xát với 3 thanh niên huyện'

CSGT xô xát với 3 thanh niên vi phạm giao thông. (Ảnh cắt ra từ clip).

Ngay sau khi được đăng tải lên cộng đồng mạng, đoạn clip nhanh chóng thu hút hàng nghìn lượt xem và bình luận.

Theo thông tin từ cộng đồng mạng thì những hình ảnh trên được quay ở huyện Lý Nhân, Hà Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng việc các CSGT làm như vậy là sai đối với nhiệm vụ của mình. Tuy vậy, cũng có không ít những lời ủng hộ những hành động đó của các cảnh sát giao thông khi đang làm nhiệm vụ.


 Theo Vanganh.info

Tham nhũng tại dự án ODA Phần Lan - tiếp.


Vụ tiền tỉ phơi mưa nắng: Phát hiện dấu hiệu bớt xén?


Trong khi hàng đống thiết bị có giá trị hàng tỷ đồng của Dự án Ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam đang bị bỏ mặc phơi sương tại Háng Đồng, Sơn La thì tại xã Sơn Lập, Cao Bằng người dân lại được cung cấp thiếu các thiết bị thuộc dự án này.
Có điện nhưng thiếu trạm thu phát truyền hình
Mái nhà dột nát, loang nổ những vết thủng, những tấm vách tường bằng nứa, gỗ bị bung từng mảng, bàn ghế gẫy chân nằm trỏng gọng trên nền đất, ăm ướt, nước đọng từng vũng ngay sát chiếc bảng xanh. Đó là cảnh tiêu điều của Trường THCS xã Sơn Lập, Bảo Lạc, Cao Bằng.
Trường THCS Sơn Lập được lắp đặt điện mặt trời nhưng thiếu trạm thu phát truyền hình của Dự án
Ảnh. Tuấn Linh.
Trên khu nóc nhà của khu giáo viên Trường Sơn Lập là 2 tấm thu điện của dự án Ứng dụng điện mặt trời
Dự án “ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam” đầu tư hệ thống thiết bị đồng bộ cung cấp điện mặt trời kèm theo các phụ tải: Hệ điện trụ sở xã, trạm y tế, tủ lạnh bảo quản vaccine, nhà văn hoá xã, trạm nạp ắc quy và trạm thu-phát truyền hình qua vệ tinh.
cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo các giáo viên của nhà trường thì dự án điện mặt trời của trường học mới được lắp đặt ở đây cuối năm 2012 nhưng không có điện hoặc có thì điện rất yếu.
“Muốn xem ti vi thì phải lên UBND xã vì trên đó có chảo mới bắt được các kênh truyền hình, còn trạm điện của trường rất yếu và không có trạm thu phát truyền hình nên giáo viên, học sinh không xem được và cũng không có ti vi để xem”, một giáo viên Trường THCS Sơn Lập cho hay.
Sơn Lập là xã mới được tách ra từ xã Sơn Lộ, Bảo Lạc, Cao Bằng từ năm 2007, thuộc diện xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Cao Bằng.
Theo anh Nguyễn Tuấn Linh, người thường xuyên đi du lịch tại miền núi cho biết, để đến với Sơn Lập phải vượt qua 6 km đường rừng, đi bộ đấy là chưa kể từ quốc lộ 34 phải đi hơn 35km đường đèo, dốc rất hiểm trở.
Lớp học của Trường THCS Sơn Lập nước đọng từng vũng lớn.
Ảnh Tuấn Linh.
Cũng theo anh Linh, khi đến với Sơn Lập bất ngờ của anh là cả xã chỉ có duy nhất một chiếc ti vi được đặt tại UBND xã. Từ đầu năm 2013, cả xã mới được lắp đặt thiết bị điện mặt trời tại trường học, trạm xá và
 UBND xã, tuy nhiên, hệ thống trạm truyền hình thuộc dự án Ứng dụng điện năng lượng mặt trời thì chưa được triển khai tại đây.
“Khi trao đổi với giáo viên nhà trường thì họ cho biết ở đây chỉ mới được lắp đặt thiết bị điện mặt trời còn trạm truyền hình thì không thấy có. Đây là một nghịch lý bởi dự án này đã được Ủy ban Dân tộc ghi rõ trong báo cáo năm 2012 là công trình Dự án ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam đã được nghiệm thu, hoàn thành”, anh Linh nói.

Thiết bị bỏ hoang, bớt xén vẫn báo cáo hoàn thành
Ngày 15/6/2010, Ủy ban dân tộc đã ban hành quyết định số 175/QĐ-UBDT, theo đó, 70 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có Sơn Lập được đầu tư đồng bộ với thiết bị thuộc các hệ điện mặt trời của dự án “Ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam”  như sau: Trụ sở các UBND xã: Công suất: 600w; Trạm Y tế xã: Công suất: 400w; Tủ bảo quản Vaccine: Công suất: 200w; Nhà văn hóa xã: Công suất: 400w; Trạm nạp ắc – quy: Công suất: 800w; Trạm thu - phát tín hiệu truyền hình qua vệ tinh, Công suất: 600w.

Hàng đống thiết bị ứng dụng điện mặt trời, thiết bị thu phát truyền hình của dự án bị bỏ hang tại Háng Đồng, Sơn La nhưng trong báo cáo của UBDT khẳng định dự án đã hoàn thành. Ảnh. Tuấn Linh.
Tổng giá trị của dự án lên tới 197.273.931.255 VNĐ trong đó phần lớn là vay ODA của chính phủ Phần Lan.
Tuy nhiên, trên thực tế ở Sơn Lập, chỉ có trường học, ủy ban xã và trạm y tế xã có lắp hệ thống điện mặt trời, còn toàn bộ các hạng mục khác, đặc biệt là một tháp truyền hình cao 32m và trạm tiếp sóng vệ tinh hoàn toàn không được lắp đặt ở đây không biết lý do tại sao. Dư luận đặt dấu hỏi liệu dự án này có bị bớt xén hay không? Câu trả lời thuộc trách nhiệm Ban quản lý dự án, Ủy ban Dân tộc.
Theo báo cáo số 104/BC – UBDT ngày 3/12/2012, Báo cáo chỉ đạo, điều hành công tác dân tộc năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác dân tộc năm 2013 đã nêu rất rõ “Dự án ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc do Phần Lan hỗ trợ được triển khai xây dựng tại 70 xã đặc biệt khó khăn, dự án đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng, cấp điện cho UBND xã, trường học, các hộ dân xung quanh dự án, đồng thời  góp phần tham gia vào chương trình chống biến đổi khí hậu tại Việt Nam thông qua việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tự nhiên, phục vụ lợi ích cộng đồng. Hiện nay Ủy ban Dân tộc đang xúc tiến thủ tục đầu tư giai đoạn II.
Dự án Ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi và dân tộc ở Việt Nam do Chủ đầu tư là Ủy ban Dân tộc, được triển khai thí điểm tại 70 xã đặc biệt khó khăn, của 20 huyện, thuộc 8 tỉnh gồm; Sơn La 5 xã, Cao Bằng 7 xã; Nghệ An 8 xã; Điện Biên 7 xã; Quảng Ngãi 5 xã; Quảng Nam 19 xã, Quảng Bình 2 xã. Tổng kinh phí dự án 7,9 triệu EUR, được thực hiện từ năm 2010.